Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1367

Giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

–––––––––––––––––––––

ĐỒNG THỊ THANH

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

–––––––––––––––––––––

ĐỒNG THỊ THANH

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Giáo dục học

Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THÙY LINH

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã

được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn theo đúng quy định.

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa

được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Đồng Thị Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thùy Linh đã tận tình

hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; Bộ phận Sau đại học – Phòng đào

tạo; Ban chủ nhiệm khoa Tâm lí - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái

Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, Ban Giám hiệu, giáo

viên, học sinh các trường THPT Bố Hạ (huyện Yên Thế), THPT Yên Dũng 1 (huyện

Yên Dũng), THPT Việt Yên 1 (huyện Việt Yên), THPT Lục Ngạn 2 (huyện Lục

Ngạn), THPT Tân Yên 2 (huyện Tân Yên), THPT Thái Thuận (TP. Bắc Giang) đã

giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế để thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2015

Tác giả

Đồng Thị Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

Danh mục các từ viết tắt ...............................................................................................iv

Danh mục các bảng........................................................................................................v

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................................2

5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3

8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..............5

1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................5

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.....................................................................................5

1.1.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................6

1.2. Khái niệm công cụ ..................................................................................................9

1.2.1. Văn hóa ................................................................................................................9

1.2.2. Di sản văn hóa....................................................................................................10

1.2.3. Giá trị và định hướng giá trị ..............................................................................11

1.2.4. Giá trị di sản văn hóa .........................................................................................12

1.2.5. Giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT...............................................................13

1.3. Những vấn đề chung về di sản văn hóa Việt Nam ...............................................13

1.3.1. Phân loại di sản văn hóa ....................................................................................13

1.3.2. Vai trò của DSVH trong đời sống xã hội...........................................................16

1.4. Những vấn đề chung về giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT ...........................17

1.4.1. Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT ...................................17

1.4.2. Nhiệm vụ giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT ..............................................19

1.4.3. Nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT ...............................................20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn

1.4.4. Con đường giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT ............................................23

1.4.5. Phương pháp và hình thức giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT....................25

1.4.6. Những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT ...34

Kết luận chương 1........................................................................................................36

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC GIANG .........37

2.1. Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát ...............................................37

2.1.1. Một vài nét về học sinh và giáo viên THPT tỉnh Bắc Giang.............................37

2.1.2. Tổ chức khảo sát ................................................................................................38

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS THPT tỉnh Bắc

Giang về giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT..........................................................39

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về DSVH, các DSVH tiêu biểu

tỉnh Bắc Giang .............................................................................................................39

2.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục

giá trị DSVH cho HS THPT ........................................................................................50

2.3. Thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh Bắc Giang ......................53

2.3.1. Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị DSVH cho HS

THPT tỉnh Bắc Giang ..................................................................................................53

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh Bắc Giang ....59

2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh Bắc Giang.....62

2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT

tỉnh Bắc Giang ............................................................................................................66

2.4. Những khó khăn của nhà trường, giáo viên, học sinh trong quá trình giáo dục

giá trị DSVH cho học sinh...........................................................................................67

2.4.1. Những khó khăn từ phía giáo viên.....................................................................67

2.4.2. Những khó khăn từ phía học sinh......................................................................69

2.5. Đánh giá chung về thực trạng ...............................................................................70

Kết luận chương 2........................................................................................................72

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC GIANG....73

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục.............................................................73

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tiếp cận đồng bộ các con đường giáo dục........................73

3.1.3. Nguyên tắc đảm sự phù hợp với nội dung chương trình, với đối tượng giáo

dục, với đặc điểm văn hóa địa phương ........................................................................73

3.1.4. Đảm bảo nguyên tắc hoạt động và cùng tham gia của học sinh........................74

3.2. Biện pháp giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh Bắc Giang........................74

3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục giá trị di sản văn hóa cho cán bộ quản lý,

giáo viên, học sinh .......................................................................................................74

3.2.2. Tích hợp giáo dục giá trị di sản văn hoá thông qua dạy học .............................76

3.2.3. Tích hợp giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua tổ chức hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp ...................................................................................................80

3.2.4. Tích hợp giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo ...........................................................................................................86

3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo

dục giá trị DSVH cho học sinh ....................................................................................91

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................93

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp.................................93

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ......................................................................................93

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm.......................................................................................94

3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm .....................................................................94

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm ................................................................................94

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm.........................................................................................94

Kết luận chương 3........................................................................................................97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................99

1. Kết luận....................................................................................................................99

2. Khuyến nghị...........................................................................................................100

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................101

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT

STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 BVHTT&DL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

2 CBQL Cán bộ quản lý

3 CTH Chưa thực hiện

4 DSVH Di sản văn hóa

5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

6 GTDSVH Giá trị di sản văn hóa

7 GV Giáo viên

8 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

9 HS Học sinh

10 THCS Trung học cơ sở

11 THPT Trung học phổ thông

12 TT Thỉnh thoảng

13 TX Thường xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV, HS về khái niệm DSVH .................................39

Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV, HS về ý nghĩa của DSVH...............................40

Bảng 2.3: Nhận thức của GV về cách phân loại các DSVH........................................41

Bảng 2.4: Nhận thức của HS về cách phân loại các DSVH ........................................42

Bảng 2.5: Nhận thức của GV, HS về giá trị của Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm ..........45

Bảng 2.6: Nhận thức của GV, HS về giá trị của Dân ca quan họ Kinh Bắc ...............46

Bảng 2.7: Nhận thức của GV, HS về giá trị của Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế......48

Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL, GV về khái niệm giáo dục giá trị DSVH cho HS ..50

Bảng 2.9: Nhận thức của CBQL, GV, HS về ý nghĩa của giáo dục giá trị DSVH

cho HS THPT.............................................................................................52

Bảng 2.10: Thực trạng mức độ con đường giáo dục giá trị DSVH cho học sinh

THPT tỉnh Bắc Giang.................................................................................54

Bảng 2.11: Thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS qua các chủ đề

HĐGDNGLL..............................................................................................56

Bảng 2.12: Thực trạng nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh Bắc Giang...61

Bảng 2.13: Thực trạng mức độ giáo dục các DSVH tiêu biểu tỉnh Bắc Giang ...........62

Bảng 2.14: Thực trạng sử dụng phương pháp trong giáo dục giá trị DSVH cho

HS THPT....................................................................................................65

Bảng 2.15: Thực trạng hình thức giáo dục giá trị DSVH cho học sinh THPT tỉnh

Bắc Giang ...................................................................................................66

Bảng 2.16: Những khó khăn GV gặp phải trong quá trình giáo dục giá trị DSVH

cho HS ........................................................................................................68

Bảng 2.17: Những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình giáo dục giá trị DSVH ..69

Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị DSVH

cho học sinh THPT tỉnh Bắc Giang ...........................................................95

Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục giá trị DSVH

cho học sinh THPT tỉnh Bắc Giang ...........................................................96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

DSVH Việt Nam là những kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng các

dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời được trao truyền, kế thừa và tái

sáng tạo qua nhiều thế hệ cho tới ngày nay, đó cũng là những giá trị được sáng tạo nên

từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa nền văn minh của nhân loại. DSVH Việt Nam đặc

biệt là DSVH phi vật thể có sức sống mạnh mẽ và có những tác động, ảnh hưởng lớn

đến đời sống tinh thần, đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Việc bảo

tồn và phát huy các DSVH luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặt lên hàng đầu

vì trong DSVH thể hiện những tinh hoa văn hóa, những giá trị cốt lõi nhất của dân tộc.

Giáo dục giá trị DSVH cho HS chính là con đường bền vững nhất để có thể góp phần

bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc, những giá trị truyền thống của

đất nước, những bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Giáo dục giá trị DSVH

cho HS THPT giúp HS có hiểu biết về giá trị của các di sản, từ đó có ý thức giữ gìn,

bảo vệ các di sản, tăng cường tình yêu với quê hương, đất nước, góp phần phát triển

nhân cách toàn diện cho học sinh.

Thực tế hiện nay Việt Nam ngày càng có nhiều các di sản được thế giới công

nhận, nhưng đi cùng với nó là sự xuống cấp, sự biến dạng theo chiều hướng tiêu cực

của một số DSVH, mặt khác HS THPT hiện nay nhìn chung còn thiếu hiểu biết,

không quan tâm đến những giá trị của các DSVH của địa phương, đất nước vì vậy

việc giáo dục giá trị DSVH cho HS là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những điều

trên Bộ GD&ĐT luôn quan tâm đến việc đưa giáo dục giá trị DSVH vào trường học.

Trong chương trình xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” có hai nội dung

liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị DSVH: Tổ chức đời sống văn hóa tinh thần

trong nhà trường gắn với việc khai thác văn hóa dân gian; chăm sóc di sản gắn với

tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Có nghĩa là bao gồm cả việc giáo dục di sản và

giáo dục thông qua di sản, làm cho HS hiểu biết về di sản, từ đó có tình cảm, đạo đức,

niềm tự hào về các giá trị truyền thống của đất nước. Đầu năm 2013, Bộ GD&ĐT

phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 73/HD￾BGDĐT-BVHTTDL về việc hướng dẫn sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn

thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên với mục đích“nhằm hình thành và nâng cao

ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính

chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp

phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài

năng của học sinh” [21, tr.1]. Chương trình này đã được thực hiện thí điểm trong năm

học 2012-2013 tại 07 tỉnh, thành bao gồm: Hà Nội, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh,

Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ninh và Phú Thọ. Hiện nay, dưới sự chỉ đạo,

định hướng của Bộ GD&ĐT các trường phổ thông đã chủ trương tổ chức đưa DSVH

vào nhà trường thông qua các họat động giáo dục giá trị DSVH cho HS tuy nhiên quá

trình thực hiện còn nhiều bất cập, chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ nhiều

phía, các hoạt động vẫn mang tính hình thức, các nội dung giáo dục DSVH chưa

được vận dụng linh hoạt vào từng địa phương…Xuất phát từ lý do trên chúng tôi lựa

chọn đề tài “Giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh THPT tỉnh Bắc Giang”

để nghiên cứu với mong muốn qua đây có thể làm rõ hơn thực trạng giáo dục giá trị

DSVH cho HS THPT ở tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục giá

trị DSVH cho HS THPT.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT và thực trạng

giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT

tỉnh Bắc Giang.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục giá trị DSVH cho học sinh THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục giá trị DSVH cho học sinh THPT tỉnh Bắc Giang.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục giá trị DSVH cho HS trung học phổ

thông tỉnh Bắc Giang phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

sau năm 2015, phù hợp với đặc điểm HS, điều kiện văn hóa xã hội của địa phương,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn

điều kiện cơ sở vật chất của các trường THPT ở tỉnh Bắc Giang sẽ có tác dụng nâng

cao hiệu quả quá trình giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT, từ đó góp phần bảo vệ

và phát huy các giá trị DSVH, bản sắc văn hóa của địa phương, đất nước, phát triển

toàn diện nhân cách học sinh.

5. Phạm vi nghiên cứu

5.1. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình giáo dục giá trị DSVH

nói chung và giáo dục giá trị các DSVH tiêu biểu tỉnh Bắc Giang (Mộc bản Chùa

Vĩnh Nghiêm, Dân ca quan họ Kinh Bắc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế) cho học

sinh ở trường THPT tỉnh Bắc Giang.

5.2. Về phạm vi khảo sát

Quá trình nghiên cứu thực tiễn tiến hành tại 06 trường THPT trên địa bàn tỉnh

Bắc Giang: THPT Bố Hạ (huyện Yên Thế), THPT Yên Dũng 1 (huyện Yên Dũng),

THPT Việt Yên 1 (huyện Việt Yên), THPT Lục Ngạn 2 (huyện Lục Ngạn), THPT

Tân Yên 2 (huyện Tân Yên), THPT Thái Thuận (TP. Bắc Giang).

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Xác định cơ sở lý luận về giáo dục giá trị DSVH cho HS ở trường THPT

6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh

Bắc Giang;

6.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT tỉnh

Bắc Giang;

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: chúng tôi sử dụng kết hợp các

phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích tài liệu, phân loại và hệ thống hóa lý

thuyết để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng kết hợp phương pháp

điều tra bằng an-ket, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp

chuyên gia, phương pháp phỏng vấn; sử dụng phương pháp khảo nghiệm nhằm khẳng

định tính phù hợp, khả thi của các biện pháp giáo dục giá trị DSVH cho HS THPT

tỉnh Bắc Giang.

7.3. Các phương pháp khác: đề tài sử dụng các phương pháp thống kê để phân

tích định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu thực trạng, sử dụng phần mềm

SPSS để thống kê xử lý kết quả khảo sát thực trạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm ba chương:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh ở

trường THPT

Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh THPT tỉnh

Bắc Giang

Chƣơng 3. Biện pháp giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh THPT tỉnh

Bắc Giang

Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu

tham khảo và Phụ lục.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!