Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo án hình học lớp 12 - Chương 1 - Phép dời hình và phép đồng dạng pps
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
214.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1434

Giáo án hình học lớp 12 - Chương 1 - Phép dời hình và phép đồng dạng pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 1 - Phép dời hình và phép đồng dạng

Giáo án lớp 12 ban khoa học xã hội

Môn Toán giải tích

_____________________________________

Tuần 1 :

Chương1 : Phép dời hình và phép đồng dạng

Mục tiêu:

1 - Thông qua các phép dời hình cụ thể như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt

phẳng, phép đối xứng tâm, phép quay quanh một trục, …, làm cho học sinh nắm được định

nghĩa phép dời hình trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ dó hình dung

được thế nào là hai hình bằng nhau trong không gian.

2 - Thông qua các phép đồng dạng cụ thể như phép vị tự, tích của phép vị tự và một phép

dời hình …, làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép đồng dạng trong không gian,

những tính chất cơ bản của nó, từ đó hình dung được thế nào là hai hình đồng dạng trong

không gian.

Nội dung và mức độ:

1 - Giới thiệu các phép dời hình cụ thể trong không gian tương tự như các phép biến hình

đã biết trong mặt phẳng như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua mặt phẳng, phép đối xứng

qua tâm, phép quay quanh một trục, những tính chất chung và riêng của chúng.

- Định nghĩa hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.

- Khái niệm về phép dời hình trong không gian.

- Định nghĩa hai hình bằng nhau.

Nắm được định nghĩa, các tính chất của phép dời hình: Phép tịnh tiến, phép đối xứng qua

một mặt phẳng, đối xừng tâm, phép quay quanh một trục … Biết cách tìm ảnh của các hình

đơn giản qua phép dời hình. Biết cách nhận biết được các phép dời hình, hình có mặt

phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.

2 - Giới thiệu về phép vị tự trong không gian và một số tính chất của nó.

- Khái niệm về phép đồng dạng trong không gian.

- Định nghĩa hai hình đồng dạng trong không gian.

Chủ yếu chỉ xét các phép đồng dạng, vị tự trên các hình đơn giản. Hiểu được thế nào là

phép đồng dạng và hai hình đồng dạng trong không gian. Biết cách tìm ảnh của những hình

đơn giản qua phép đồng dạng cụ thể. Biết cách nhận biết được các phép đồng dạng cụ thể

khi biết một số ảnh và tạo ảnh của nó.

Tiết 1: Đ1. Phép tịnh tiến, phép đối xứng

và phép quay trong không gian (Tiết 1)

Ngày dạy:

A -Mục tiêu:

- Nắm được định nghĩa, tính chất của các phép tịnh tiến, phép đối xứng và phép quay

trong không gian.

- Nhận biết được các phép tịnh tiến, đối xứng và phép quay.

- Bước đầu vận dụng được vào bài tập.

Giáo án hình học 12 - ban khoa học xã hội 1

Chương 1 - Phép dời hình và phép đồng dạng

B - Nội dung và mức độ:

- Định nghĩa và tính chất của phép tịnh tiến, phép đối xứng, phép quay.

- Bước đầu tìm được ảnh khi biết tạo ảnh và tìm tạo ảnh khi biết ảnh.

- Liên hệ được với thực tiễn và với các khối hình học quen thuộc.

C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình

D - Tiến trình tổ chức bài học:

 ổn định lớp:

- Sỹ số lớp:

- Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.

 Bài mới:

I - Phép tịnh tiến.

Hoạt động 1:

Nhắc lại định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ v

r

trong mặt phẳng.

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Nêu được định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ

v

r

trong mặt phẳng.

- Đọc và nghiên cứu cứu định nghĩa về phép tịnh

tiến theo véctơ v

r

trong không gian.

- Trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Phát vấn:

Nêu định nghĩa về phép tịnh tiến theo

véctơ v

r

trong mặt phẳng.

- Đọc và nghiên cứu định nghĩa về

phép tịnh tiến theo véctơ v

r

trong

không gian. Có so sánh gì với định

nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ v

r

trong mặt phẳng ?

Hoạt động 2:

Chứng minh nhận xét M’ = Tv

r

(M) ⇔ M = T−v

r

(M’)

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Thực hiện giải toán:

M’ = Tv

r

(M) ⇔ MM ' v =

uuuuur r

⇔ M 'M v = −

uuuuur r

⇔ M = T−v

r

(M’)

- Gọi một học sinh thực hiện giải bài

tập.

- Củng cố định nghĩa về phép tịnh

tiến theo véctơ v

r

trong không gian.

Hoạt động 3:

Đọc và nghiên cứu các nhận xét b, c trang 5, 6 (SGK)

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Đọc, nghiên cứu các nhận xét b, c trang 5. 6 của

SGK.

- Trả lời câu hỉ của giáo viên.

- Giao nhiệm vụ đọc các nhận xét b, c

của SGK.

- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của

học sinh.

Hoạt động 4:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’.

Tìm ảnh của điểm Aqua phép tịnh tiến theo véctơ BC '

uuur

.

Giáo án hình học 12 - ban khoa học xã hội 2

Chương 1 - Phép dời hình và phép đồng dạng

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Vẽ hình biểu diễn:

- TBC '

uuur

(A) = D’

- Gọi một học sinh xác định ảnh của

điểm A qua phép tịnh tiến theo véctơ

BC '

uuur

.

- Hỏi thêm: BC ' BC ' T (B),T (C) uuuur uuuur

- Tìm ảnh của ABCD qua phép tịnh

tiến theo véctơ BC '

uuur

.

II - Phép đối xứng qua mặt phẳng.

Hoạt động 5:

Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa và nhận xét trang 6. 7 (SGK)

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Đọc, nghiên cứu định nghĩa và nhận xét của phép

đối xứng qua mặt phẳng.

- Chứng minh nhận xét a)

M’ = Đ(P)(M) ⇔ M = Đ(P)(M’)

- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên

cứu phần định nghĩa và nhận xét của

phép đối xứng qua mặt phẳng.

- Phát vấn kiểm tra sự dọc hiểu của

học sinh.

III - Phép đối xứng tâm.

Hoạt động 6:

Nhắc lại định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng.

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Nêu được định nghĩa về phép đối xứng tâm I

trong mặt phẳng.

- Đọc và nghiên cứu cứu định nghĩa về phép đối

xứng tâm I trong không gian.

- Trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Phát vấn:

Nêu định nghĩa về phép đối xứng tâm

I trong mặt phẳng.

- Đọc và nghiên cứu định nghĩa về

phép đối xứng tâm I trong không

gian. Có so sánh gì với định nghĩa về

phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng

Hoạt động 7:

Đọc và nghiên cứu các nhận xét a, b, c trang 7, 8 (SGK). Chứng minh nhận xét b)

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Đọc, nghiên cứu định nghĩa và nhận xét của phép

đối xứng tâm I trong không gian.

- Chứng minh nhận xét b)

Nếu M’ = f(M), N’ = f(N) thì M 'N ' MN = −

uuuuur uuuur

- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên

cứu phần nhận xét của phép đối xứng

tâm I trong không gian.

- Phát vấn kiểm tra sự dọc hiểu của

học sinh.

IV - Khái niệm về phép quay quanh một trục.

Hoạt động 8: Dùng mô hình của phép quay quanh một trục.

Giáo án hình học 12 - ban khoa học xã hội 3

D'

B' C'

A'

D

C

B

A

Chương 1 - Phép dời hình và phép đồng dạng

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Quan sát mô hình và nhận xét được điểm M’

được tạo ra theo quy tắc quay điểm M quanh trục d

với góc quay α.

- Dùng mô hình mô phỏng sự quay

của một điểm quanh một trục.

- Thuyết trình về phép quay quanh

một trục d với góc quay α.

V - Tính chất.

Hoạt động 9:

Chứng minh định lí:

Trong không gian, phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, phép đối xứng qua

tâm và phép quay quanh một trục là những phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai

điểm bất kỳ.

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Đọc và nghiên cứu phần chứng minh của định lý

và nội dung phần hệ quả (trang 10 - 11 - SGK)

- Hướng dẫn học sinh đọc phần

chứng minh của SGK.

- Hướng dẫn học sinh đọc phần hệ

quả (trang 11 - SGK)

VI -Hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.

Hoạt động 10:

Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa trang 11 và nêu ví dụ về hình có mặt phẳng đối xứng.

Hình có trục đối xứng. Hình có tâm đối xứng.

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

- Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa trang 11.

- Nêu ví dụ về hình có mặt phẳng đối xứng. Hình

có trục đối xứng. Hình có tâm đối xứng.

- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của

học sinh

Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 trang 13 (SGK)

Giáo án hình học 12 - ban khoa học xã hội 4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!