Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải sinh 12 phần 5 di truyền học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài 1 trang 36 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 8. QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY
BÀI 8. QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY
Bài 1 trang 36 sgk Sinh 12
Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50%
giao từ chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng.
B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
E. Tất cả các điều kiện nêu trên.
Lời giải:
Theo phương pháp lai và phân tích con lai của Menden để cho các alen của một gen phân ly đồng
đều về các giao tử, 50% giao từ chứa alen này và 50% giao tử chứa alen kia thì cần có (điều kiện
nghiệm đúng):
(1) Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng nghĩa là bố mẹ phải thuần chủng
(2) Số lượng cá thể con lai phải lớn
(3) Nhân tố di truyền không hòa trộn nhau (1 gen quy định một tính trạng)
(4) Quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường
Các ý kiến trên được khái quát hóa bằng quy luật phân ly của Menden.
Từ đó đáp án: E là đáp án đúng
Xem toàn bộ:Giải Sinh 12: Bài 8. Quy luật Menden: Quy luật phân ly
Bài 1 trang 41 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
ĐỘC LẬP
BÀI 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC
LẬP
Bài 1 trang 41 sgk Sinh 12
Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen.
Lời giải:
+ Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập là:
- Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng tương phản
- Mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau,
tác động riêng rẽ và trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể thu được của phép lai đủ lớn
- Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường
- Các cá thể có sức sống như nhau
Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 9. Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 1 trang 45 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU
CỦA GEN
BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU
CỦA GEN
Bài 1 trang 45 sgk Sinh 12
Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ nào là
chính xác hơn:
– Một gen quy định một tính trạng.
– Một gen quy định một enzim/prôtêin.
– Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
Lời giải:
+ Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit chính xác hơn vì sau khi dịch mã chuỗi polypetit còn trải
qua quá trình hậu dịch mã hình thành protein và một prôtêin có thể gồm nhiều chuỗi pôlipeptit
khác nhau cùng quy định. Một tính trạng lại có thể được quy định bởi nhiều loại prôtêin khác nhau.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 1 trang 49 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Bài 1 trang 49 sgk Sinh 12
Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
Lời giải:
+ Sử dụng phép lai phân tích ta có thể xác định 2 gen nào đó là phân li độc lập nhau hay liên kết
với nhau.
- Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1: 1: 1: 1 thì hai gen quy định 2 tính trạng
nằm trên 2 NST khác nhau còn nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với
nhau.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Bài 1 trang 53 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI
TRUYỀN NGOÀI NHÂN
BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI
TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Bài 1 trang 53 sgk Sinh 12
Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.
Lời giải:
Các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định:
- Đối với các gen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính thì di truyền tuân theo các quy luật
của gen trên NST thường (sự di truyền giả NST thường).
- Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X:
+ Di truyền theo quy luật di truyền chéo (bố di truyền cho con gái, sau đó được biểu hiện ở cháu
trai; mẹ truyền cho con trai và biểu hiện ở cháu gái)
+ Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 1 trang 58 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ
BIỂU HIỆN CỦA GEN
BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ
BIỂU HIỆN CỦA GEN
Bài 1 trang 58 sgk Sinh 12
Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen?
Lời giải:
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức
phản ứng của kiểu gen.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 1 trang 64 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 15: Bài tập chương 1 và chương 2.
BÀI 15: Bài tập chương 1 và chương 2.
Bài 1 trang 64 sgk Sinh 12
Dưới đây là một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen 3’…..
TATGGGXATGTAATGGGX……5′
a) Hãy xác định trình tự nuclêôtit của:
– Mạch ADN bổ sung trong gen với mạch nói trên.
– mARN được phiên mã từ mạch khuôn trên.
b) Có bao nhiêu côđon trong mARN?
c) Liệt kê các bộ ba đối mã với mỗi các côđon đó.
Lời giải:
Mạch khuôn của gen: 3’… TATGGGXATGTAATGGGX … 5′
a) Theo nguyên tắc bổ sung có:
Mạch bổ sung: 5’… ATAXXXGTAXATTAXXXG … 3’ (A-T, G-X, ngược lại)
mARN: 5’… AUAXXXGUAXAUUAXXXG …3’ (A-T, A-U, G-X, ngược lại)
b) Có 18/3 = 6 côđon trên mARN.
c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi côđon: UAU, GGG, XAU, GUA, AUG, GGX.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 15. Bài tập chương 1 và chương 2
Bài 1 trang 66 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Bài 1 trang 66 sgk Sinh 12
Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo
quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị
bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này
sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng, ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ
và bên chồng không còn ai khác bị bệnh?
Lời giải:
Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo
quy luật Menđen, gọi a là gen lặn mang bệnh, kiểu gen quy định mang bệnh là aa.
Vì cả 2 cặp vợ chồng đều có người thân mang bệnh nên bố mẹ của cặp vợ chồng mang gen dị hợp
tư, từ đó xác suất mang gen bệnh mà không biểu hiện của vợ hoặc chồng là (dị hợp tử Aa) là 2/3.
Xác suất 2 người có con bị bệnh (mang gen đồng hợp lăn aa) là 1/3
Vậy xác suất để cả hai vợ chồng đều là dị hợp tử và sinh con bị bệnh là: 2/3 x 2/3 x 1/3 = 4/9.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 15. Bài tập chương 1 và chương 2
Bài 1 trang 70 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
Bài 1 trang 70 sgk Sinh 12
Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?
Lời giải:
Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền:
- Mỗi quần thể đặc trưng bằng một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các
gen trong quần thể. Vốn gen bao gồm những kiểu gen riêng biệt, được biểu hiện thành những kiểu
hình nhất định.
- Mỗi quần thể còn được đặc trưng bởi tần số tương đối của các alen, các kiểu gen và kiểu hình.
- Tần số tương đối của gen (tần số alen) được tính bằng tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng
số alen thuộc một lôcut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần
thể.
- Tần số tương đối của một kiểu gen là tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần
thể.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 16. Cấu trúc di truyền của quần thể
Bài 1 trang 73 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
(TIẾP THEO)
BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TIẾP
THEO)
Bài 1 trang 73 sgk Sinh 12
Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.
Lời giải:
Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối:
- Là quần thể mà các cá thể trong quần thể giao phối tự do với nhau, các cá thể trong quần thể có
quan hệ với nhau về mặt sinh sản.
- Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản , đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên. Chính
mối quan hệ về sinh sản là cơ sở đảm bảo cho quần thể tồn tại trong không gian và theo thời gian.
- Quá trình giao phối là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen, do đó dẫn đến sự đa
hình về kiểu hình. Trong những loài giao phối, số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn, số gen có
nhiều alen không phải là ít, vì thế quần thể rất đa hình, khó mà tìm đƣợc 2 cá thể giống hệt nhau
(trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng).
- Mỗi quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng loài ở những tần số tương
đối của các alen, các kiểu gen, các kiểu hình.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 17. Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
Bài 1 trang 78 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
Bài 1 trang 78 sgk Sinh 12
Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào?
Lời giải:
+ Biến dị tổ hợp: là những biến dị do sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ.
+ Biến dị tổ hợp được tạo ra do:
- Quá trình phát sinh giao tử.
- Tương tác gen.
- Quá trình thụ tinh.
+ Lai là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp do lai có một số lượng lớn các kiểu gen khác
nhau thể hiện qua vô số kiểu hình, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 18. Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị
tổ hợp
Bài 1 trang 82 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY
ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
BÀI 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT
BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Bài 1 trang 82 sgk Sinh 12
Giả sử có một giống cây cà chua có gen A quy định một tính trạng không mong muốn (dễ mắc
bệnh X). Hãy nêu quy trình tạo thể đột biến có kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X?
Lời giải:
Quy trình tạo thể đột biến có kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X:
Bước 1: Xử lí hạt giống bằng tác nhân gây đột biến như tia phóng xạ hoặc ngâm hóa chất để gây
đột biến gen A
Bước 2: Gieo các hạt xử lý.
Bước 3: Lây nhiễm bệnh X vào các cây đã gieo.
Bước 4: Sau đó chọn lọc ra các cây có khả năng kháng bệnh.
Bước 5: Những cây có khả năng kháng bệnh cho lai với nhau hoặc cho tự thụ phẩn để tạo ra các
dòng thuần hoặc có thể nuôi cấy trong ống nghiệm để tạo ra số lượng lớn các thể hệ con giống với
bố/mẹ.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ
tế bào
Bài 1 trang 86 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
BÀI 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
Bài 1 trang 86 sgk Sinh 12
Hãy chọn phương án trả lời đúng?
Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì …
A. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.
B. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên được và
phân li về các tế bàọ con khi tế bào phân chia.
C. Nếu không có thể truyền thì ta khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
D. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận.
Lời giải:
Đáp án C. vì thể truyền là đoạn AND có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào tạo ra
nhiều sản phẩm của gen cần chuyển ở tế bào.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 20. Tạo giống nhờ công nghệ GEN
Bài 1 trang 91 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 21: DI TRUYỀN Y HỌC
BÀI 21: DI TRUYỀN Y HỌC
Bài 1 trang 91 sgk Sinh 12
Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phênimkêto niệu ở người?
Lời giải:
Sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phênimkêto niệu ở người:
Gen mã hóa enzym xúc tác cho quá trình chuyển hóa aa pheninalanin thành tirozin trong cơ thể bị
đột biến → không tổng hợp được enzim chức năng → phêninalanin không được chuyển hoá thành
tirôzin →phêninalanin bị ứ đọng trong máu → chuyển lên não đầu độc tế bào thần kinh→ bệnh
nhân bị thiểu năng trí tuệ.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 21. Di truyền y học