Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp sử dụng vốn tí dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú bình tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1820

giải pháp sử dụng vốn tí dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú bình tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

–––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN QUANG HUÂN

GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NHẰM

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở

HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ QUANG QUÝ

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Giải pháp sử dụng vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế

nông nghiệp ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” có sử dụng những

thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn

gốc, một số thông tin được thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu

đã được tổng hợp và xử lý.

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong thời gian 5 năm (2008 – 2012) tại

huyện Phú Bình được thể hiện trong luận văn này là hoàn toàn trung thực

và chưa sử dụng trong bất kỳ cấp bậc học nào. Các tài liệu tham khảo có

nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Huân

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp

đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Đào

tạo Sau Đại học, cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh Thái Nguyên đã quan tâm, tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Đỗ

Quang Quý, người thầy hướng dẫn đã hết sức tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi

trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Thống kê tỉnh, UBND huyện Phú Bình,

Ban Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp &

PTNT, Kho bạc Nhà nước, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện Phú

Bình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi được thu thập số liệu và các thông tin

liên quan để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Huân

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục.............................................................................................................iii

Danh mục ký tự viết tắt.................................................................................... vi

D .........................................................................................vii

Danh mục các biểu đồ và sơ đồ......................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 4

5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ................................ 6

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng vốn trong phát triển kinh tế

nông nghiệp....................................................................................................... 6

1.1.1. Cơ sở lý luận về vốn và vốn tín dụng ..................................................... 6

1.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG VỐN

TÍN DỤNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG

NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ BÌNH ............................................ 34

2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34

2.1.1. Các câu hỏi đặt ra mà luận văn cần giải quyết...................................... 34

2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 36

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng......................................... 36

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay................................ 36

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

iv

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn..................................... 37

2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình của hộ vay vốn tín dụng ................. 37

2.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp trên quan

điểm bền vững................................................................................................. 38

2.2.6. Nhận xét chung ..................................................................................... 38

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CHO PHÁT

TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ BÌNH.......40

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 40

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 40

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 46

3.1.3. Đánh giá về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................ 52

3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở

huyện Phú Bình ............................................................................................... 53

3.2.1. Hệ thống tín dụng ở huyện Phú Bình.................................................... 53

3.2.2. Hoạt động tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở huyện........... 59

3.2.3. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân điều tra .................... 69

3.3. Nhận xét chung.......................................................................................... 82

Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CHO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ BÌNH......................83

4.1. Định hướng phát triển thị trường vốn tín dụng và sử dụng vốn tín

dụng trong nông nghiệp .................................................................................. 83

4.1.1. Tăng cường vai trò của Chính Phủ trong các hoạt động tín dụng

nông nghiệp và nông thôn, thể hiện ở các nội dung ....................................... 83

4.1.2. Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho

phát triển nông nghiệp và nông thôn............................................................... 84

4.1.3. Mở rộng tín dụng Ngân hàng phục vụ đẩy nhanh CNH – HĐH

nông nghiệp, nông thôn................................................................................... 87

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

v

4.1.4. Định hướng vào thực hiện các chính sách tín dụng đối với người

nghèo và các đối tượng chính sách khác ở nông thôn .................................... 88

4.1.5. Huy động vốn gắn với sử dụng vốn hiệu quả ....................................... 88

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng cho phát triển kinh tế

nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân ở huyện

Phú Bình.......................................................................................................... 89

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với đơn vị cung cấp tín dụng................................ 90

4.2.2. Nhóm giả ử ối với hộ

nông dân .......................................................................................................... 95

4.2.3. Nhận xét chung ..................................................................................... 98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 100

1. Kết luận ..................................................................................................... 100

2. Kiến nghị................................................................................................... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104

PHỤ LỤC..................................................................................................... 106

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT

CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CN - TTCN: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

DTBQ: Diện tích bình quân

DV - NN: Dịch vụ - Ngành nghề

ĐTCS: Đối tượng chính sách

GO: Giá trị sản xuất

HTXTD: Hợp tác xã tín dụng

IC: Chi phí trung gian

MI: Thu nhập hỗn hợp

NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN&PTNT: Ngân hàng NN và Phát triển nông thôn

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTW: Ngân hàng Trung ương

NLNTS: Nông lâm nghiệp thuỷ sản

QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân

SXKD: Sản xuất kinh doanh

SXKDVKK: Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

TS: Tài sản

TCTD: Tổ chức tín dụng

TM-DV: Thương mại - Dịch vụ

TK-VV: Tiết kiệm vay vốn

UBND: Uỷ ban nhân dân

VA: Giá trị gia tăng

SXHH: Sản xuất hàng hoá

XĐGN: Xoá đói giảm nghèo

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

vii

Bảng 3.1. Tình hình biến động đất đai của huyện Phú Bình giai

đoạn 2008 - 2012 .......................................................................... 44

Bảng 3.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2008 - 2012....... 47

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Bình giai

đoạn 2008 - 2012 .......................................................................... 50

Bảng 3.4. Tổng hợp nguồn vốn....................................................................... 58

Bảng 3.5. Tổng hợp sử dụng vốn.................................................................... 58

Bảng 3.6. Một số kết quả của các chỉ tiêu chủ yếu (2008 - 2012).................. 60

Bảng 3.7. Kết quả kinh doanh......................................................................... 62

Bảng 3.8. Doanh số cho vay của NH CSXH huyện Phú Bình ....................... 65

Bảng 3.9. Tình hình dư nợ và doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Phú Bình...68

Bảng 3.10. Một số thông tin về chủ hộ điều tra.............................................. 70

Bảng 3.11. Giá trị tài sản là tư liệu sản xuất của hộ điều tra .......................... 72

Bảng 3.12. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.............................. 73

Bảng 3.13. Tình hình sử dụng vốn tín dụng của hộ điều tra........................... 74

Bảng 3.14. Chi phí sản xuất của hộ điều tra ................................................... 75

Bảng 3.15. Kết quả sản xuất của các hộ điều tra ........................................... 77

Bảng 3.16. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra.................................... 78

Bảng 3.17. Kết quả sản xuất của các hộ điều tra theo xã và ngành sản xuất..... 80

Bảng 3.18. Một số ý kiến về hoạt động tín dụng nông thôn........................... 81

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2008 - 2012 ................... 45

Biểu đồ 3.2. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện giai đoạn

2008 - 2012 ....................................................................46

Biểu đồ 3.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Bình năm

2008 - 2012 ....................................................................... 51

Biểu đồ 3.4. Doanh số cho vay của NH CSXH huyện Phú Bình ................... 66

Sơ đồ 3.1. Quy trình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn huyện Phú Bình............................................................ 54

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm

chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đại hội XI đã

khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những

kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấn

mạnh: “Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương

thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống

nông dân được cải thiện hơn. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát

triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp...đã có tác động

tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo”.

Những kết quả đạt được đã khẳng định thành tựu trong nông nghiệp,

nông dân, nông thôn không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính

trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà

còn ngày càng tạo thêm những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông dân,

nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và

yếu kém. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục chỉ rõ: Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Tình trạng thiếu

việc làm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng

sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình

trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Hệ

thống kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với khu vực

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

2

đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và

có xu hướng mở rộng.

Nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém, đồng thời để từng bước

hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm

2020 được xác định tại Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Nghị quyết Đại

hội XI của Đảng đặt chỉ tiêu trong 5 năm (giai đoạn 2011-2015): “Phấn đấu

giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,6 – 3%/năm. Tỉ trọng lao

động nông nghiệp năm 2015 chiếm 40 – 41% lao động xã hội. Thu nhập của

người dân nông thôn tăng 1,8 – 2 lần so với năm 2010”.

Trong thời gian qua các Ngân hàng Nhà nước cũng đã rất chú trọng

đến việc phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn; xây dựng các cơ chế,

chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp phát triển, nâng cao năng lực của các

định chế tài chính, nhất là các định chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp, kêu gọi các nguồn vốn vay trong những lĩnh vực này. Kết quả

nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.

Để đạt được mục tiêu này, trong những năm qua hệ thống tín dụng, chủ

yếu là mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân

hàng Chính sách Xã hội…đã cung cấp một lượng tín dụng đáng kể cho sản

xuất nông nghiệp phát triển, mạng lưới cho vay trong nông nghiệp nông thôn

ngày càng gia tăng, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng tiếp tục tăng, đối

tượng tiếp cận nguồn vốn, các định chế tài chính tham gia cung cấp tín dụng

phục vụ nông nghiệp ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn tín dụng

ngày càng cao, mức độ đáp ứng còn hạn chế, mặt khác việc sử dụng vốn trong

nông nghiệp đạt hiệu quả chưa cao, dẫn đến sản xuất nông nghiệp còn nhiều

yếu kém, thể hiện qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, sản xuất

mang nặng tính độc canh, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển. Kết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

3

quả của việc áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ còn nhiều bất

cập, hạn chế nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản

hàng hoá thấp, chưa bền vững.

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái

Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km. Tổng diện tích

đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2012 là 138.052 người.

Trong đó có 95.682 người trong độ tuổi lao động (chiếm 69,3% dân số).

Năm 2012 có trên 3.100 lao động được giải quyết việc làm. Trong tiến trình

công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp, Phú Bình xác định phải đẩy

mạnh phát triển nền nông nghiệp địa phương, song song với nó chính là nhu

cầu về vốn ngày càng lớn. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải

pháp sử dụng vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện

Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu góp phần đẩy mạnh sự

phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn vốn tín dụng đầu tư

cho phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Bình, đưa các các giải pháp để

cung ứng, sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao

đời sống của người dân, thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hoá những vấn đề mang tính tổng quan về sử dụng vốn tín

dụng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Đánh giá thực trạng các nguồn vốn đang được cung ứng để phục vụ

cho phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình.

- Đánh giá tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn

vay của các hộ nông dân ở huyện Phú Bình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!