Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải sinh 12 chương 3 hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài 1 trang 190 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 42: HỆ SINH THÁI
BÀI 42: HỆ SINH THÁI
Bài 1 trang 190 sgk Sinh 12
Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
Lời giải:
+ Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã (sinh cảnh). Sinh vật trong quần
xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của sinh cảnh tạo nên một
hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
+ Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống là do sự trao đổi vật chất và năng lượng
giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá
trình "đồng hoá"- tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng
trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình "dị hoá" do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 42. Hệ sinh thái
Bài 1 trang 194 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH
THÁI
BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Bài 1 trang 194 sgk Sinh 12
Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 chuỗi thức ăn.
Lời giải:
+ Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích
của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích trước, vừa là nguồn
thức ăn của mắt xích sau.
+ Tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn. Trong quần xã
sinh vật, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng
thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung.
Ví dụ:
1. Cây lúa → chuột ăn hạt lúa → Cú mèo→ Diều hâu
2. Giun (ăn mùn) → Chim chích chòe
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 1 trang 200 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
Bài 1 trang 200 sgk Sinh 12
Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất.
Lời giải:
- Chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ
môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường có vai
trò duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển.
- Chủ yếu trao đổi 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống như C, H, O, N, S, P,… là thành phần
cấu tạo chủ yếu nên các protein, lipit, cacbohydrat, enzym, hoocmon,...
Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 1 trang 203 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
Bài 1 trang 203 sgk Sinh 12
Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ
thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
Lời giải:
Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái: ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống
trên trái đất. Cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của thực vật dây là phần
năng lượng đầu tiên trong chuỗi truyền năng lượng của các bậc dinh dưỡng cao hơn.
Ví dụ, thắp đèn để Thanh long ra hoa trái vụ, chiếu sáng điều khiển sự ra hoa của cây hoa cúc,
chiếu sáng nhân tạo là yếu tố môi trường quan trọng trong việc quản lý quá trình sinh lý của vật
nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gà đẻ công nghiệp.
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh
thái
Bài 1 trang 212 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 47: ÔN TẬP PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI
HỌC
BÀI 47: ÔN TẬP PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC
Bài 1 trang 212 sgk Sinh 12
Tiến hoá nhỏ là gì?
Lời giải:
Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể
và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. Sự biến đổi về tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc nào xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó
với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá và
quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Bài 2 trang 190 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 42: HỆ SINH THÁI
BÀI 42: HỆ SINH THÁI
Bài 2 trang 190 sgk Sinh 12
Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên
hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.
Lời giải:
* Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: sa mạc. Hệ sinh thái có cấu trúc gồm thành phần:
- Thành phần vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, cát, đất, nước, gió,..
- Sinh vật sản xuất: cây cọ, cây xương rồng, cây bụi,...
- Sinh vật tiêu thụ: cáo, rắn, lạc đà, chuột,..
- Sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun,...
* Ví dụ hệ sinh thái dưới nước: Rừng ngập mặn ven biển. Thành phần cấu trúc gồm:
- Thành phần vô sinh: Đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng, bùn…
- Sinh vật sản xuất: Đước, Sú, Vẹt, rong,…
- Sinh vật tiêu thụ: Các loài chim sếu, cò, cua, cá,…
- Sinh vật phân huỷ: sinh vật phù du, vi khuẩn,..
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 42. Hệ sinh thái
Bài 2 trang 194 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH
THÁI
BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Bài 2 trang 194 sgk Sinh 12
Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.
Lời giải:
+ Ví dụ quần xã rừng mưa nhiệt đới
- Sinh vật sản xuất: cây gỗ lớn, cây bụi, rêu, địa y, phong lan,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu, nhện, chuột, ong,..
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: sóc, chim, khỉ,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: mèo, cáo, sư tử, gấu,…
+ Ví dụ cánh đồng ngô:
- Sinh vật sản xuất: ngô, cỏ, lúa mạch,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu, chim chóc,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn, mèo,…
- Sinh vật phân giải: giun, vi khuẩn,..
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 2 trang 200 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
Bài 2 trang 200 sgk Sinh 12
Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở
thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và
lấy ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
Phần vật chất trao đổi tuần hoàn đi vào chu trình bằng hình thức nào thì khi đi ra cũng bằng hình
thức đó (VD chu trình C vào bằng CO2, thì ra cũng là CO2), phần khác trở thành nguồn dự trữ
hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình thì khi đi ra khỏi chu trình trở thành một dạng hợp chất
khác chứa nguyên tử đó VD khí đốt sinh học CH4 trong chu trình C.
Ví dụ: Chu trình Cacbon, nguyên tử C tham gia chu trình duới dạng CO2, nhờ quá trình
quang hợp mà CO2 biến đổi thành các chất hữu cơ đi vào cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng
và đi ra môi trường bằng con đường hô hấp, giải phóng vào khí quyển đây là phần trao đổi tuần
hoàn, tuy nhiên một phần chất hữu cơ trong sinh vật được vi khuẩn phân giải lắng động vật chất
(dầu lửa, than đá,..) đây là phần dự trữ và không còn tuần hoàn trong chu trình.
Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 2 trang 203 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
Bài 2 trang 203 sgk Sinh 12
Những nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
Lời giải:
Nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái:
* Năng lượng tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, vận động cơ thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
* Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa…hoặc mất qua rơi rụng
như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,… )
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh
thái
Bài 2 trang 212 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 47: ÔN TẬP PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI
HỌC
BÀI 47: ÔN TẬP PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC
Bài 2 trang 212 sgk Sinh 12
Giải thích sơ đồ (hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên.
Lời giải:
1. Biến dị sơ cấp
2. Biến dị tổ hợp
3. Tạo thành
4. Biểu hiện
5. Tác động
6. Sống sót (kiểu hình thích nghi)
7. Không sống sót (kiểu hình không thích nghi)
Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Bài 3 trang 190 sgk Sinh 12
Mục lục nội dung
• BÀI 42: HỆ SINH THÁI
BÀI 42: HỆ SINH THÁI
Bài 3 trang 190 sgk Sinh 12
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Lời giải:
Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo
Giống Thành phần cấu trúc 2 thành phần vô sinh và hữu sinh
Khác
nhau
Sô loài Đa dạng Ít đa dạng
Vật chất và năng
lượng của hệ sinh thái
Tự thân tổng hợp từ các nguồn
vô sinh và hữu sinh của hệ sinh
thái
Tự thân và cả con người
cung cấp, đồng thời cải tạo
theo hướng có lợi cho con
người
Xem toàn bộGiải Sinh 12: Bài 42. Hệ sinh thái