Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM QUỐC CƯỜNG
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM QUỐC CƯỜNG
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: KINH TÊ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 8.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG VĂN SƠN
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay
luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng
biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Lãnh đạo UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, lãnh đạo Sở Kế
hoạch - Đầu tư và các chủ đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia
đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu hoàn thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................ii
MỤC LỤC..............................................................................................iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..............................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................ 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả.............................................................. 4
1.1.2. Giới thiệu về chương trình 135 giai đoạn 2016-2020................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................... 12
1.2.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan............... 12
1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 ở một số địa phương
trong cả nước......................................................................................... 15
1.2.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 đối với huyện
Mường Chà tỉnh Điện Biên................................................................... 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................... 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................. 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 28
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................... 28
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................... 28
2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 29
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu.................................................................... 29
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 29
2.4. Hệ thống chỉ tiêu thông tin nghiên cứu.......................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............. 33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................... 33
3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình 135 huyện Mường Chà
tỉnh Điện Biên ....................................................................................... 35
3.2.1. Các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình 135 ..... 35
3.2.2. Các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 huyện Mường
Chà tỉnh Điện Biên................................................................................ 37
3.2.3. Hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Mường Chà tỉnh
Điện Biên............................................................................................... 40
3.3. Hiệu quả của chương trình 135 đối với các hộ điều tra tại huyện
Mường Chà tỉnh Điện Biên................................................................... 49
3.4. Khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện
chương trình 135 huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ........................... 62
3.4.1. Những khó khăn và thách thức của quá trình thực hiện chương
trình 135 huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ........................................ 62
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả hoạt động chương trình
135 tại huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ............................................ 64
3.5. Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135 tại huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên.................................................................. 67
3.5.1. Mục tiêu....................................................................................... 67
3.5.2. Quan điểm ................................................................................... 67
3.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135 tại huyện Mường
Chà, tỉnh Điện Biên............................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 81
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CT : Chương trình
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
THCS : Trung học cơ sở
UBDT : Uỷ ban dân tộc
UBND : Uỷ ban nhân dân
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số mẫu điều tra..................................................................... 30
Bảng 3.1. Xã thuộc chương trình 135 đặc biệt khó khăn huyện Mường
Chà giai đoạn 2011-2015 ..................................................... 37
Bảng 3.2. Xã thuộc chương trình 135 và thôn đặc biệt khó khăn huyện
Mường Chà giai đoạn 2016-2020 ........................................ 38
Bảng 3.3. Kết quả hỗ trợ sản xuất trong giai đoạn 2011-2016............. 41
Bảng 3.4. Tổng vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất và hộ hưởng lợi................ 43
Bảng 3.5. Số lượng công trình cơ sở hạ tầng xây dựng giai đoạn 2011-
2016 tại huyện Mường Chà.................................................. 44
Bảng 3.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011-2016 .......................... 46
Bảng 3.7. Một số thông tin ở cấp huyện về hiệu quả và tác động của
chương trình 135 huyện Mường Chà ................................... 51
Bảng 3.8. Một số thông tin ở cấp xã về hiệu quả và tác động của chương
trình 135 huyện Mường Chà ................................................ 54
Bảng 3.9. Một số thông tin ở cấp thôn về hiệu quả và tác động của
chương trình 135 huyện Mường Chà ................................... 56
Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ xã về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động chương trình 135 ......................................................... 65
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm 2011-2016 .............................52
Hình 3.2. Đánh giá của người dân về thay đổi chất lượng cuộc sống 57
Hình 3.3. Nguyên nhân chính làm cho cuộc sống được cải thiện.......58
Hình 3.4. Chương trình quan trọng nhất thực hiện tại địa phương.....59
Hình 3.5. Tỷ lệ người biết về hoạt động của chương trình 135 ..........60
Hình 3.6. Đánh giá của hộ thụ hưởng về hiệu quả và tác động của
chương trình 135 .................................................................61
Hình 3.7. Đánh giá của người dân về khó khăn thách thức trong việc
thực hiện chương trình 135 huyện Mường Chà ..................63
Hình 3.8. Đánh giá của cán bộ xã về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động chương trình 135 ................................................65
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong
công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế trong vòng 2 thập kỷ vừa qua. Tỷ
lệ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống khoảng 14% năm 2008. Cải cách về
đất đai và thương mại là những yếu tố chính giúp cho tăng trưởng kinh tế cao
và bền vững. Nhờ đó, cứ ba trong số bốn người nghèo đã thoát nghèo trong giai
đoạn này. Tuy nhiên, theo thời gian tốc độ giảm nghèo đang chậm lại và phần
lớn người nghèo sống ở khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, nơi cư trú chủ
yếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh và tình hình mới, tốc độ
giảm nghèo đang chững lại, nhiều hộ cận nghèo có nguy cơ tái nghèo cao. Cùng
với những tác động đa chiều của khủng hoảng kinh tế thế giới, xóa đói giảm
nghèo đứng trước không ít thách thức, đặc biệt là các dân tộc miền núi, vùng
sâu vùng xa, vùng biên giới phía Tây Bắc nước ta.
Ngày 31/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định
135/1998/QĐ-TTg (gọi tắt là chương trình 135) là chương trình phát triển kinh
tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện mục
tiêu “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã
đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện đưa nông thôn
các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà
nhập với sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã
hội, an ninh quốc phòng”. chương trình 135 đến nay đã hoàn thành, sau 2 giai
đoạn thực hiện, giai đoạn 1 (1999 - 2005), giai đoạn 2 (2006 - 2010) và giai
đoạn 3 (2011-2015) và giai đoạn 2016-2020 đã được khởi động và đang được
thực hiện.
Điện Biên là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Tây Bắc. Tổng
diện tích tự nhiên 9.563 km2
(trong đó 154.093,9 ha đất nông nghiệp;