Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

GIẢI PHÁP GÓP PHẦNHỖ TRỢ DNNVV TIẾP CẬN VỚI NGUỒN TÍN DỤNG THÔNG QUACÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
204.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1027

GIẢI PHÁP GÓP PHẦNHỖ TRỢ DNNVV TIẾP CẬN VỚI NGUỒN TÍN DỤNG THÔNG QUACÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 4:Giải pháp góp phần hỗ trợ DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông

qua công tác thẩm định tín dụng tại các NHTM

Chương4: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HỖ TRỢ DNNVV TIẾP CẬN VỚI NGUỒN TÍN

DỤNG THÔNG QUACÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

4.1 Nhận xét chung về nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNVV, cũng

như công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

Có thể thấy rằng, nhu cầu vay vốn của các DNNVV đối với nguồn tín dụng trung và dài

hạn là rất lớn. Thực tế, hiện nay tài chính vẫn đang là vấn đề yếu nhất của DN. Tình trạng

thiếu vốn đang là chuyện phổ biến ở các DN nói chung DNNVV nói riêng. Các DNNVV gặp

rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, đặc biệt là trung và dài hạn từ các

ngân hàng cũng như từ các tổ chức tín dụng khác, các khoản vay có bảo lãnh cũng thường

không đến được với DNNVV. Hơn nữa, do hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với mức

lãi suất cao nên các DNNVV dù có được phép vay vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài

hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các DNNVVcủa ta

có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn trung và dài hạn từ các tổ chức

tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn. Do đó, để đảm bảo các DN có thể ngày

càng dễ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc từ các

chính bản thân các DNNVV làm sao có thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu vay vốn của

các ngân hàng, mà cũng đòi hỏi các NHTM phải có những cơ chế, chính sách tín dụng thật sự

thông thoáng, nhằm tạo điều kiện cho các DN vay vốn.

Thực tế cũng chứng minh rằng, công tác thẩm định tín dụng tại các ngân hàng hiện nay,

đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các DNNVV, bên cạnh những thành tựu

đạt được như tỷ lệ tài trợ vốn trung và dài hạn cho DNNVV chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ

cho vay của nhiều ngân hàng, các DN sử dụng vốn vay đúng mục đích, phương án vay vốn

đạt được hiệu quả kinh tế cao khi được triển khai đưa vào thực hiện, việc kiểm tra sau khi giải

ngân và thu hồi đúng thời gian..., thì vẫn còn tồn tại những mặt chưa đạt được trong quá trình

thẩm định dự án vay vốn của DNNVV, kết quả đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ

cho vay đối với đối tượng này cao, nhiều khoản vay không có khả năng thu hồi nợ hay DN

sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tất cả những vấn đề này đòi hỏi CBTD phải nâng cao

hơn nữa công tác thẩm định của mình, xem xét kỹ lưỡng các bảng cân đối kế toán, báo cáo

thu nhập, xác minh thực tế một cách khách quan, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn

vay của DN một cách sát sao để đảm bảo sao cho dự án được vay là một dự án đầu tư đáng

SVTH: Phan Thị Thanh Luân Trang 69

Chương 4:Giải pháp góp phần hỗ trợ DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông

qua công tác thẩm định tín dụng tại các NHTM

được tài trợ, quá trình sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo mang lại hiệu quả cho DN

vay vốn, và lợi nhuận cho ngân hàng.

4.2.Những giải pháp giúp DNNVV tiếp cận với nguồn vốn trung và dài hạn

4.2.1 Giải pháp từ chính bản thân của DN

Về phía DN, ngoài sự trợ giúp của Nhà nước, NHNN, hệ thống NHTM, đòi hỏi bản thân

từng DN phải chủ động vươn lên, biết phát huy lợi thế của mình, thế mạnh của từng vùng,

miền để có thể đẩy mạnh sản xuất. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đứng

trước sức ép cạnh tranh ngay từ "sân nhà" đòi hỏi các DN cần có sự liên kết giữa các DN

cùng sản xuất kinh doanh theo ngành, lĩnh vực để hợp tác mở rộng thị trường và cạnh tranh

với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Như vậy mới bảo đảm DNNVV Việt Nam phát triển

hiệu quả, tương xứng với tiềm năng trong thời gian tới.

PGS.TS Bạch Thị Minh Huyền - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính

cho rằng: “Các DNNVV cần có một chiến lược phát triển dài hơi. Trong đó cần chú trọng tới

khâu quản lý sản xuất, giảm thiểu chi phí trung gian trong quá trình sản xuất, tăng cường thực

hiện các biện pháp giảm chi phí về NVL và năng lượng, đổi mới công nghệ thiết bị tiên tiến

hiện đại, liên kết sản xuất các loại NVL trong nước, chủ động và giảm dần lượng nguyên liệu

nhập khẩu, phân công hợp tác chuyên môn hoá trong từng ngành sản xuất một cách hợp lý,

nâng cao tay nghề cho người lao động, đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu đánh giá nhu

cầu thực tế thị trường cần. Mỗi DN phải tạo ra cho riêng mình một sản phẩm mũi nhọn, có

sức cạnh tranh, có thương hiệu riêng để khẳng định vị trí của DN trên thị trường”.

Hiện nay, việc công khai tài chính của DN còn rất thiếu minh bạch, phần lớn các

DNNVV Việt Nam không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn. Vì vậy, quá trình quan hệ, hợp tác

đầu tư với các đối tác và tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tài chính gặp nhiều khó khăn do đó,

để tiếp cận sử dụng các nguồn tài chính và đầu tư có hiệu quả, DN cần phải nâng cao năng

lực quản trị tài chính của mình, lành mạnh hoá tình hình tài chính, xây dựng chiến lược kinh

doanh rõ ràng, cải thiện mối quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bố trí cán bộ

có năng lực giao dịch với ngân hàng, tuân thủ những điều kiện vay vốn của ngân hàng, sử

dụng vốn vay đúng mục đích, tạo uy tín với các ngân hàng và các TCTD khác, để có thể tranh

thủ được sử ủng hộ, nhiệt tình giúp đỡ của các ngân hàng trong quá trình vay vốn, cũng như

SVTH: Phan Thị Thanh Luân Trang 70

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!