Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục lòng kính yêu chủ tịch hồ chí minh cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam
từ 1919 đến 1945 lớp 12 trung học phổ thông
(Chương trình chuẩn)
Educate our beloved President Ho Chi Minh City for students in teaching the history of Vietnam
from 1919 to 1945 grade 12 high school (standard program)
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr. +
Nguyễn Thị Thanh Chung
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Lịch sử);
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đình Tùng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tìm hiểu các nguồn tài liệu tâm lý, giáo dục và chuyên ngành để xác định
những căn cứ khoa học giúp cho việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
học sinh trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao nhất. Điều tra thực trạng việc giáo dục lòng
kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ
thông (THPT). Nghiên cứu mục tiêu, nội dung Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945
lớp 12- THPT (chương trình chuẩn), xác định những nội dung lịch sử giúp cho việc giáo
dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh. Đề xuất các biện pháp giáo dục
lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp từ
1919 đến 1945 lớp 12- THPT( Chương trình chuẩn) để góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học lịch sử và giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh. Tiến hành thực
nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp giáo dục lòng kính yêu Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp từ 1919 đến 1945 lớp
12- THPT( Chương trình chuẩn).
Keywords: Lịch sử Việt Nam; Phương pháp dạy học; Lớp 12; Phổ thông trung học.
Content
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc giáo dục thế hệ trẻ là một yêu cầu quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người, là mối quan tâm của mỗi quốc gia và toàn xã hội. Ở Việt Nam, công
việc đó lại ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách con người, có thể hội nhập với tri thức nhân loại thì việc giáo dục
tư tưởng, đạo đức, nhân cách cho học sinh có vị trí hết sức quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương chói lọi về chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, về tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, lòng yêu dân tha thiết, gắn bó với nhân
2
dân; về tinh thần đoàn kết, về đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Chính
vì vậy việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của
toàn xã hội nói chung của bộ môn lịch sử nói riêng.
Trong nhà trường phổ thông các môn học đều phải có nhiệm vụ giáo dục lòng kính yêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh, trong đó bộ môn Lịch sử là có ưu thế hơn cả. Vì thế nâng
cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông sẽ không chỉ giáo dục cho học sinh
về về cuộc đời, sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn có tác
dụng sâu sắc trong việc giáo dục lòng yêu nước và nêu gương cho giới trẻ.
Tuy nhiên, thực tế không phải công tác này lúc nào cũng được thực hiện tốt và hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác này như:
Thứ nhất là do bản thân môn lịch sử hiện nay chưa được nhà trường và xã hội quan tâm
đúng mức, còn bị coi là môn phụ. Phương pháp dạy học lịch sử nặng về lối học truyền thống thầy
đọc- trò chép.
Thứ hai là do năng lực dạy học của một số giáo viên còn hạn chế.
Thứ ba là do nhiều học sinh còn lười học hoặc chỉ học những môn có trong chương trình thi
tốt nghiệp, những môn học có hệ số điểm cao...
Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “ Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 lớp 12 trung học phổ thông ” làm đề tài
luận văn thạc sĩ khoa học sư chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
a/ Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Tiến sĩ N.G.Đairi, trong Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1973, đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực độc lập của học sinh là một điều kiện bắt buộc
đối với giờ học được tổ chức một cách khoa học và có hiệu quả. Đồng thời, tác giả chỉ rõ muốn
tiến hành giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao thì cần phải chuẩn bị giáo án, vận dụng linh hoạt các
khâu, các phương pháp dạy học. Ông cũng đưa ra một sơ đồ, có thể được coi như kim chỉ nam cho
người giáo viên lịch sử về cách sử dụng linh hoạt các tư liệu, nội dung trong quá trình giảng dạy.
I.F.Kharlamôp, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào. Nguyễn Thị
Trang và Nguyễn Ngọc Quang dịch, Nxb GD, H, 1978, đã đề cập tới những biện pháp nhằm kích
thích hoạt động nhận thức cua học sinh khi trình bày bài mới, khi củng cố kiến thức, khi ôn tập tài
liệu đã học và khi tổ chức công tác tự học cho học sinh..
- Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock, Các phương pháp dạy học
hiệu quả” (Hồng Lạc dịch, Nxb GD, TP HCM, 2005) gồm 13 chương trong đó từ chương 2 đến