Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hóa Ở Quận Long Biên
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
792

Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hóa Ở Quận Long Biên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, được sự

hướng dẫn của PGS.TS Trần Đình Thao. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong

luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học viên nào.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Huệ

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể và cá

nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Để hoàn thành

luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp

lãnh đạo và cá nhân.

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Đình Thao, người đã

trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và quản trị

kinh doanh, Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp cùng toàn thể

các cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ UBND quận, Phòng Lao động

TB&XH, Trung tâm dạy nghề Quận Long Biên, chính quyền các phường Phúc

Lợi, Phúc Đồng, Cự Khối, Thạch Bàn các doanh nghiệp và các hộ gia đình đã

tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã

tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu và hoàn

thành bài luận văn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Huệ

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan...........................................................................................................i

Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii

Mục lục................................................................................................................. iii

Danh mục các bảng ................................................................................................v

Danh mục các bản đồ, biểu đồ ..............................................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .......5

1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ....................5

1.1.1. Những quan điểm chung về thực trạng, giải pháp góp phần giải quyết việc

làm cho lao động nông nghiệp ...............................................................................5

1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm của lao động nông nghiệp...............14

1.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp .......................19

1.2.1. Trên thế giới ...............................................................................................19

1.2.2. Việt Nam ....................................................................................................27

1.2.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan................................................28

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM QUẬN LONG BIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .....................................................................................................................30

2.1. Đặc điểm cơ bản của quận Long Biên ..........................................................30

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................................30

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - phường hội của quận ...................................................33

2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................36

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..........................................36

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu........................................................37

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................38

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................................39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................41

iv

3.1. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp quận Long Biên

trong quá trình đô thị hóa .....................................................................................41

3.1.1. Thực trạng việc làm của lao động nông nghiệp quận Long Biên ..............41

3.1.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình

đô thị hóa trên địa bàn quận Long Biên ...............................................................45

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận Long Biên\.....................................51

3.3. Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp quận Long Biên

trong quá trình đô thị hóa .....................................................................................59

3.3.1. Định hướng chung......................................................................................60

3.3.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quận trong thời gian

tới..........................................................................................................................61

3.3.3. Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

Quận Long Biên ...................................................................................................65

3.3.4. Đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quận67

3.3.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp ...72

3.3.6. Cần thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp tạo điều kiện và hỗ trợ

cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho lao động nông

nghiệp ...................................................................................................................76

3.3.7. Triển khai một số dự án, đề án thuộc chương trình giải quyết việc làm ở

Quận Long Biên ...................................................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Biến động các chỉ tiêu dân số theo thời gian của quận Long Biên 35

3.1

Cơ cấu số người đủ 15 tuổi trở lên theo nhóm tuổi khu vực nông

nghiệp 42

3.2 Thực trạngbiến động lao động nông nghiệp kiêm và thuần nông 44

3.3 Ngành nghề khác người lao động nông nghiệp tham gia 45

3.4 Thực trạng đào tạo nghề qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 46

3.5

Nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém về chất lượng nguồn nhân

lực nông nghiệp qua đánh giá cán bộ 49

3.6 Một số chỉ tiêu thu nhập, mức sống qua một số năm 51

3.7 Nguồn thu nhập của các loại hộ 52

3.8

Đánh giá tác động của chính sách quản lý nguồn lao động nông

nghiệp 54

3.9

Ý kiến đánh giá của cán bộ phường về một số bất cập chủ yếu

trong chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp 55

vi

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT Tên bản đồ, biểu đồ Trang

2.1 Bản đồ quận Long Biên 31

2.1 Diện tích một số loại đất trên địa bàn quận 32

2.2

Số lượng cơ sở sản xuất và giá trị sản xuất công nghiệp ngoài

nhà nước của quận 34

3.1

Thực trạng dân số, lao động và việc làm trên địa bàn quận năm

2013 41

3.2

Thực trang lao động trong nông nghiệp ở các phường trên địa

bàn quận 43

3.3

Đánh giá về chất lượng lao động đã qua đào tạo nghề ở địa

phương 48

3.4

Đánh giá mức độ tác động của chính sách đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn và chính sách khuyến nông 52

3.5

Đánh giá mức độ tác động của chính sách đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn và chính sách khuyến nông 53

3.6 Đánh giá về chất lượng công tác khuyến nông 56

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp thuần túy nghèo nàn và lạc

hậu do phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài, mặc dù chiến tranh đã đi qua

nhưng hậu quả để lại nặng nề. Đến nay nền kinh tế đang từng bước phát triển.

Tuy nhiên với dân số khoảng 90 triệu người, việc giải quyết việc làm cho người

lao động là vấn đề cấn thiết không chỉ quan trọng đối với Việt Nam nói chung và

giải quyết việc làm của quận Long Biên nói riêng.

Ở Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động là một nhiệm vụ

trọng tâm đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm giải quyết. Tại nhiều kỳ Đại

hội Đảng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông nghiệp đã được đề cập

đến, cụ thể tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng cộng sản Việt

Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy yếu

tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh phường hội, đáp ứng

nguyện vọng chính đáng cuả nhân dân”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước

đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, với

định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội

việc làm mới cho người lao động. Mặc dù vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người

lao động vẫn đang cần sự quan tâm, giải quyết của toàn phường hội.

Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá

trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao

động là vấn để nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia

đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm một mặt nhằm phát huy tiềm

năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế- phường hội,

mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải

thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh

chính trị và trật tự an toàn phường hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2

Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững cần phải chú trọng đến việc

nâng cao chất lượng lao động cho lao động nông nghiệp như các chương trình:

Xóa đói giảm nghèo 134, 135; các chương trình vay vốn hộ nghèo; chương trình

vay vốn giải quyết việc làm 120, chương trình định canh định cư, chương trình

đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp theo Quyết định 1956 của Thủ Tướng

Chính phủ...

Với đặc điểm dân số đông và trẻ nên có nguồn lao động phong phú, dồi

dào, đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế- phường hội của chúng ta,

song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn phường hội. Vì

vậy, quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là

một trong những giải pháp về phát triển phường hội và là chỉ tiêu định hướng phát

triển kinh tế -phường hội mà Đảng ta đã đề ra.

Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế

hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm

kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm

giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách thức

đặt ra cho người lao động Việt Nam, đó là yêu cầu về chất lượng lao động, người

lao động không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm được

việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy, khi gia nhập WTO, ngành

dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nông

dân. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở

nông nghiệp vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách.

Nước ta lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở vùng nông nghiệp, đặc

biệt là khu vực miền núi, do nền sản xuất nông nghiệp phần lớn là độc canh và

đặc biệt là sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nhỏ lẻ nên đã dẫn đến vấn đề

dư thừa thời gian lao động trong khu vực nông nghiệp.

Long Biên là quận có lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp, vấn

đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp những năm gần đây đã được

3

tỉnh quan tâm và đã có một số chương trình, biện pháp nhằm giải quyết vấn đề

này, nhưng qua thực tiễn cho thấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của

lao động nông nghiệp.

Quận Long Biên là quận có nền kinh tế mạnh, số dân đông. Với sự phát

triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, cùng với việc ứng dụng các thành

tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều và có hiệu

quả, nên đã dẫn tới tình trạng giảm đi rõ rệt về nhu cầu sử dụng lao động. Thêm

vào đó, nguồn lực đất đai hạn chế do nhu cầu phát triển của các khu kinh tế và

một số mục đích khác đã dẫn tới tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp,

cùng với những tồn tại của phường hội đang là vấn đề bất cập cần được giải

quyết này, Long Biên vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề việc

làm ở nông nghiệp, vì vậy, để góp phần vào việc nghiên cứu những giải pháp

chung đó, tôi chọn vấn đề "Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông

nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Quận Long Biên" làm đề tài luận văn thạc

sĩ, chuyên Ngành kinh tế Nông nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng lao động và việc làm để đề xuất phương

hướng, biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta trong quá

trình đô thị hóa ở Quận Long Biên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá vấn đề lý luận về việc làm của lao động nông

nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Quận Long Biên.

- Đánh giá thực trạng lao động, việc làm của lao động ở Quận Long Biên.

- Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến việc làm của lao động

nông nghiệp ở Quận Long Biên.

- Đề xuất những giải pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong

quá trình đô thị hóa ở Quận Long Biên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!