Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải sinh 12 chương 1  cá thể và quần thể sinh vật
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
4.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1226

Giải sinh 12 chương 1 cá thể và quần thể sinh vật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bài 1 trang 154 sgk Sinh 12

Mục lục nội dung

• BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ

SINH THÁI

BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH

THÁI

Bài 1 trang 154 sgk Sinh 12

Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống

của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó.

Lời giải:

Bảng 35.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

Nhân tố

sinh thái

(đơn vị)

Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái Dụng cụ đo Ví dụ minh họa

Nhiệt độ

môi trường

(oC)

Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và

năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát

triển của sinh vật, hoạt động sinh lý của

cơ thể

Nhiệt kế

Voi và gấu ở vùng

lạnh có kích thước to

lớn hơn so với voi và

gấu ở vùng nhiệt đới

Ánh sáng

(lux)

Thực vật nghi khác nhau với điều kiện

chiếu sáng của môi trường thể hiện qua

các đặc điểm hình thái, cấu tạo giải

phẫu và hoạt động sinh lý. Động vật có

cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng,

giúp cho chúng có khả năng định hướng

trong không gian và nhận biết vật xung

quanh.

Máy đo cường

độ và thành

phần quang

phổ của ánh

sáng

Cây ưa sáng mọc nơi

quang đãng hoặc ở

trên tán rừng phiến

lá dày, cây ưa bóng

mọc dưới bóng cây

khác có phiến lá

mỏng

Ánh sáng điều khiển chu kỳ sống của

sinh vật. Tùy theo cường độ và chất

lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng

nhiều hay ít đến quá trình trao đổi chất

và năng lượng cùng nhiều quá trình sinh

lý của các cơ thể sống.

Độ ẩm

không khí

(%)

Cơ thể sinh vật chứa tới 50-70% là

nước, thậm chí 99%. Do đó, cơ thể

thường xuyên trao đổi nước với môi

trường. Nước là môi trường sống của

thủy sinh vật. Trên cạn, lượng mưa và

độ ẩm quyết định đến sự phân bố, mức

độ phong phú của các loài sinh vật, nhất

là thảm thực vật.

Âm kế

Thực vật chịu hạn có

khả năng tích trữ

nước trong cơ thể (ở

rễ, củ, thân và lá),

giảm sự thoát hơi

nước (khí khổng ít,

lá hẹp hoặc biến

thành gai, rụng lá

vào mùa khô…),

tăng khả năng tìm

nước (rễ rất phát

triển, nhiều cây có rễ

phụ để hút ẩm như

si, đa) như xương

rồng

Nồng độ

các loại

khí: O2,

CO2, ...

(%)

Những khí đóng vai trò quan trọng

trong khí quyển là oxy (O2), cacbon

dioxyt (CO2), nitơ (N2)...chi phối đến

mọi hoạt động của sinh giới.

6.1 oxy (O2) : O2 cần thiết cho sinh vật

trong quá trình hô hấp, tham gia vào quá

trình oxy hoá hoá học và oxy hoá sinh

học, CO2 cần thiết cho quá trình quang

hợp

Máy đo nồng

độ khí hoà tan

pH

Độ pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng

hòa tan của các chất khoáng trong môi

trường, ảnh hưởng đến trao đổi chất của

sinh vật

Giấy quỳ tím

Cây cẩm tú cầu thay

đổi màu hoa từ xanh

sang đỏ phụ thuộc

vào pH đất từ bazo

đến axit

Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Bài 1 trang 159 sgk Sinh 12

Mục lục nội dung

• BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Bài 1 trang 159 sgk Sinh 12

Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

a) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

b) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

c) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

d) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

e) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

g) Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên

như sông, núi, eo biển…

h) Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi

trường mới mà chúng phát tán tới.

Lời giải:

Theo định nghĩa quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một

khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo lên thế hệ

mới.

→ Đáp án: b, c, g, h.

Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong

quần thể

Bài 1 trang 165 sgk Sinh 12

Mục lục nội dung

• BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

SINH VẬT

BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

SINH VẬT

Bài 1 trang 165 sgk Sinh 12

Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi

trường?

Lời giải:

Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể vật

nuôi trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Trong chăn nuôi, có thể tính toán một tỉ lệ các

con đực/cái phù hợp để nuôi và duy trì đàn ổn định, khi số lượng một trong 2 giới tăng lên thoát

khỏi tỷ lệ tương đối thì có thể khai thác bớt số lượng cá thể, giúp giảm chi phí thức ăn, nước uống

và đem lại hiệu quả kinh tế. Đối với môi trường, biết được tỷ lệ đực cái của các loài động vật và

cây cối sẽ khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, giúp môi trường phát triển bền vững.

Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài 1 trang 170 sgk Sinh 12

Mục lục nội dung

• BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

SINH VẬT (TIẾP THEO)

BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

SINH VẬT (TIẾP THEO)

Bài 1 trang 170 sgk Sinh 12

Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập

cư.

Lời giải:

- Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian, phụ

thuộc vào số lượng trứng (con non) của một lứa, số lứa để cá thể trong đời, tuổi trưởng thành sinh

dục, tỷ lệ đực/cái của quần thể.

- Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi trong một đơn vị thời gian, phụ thuộc

vào trạng thái và các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn trong

môi trường, số lượng kẻ thù, mức độ khai thác của con người,…

- Mức độ xuất cư là số lượng cá thể rời bỏ quần thể đến sống ở quần thể lân cận hoặc đến nơi sống

mới trong một đơn vị thời gian, phụ thuộc vào nguồn sống, nơi ở, sự cạnh tranh giữa các cá thể,…

- Mức độ nhập cư là số lượng cá thể nằm ngoài quần thể chuyển đến sống trong quần thể trong

một đơn vị thời gian.

Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Bài 1 trang 174 sgk Sinh 12

Mục lục nội dung

• BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN

THỂ SINH VẬT

BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN

THỂ SINH VẬT

Bài 1 trang 174 sgk Sinh 12

Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?

Lời giải:

Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể gồm 2 nhóm: do thay đổi các nhân tố sinh thái

vô sinh như khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, pH,.. và do các nhân tố sinh thái hữu sinh như sự

cạnh tranh giữa các cá thể trong quần theer, sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tá của các cá

thể,…

Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!