Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải sinh 12 chương 2 sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài 1 trang 139 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
BÀI 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Bài 1 trang 139 sgk Sinh 12
Trình bày thí nghiệm của Mile về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ?
Lời giải:
Năm 1953. Mile (Miller) và Urây đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan.
Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ
trong một bình thuỷ tinh 5 lít đun nóng ở nhiệt độ 80oC, bình cầu khí quyển ỗn hợp khí CH4, NH3,
và hơi nước được đặt trong điều kiện điện cực phóng điện liên tục suốt một tuần, hệ thống làm
lạnh (trái đất nguội dần). Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin,
lactate,..
dòng điện cao thế
Hỗn hợp khí H2, NH3, CH4, H2O → các hợp chất hữu cơ đơn giản (axit amin)
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 32. Nguồn gốc của sự sống
Bài 1 trang 143 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Bài 1 trang 143 sgk Sinh 12
Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?
Lời giải:
Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để
lại có thể duwois dạng bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng),
xác các sinh vật được bảo quản gần như hoàn hảo trong các lớp hổ phác hoặc trong lớp băng,…
Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu: cung cấp các bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển
của sinh giới. Các nhà khoa học có thể xác định được tuổi của các hóa thạch và qua đó, cho chúng
ta biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 33. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất