Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp kinh doanh cho Cty TNHH HỒNG HỮU.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề Tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hồng Hữu
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Khi nói đến kinh doanh cho dù là kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào thì vấn đề
được nêu ra trước tiên là hiệu quả sau khi kinh doanh mặt hàng đó, sự xem xét và
đánh giá tỉ mỹ về tất cả mọi mặt, để từ đó đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm đem lại
lợi nhuận là mục tiêu lớn của đa số các doanh nghiệp.
Hiện nay, tại Việt Nam thị trường kinh doanh luôn là cơ hội để các doanh
nghiệp đầu tư và phát triển đồng thời cũng chứa đựng nhiều mối đe doạ cho doanh
nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị
trường, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi sao cho phù
hợp.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả
doanh thu đầu vào với mục đích đã được đặt ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp.
Lợi nhuận kinh doanh từ các doanh nghiệp không những mang lại doanh thu cho các
doanh nghiệp đó mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Sự
cạnh tranh khốc liệt về từng mặt hàng, sản phẩm đòi hỏi ở doanh nghiệp phải có
nhiều kỹ năng trong kinh doanh, đồng thời việc nâng cao hiệu quả luôn là bài toán
khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đến. Việc kiểm tra đánh giá thường
xuyên kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra hướng phát triển đúng đắn nhất, đem
lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Cty TNHH HỒNG HỮU là hình thức tổng thể của một doanh nghiệp đang có
nhu cầu phát triển hiện nay, tôi chọn đề tài giải pháp kinh doanh cho Cty TNHH
HỒNG HỮU để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
GVHD: Ths. PHAN THỊ MỸ HẠNH 1 SVTH: NGÔ HOÀI XUÂN
Đề Tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hồng Hữu
Song song với việc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh
tranh thị trường là một quá trình nan giải, do đó các doanh nghiệp phải từng bước tìm
ra cho mình một hướng đi mới.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong kinh tế,
việc đánh giá kết quả kinh doanh là việc xém xét số vốn bỏ ra và thu lợi nhuận về với
mục đích đã được đề sẵn, xem xét những điểm mạnh yếu của doanh nghiệp từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển nguồn vốn cho
công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Với số liệu kinh tế của các năm và sự phân tích tổng thể doanh nghiệp kết quả
hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra hướng đi mới cho doanh nghiệp vào các năm tiếp
theo. Đồng thời dưới sự tác động của nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp từ đó
dựa vào những ưu điểm làm đòn bẩy kinh tế đưa nền kinh tế doanh nghiệp phát triển
theo một đường lối đúng đắng, từ đó trong bài có vận dụng một số phương pháp kinh
tế sau:
* Phương pháp so sánh:
So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được
lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức
độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua việc so sánh các chỉ số của năm này với
năm khác. Từ đó, nhận thấy được xu hướng biến động về tình hình kinh doanh cũng
như tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu qua các năm, nhằm đề ra những giải
pháp thích hợp trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
* Phương pháp liên hoàn:
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ: Chỉ tiêu doanh
số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: Số lượng
bán hàng và giá bán hàng hoá. Cho nên thông qua phương pháp có thể nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.
* Phương pháp nghiên cứu Marketing:
GVHD: Ths. PHAN THỊ MỸ HẠNH 2 SVTH: NGÔ HOÀI XUÂN
Đề Tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hồng Hữu
Nắm bắt được cơ hội thị trường, nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu,
ngoài ra cần phải hoạch định chương trình và thiết kế chiến lược để nhìn thấy vấn đề
rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược tổ chức, thực hiện phát triển kinh doanh của
công ty.
Và một số liên quan khác, như tài chính, tình hình doanh nghiệp.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình làm việc tại Công ty TNHH HỒNG HỮU với những kinh
nghiệm thực tiễn chính vì vậy đề tài: “ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG HỮU ” nhằm phản ánh tổng
thể tình hình hoạt động của Cty TNHH HỒNG HỮU, xem xét kết quả kinh doanh từ
đó đưa ra một số chiến lượt phát triển kinh doanh trong thời gian tới.
5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP.
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG
HỮU.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG HỮU.
GVHD: Ths. PHAN THỊ MỸ HẠNH 3 SVTH: NGÔ HOÀI XUÂN
Đề Tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hồng Hữu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP.
1.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.1. Khái niệm
Đối với tất cả các doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường hiện nay, đều có một
cơ chế quản lý khác nhau, chính vì vậy trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp cũng có những mục tiêu khác nhau. Nhưng xu hướng chung của doanh nghiệp
là tối đa hoá lợi nhuận, để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp phải đề ra mục tiêu
cho bản thân, bằng cách xây dựng một chiến lược kinh doanh, để kịp thích ứng với
biến động của thị trường.
Trong quá trình tổ chức xây dựng, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra đánh giá
tính hiệu quả của chúng, vậy hiệu quả trong kinh doanh là gì? nó như thế nào?... có
nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn như:
Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm phạm trù kinh tế mà mọi người quan tâm
tới, hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả
và chi phí [1].
Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm so với giá trị sử dụng của
nó, hay còn gọi là lợi nhuận thu được sau kinh doanh. [2]
Ngoài ra nó còn có các khái niệm khác nữa, nhưng có thể khái quát một cách cụ
thể như sau:
“Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung
của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và chi
phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng
trưởng và thực hiện mục tiêu kinh tế trong một thời điểm nhất định. Nhằm đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”.
1.1.2. Những quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.1. Quan điểm về kết quả và hiệu quả.
Kết quả kinh doanh: Là số tiền mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình
kinh doanh, nó được tính theo công thức:
GVHD: Ths. PHAN THỊ MỸ HẠNH 4 SVTH: NGÔ HOÀI XUÂN
Đề Tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hồng Hữu
Hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội
- Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với toàn bộ chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành mục tiêu đó.
- Hiệu quả xã hội là phản ánh kết quả mà doanh nghiệp đạt được về mặt xã hội: mức
độ đóng thuế của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, việc cải thiện môi trường,
tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả
nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục
tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục
tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm
mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những
chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có
những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho DN hoàn
thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho DN ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
1.1.2.2. Sự kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội có tác động qua lại lẫn nhau, góp
phần làm tăng hiệu quả kinh tế. Vì khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng
cao thì đem lại phúc lợi cho xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty
vẫn chú trọng về phần hiệu quả kinh doanh hơn là hiệu quả xã hội, đó là doanh thu và
lợi nhuận.. mà không chú trọng đến hiệu quả xã hội như: không đảm bảo cuộc sống
cho người lao động, không hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, công việc kinh
doanh ảnh hưởng đến đời sống môi trường. Những quan điểm đó là hết sức sai lầm,
vì khi chỉ có nâng cao hiệu quả kinh doanh đi đôi với hiệu quả xã hội thì doanh
nghiệp mới bền vững lâu dài được, do đó sự kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh và
hiệu quả xã hội luôn luôn là vấn đề cần thiết trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
của một doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh.
1.1.3.1. Hiệu quả kinh tế.
GVHD: Ths. PHAN THỊ MỸ HẠNH 5 SVTH: NGÔ HOÀI XUÂN
Kết quả KD = tổng DT- tổng chi phí
Đề Tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hồng Hữu
Hiệu quả kinh tế được xem là hiệu quả tài chính thu được từ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mà trong đó đơn vị được tính bằng tiền tệ. Hiệu quả kinh
doanh mang tính trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp, vì vậy mà hiệu quả kinh doanh phải được xét một cách toàn
diện cả về định tính và định lượng
- Về định tính: Hiệu quả kinh doanh được phản ánh nhờ trình độ năng lực và quản lý
của doanh nghiệp, được thể hiện qua sự đóng góp của doanh nghiệp qua các hoạt
động xã hội.
- Về định lượng: Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp được đo bằng hiệu số
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra, sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí càng
lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao, và ngược lại.
Khi tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào các doanh nghiệp đều phải
huy động, sử dụng nguồn lực để có thể tạo ra kết quả phù hợp tương ứng, chính vì
vậy để tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các doanh nghiệp phải dùng
nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong
những công cụ hữu hiệu nhất, để các nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình.
Thông qua việc tính toán hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà
cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh,
từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên hai phương diện được cho là
quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh là: giảm chi phí, tăng lợi nhuận để nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Với tư cách là một công cụ quản trị thì hiệu quả kinh doanh không chỉ sử dụng
để kiểm tra đánh giá, phân tích tình hình của toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để
kiểm tra đánh giá từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy hiệu quả kinh
doanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích nhằm đưa ra
các giải pháp tối ưu nhất để thực hiện mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Với các nhà quản trị thì hiệu quả kinh doanh được họ xem là mục tiêu và nhiệm
vụ, vì khi nói đến kinh doanh thì phải xem tính hiệu quả của nó, do vậy hiệu quả kinh
doanh được coi là công cụ để thực hiện công việc kinh doanh đồng thời là mục tiêu
để quản trị kinh doanh.
1.1.3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội.
GVHD: Ths. PHAN THỊ MỸ HẠNH 6 SVTH: NGÔ HOÀI XUÂN