Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
388.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
993

Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập phát triển nền kinh tế đất nước, Việt Nam

ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Qua 2 năm gia

nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế

giới này đã mang lại nhiều triển vọng cũng như thách thức cho Việt Nam. Đối

với các doanh nghiệp Việt Nam, trước biến động của nền kinh tế toàn cầu và

sự cạnh tranh gay gắt đã đặt ra vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp tồn tại và

phát triển, nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Để thực hiện điều đó

doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và vận động. Kết quả ghi nhận chính

là lợi nhuận đích thực doanh nghiệp tạo ra để tiếp tục duy trì hoạt động sản

xuất, kinh doanh của mình. Đây không phải là mục tiêu duy nhất của doanh

nghiệp nhưng là mục đích then chốt để doanh nghiệp ngày càng phát triển

hơn nữa. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng cũng sẽ bị phá sản nếu

doanh nghiệp không có tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả,

khi đó các nhà cho vay sẽ đệ trình lên tòa án và doanh nghiệp buộc phải phá

sản. Doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng cũng dễ dàng làm mất lòng các cổ

đông nếu phần lợi tức họ đạt được quá ít với những gì họ kỳ vọng. Tối đa hóa

lợi nhuận và cân bằng các mục tiêu khác không phải doanh nghiệp nào cũng

dễ dàng đạt đươc. Như vậy thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh

doanh, phân tích doanh thu, lợi nhuận, cân đối nguồn tài chính là nhu cầu

không thể thiếu được của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Trong xu hướng phát triển kinh tế chung của cả nước nổi lên mô hinh

doanh nghiệp tuy không còn mới nhưng đang phát triển mạnh mẽ đó là loại

hình doanh nghiệp tư nhân. Những năm gần đây kinh tế tư nhân mới được

Nhà nước chú trọng phát triển và đã có rất nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân ra

đời khẳng định được thương hiệu và vị thế trong lòng người tiêu dùng trong

nước và trên thế giới. Lợi nhuận của các Tập đoàn này tạo ra rất lớn mỗi năm.

Việc hình thành nên những mô hình công ty mẹ công ty con để tối đa hóa lợi

Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B

nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng uy tín,

thương hiệu trong cả nước là điều mà Tập đoàn kinh tế lớn nào cũng muốn

hướng tới.

Vì thế xét cho cùng tạo ra lợi nhuận là quan trọng hơn cả, có lợi nhuận

cao thì ban lãnh đạo, quản trị công ty mới lập những kế hoạch chi tiêu, đầu tư

cho doanh nghiệp mình, người lao động mới có lương và thưởng mỗi tháng,

mỗi quý…vậy làm thế nào để tạo ra lợi nhuận và làm thế nào để tối đa hóa lợi

nhuận là vấn đề đặt ra cho giám đốc điều hành và giám đốc tài chính.

Qua thời gian học và nghiên cứu tại trường đại học với chuyên ngành là

Tài chính doanh nghiệp tôi đã có những kiến thức khá vững chắc về chuyên

ngành của mình.Thêm vào đó là thời gian thực tập tại phòng Tài chính của

công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn thương mại công nghiệp Việt Á, tôi đã tìm

hiểu, có những nghiên cứu về cách thức hoạt động ở tập đoàn cũng như một

số công ty thành viên và được các anh chị trong phong ban hướng dẫn, chỉ

bảo chân tình. Với những lý do đó tôi nhận thấy việc phân tích lợi nhuận ở

Tập đoàn là rất cần thiết. Tuy Tập đoàn chỉ đứng ra kiểm tra, kiểm soát những

hoạt động của tất cả công ty thành viên nhưng tập đoàn chính là chủ chốt để

tạo ra lợi nhuận cao và tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở đưa ra những quyết

định, chính sách có tính chiến lược để phát triển các công ty thành viên cũng

như toàn bộ Tập đoàn. Thông qua việc đánh giá này sẽ đưa ra những nguyên

nhân và ảnh hưởng tới lợi nhuận của Tập đoàn, từ đó ra những quyết định để

tăng quy mô, giảm chi phí, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính cũng như

doanh thu từ các hoạt động đa lĩnh vực khác, nâng cao hiệu quả kinh doanh

cũng như lợi nhuận của toàn Tập đoàn.

Xuất phát từ những vấn đề đó tôi chọn đề tài: “Giải pháp gia tăng lợi

nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á”.

Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B

Kết cấu đề tài

Chương 1: Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp

Chương 2: Tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư

thương mại công nghiệp Việt Á

Chương 3: Giải pháp gia t lợi nhuận tại công ty cổ phần Tập đoàn đầu

tư thương mại công nghiệp Việt Á

Đề tài này xin giới hạn nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của cả Tập

đoàn để người đọc có cái nhìn tổng quát về tập đoàn và những chiến lược để

nâng cao sự phát triển bền vững doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận trên

thương trường.

Do thời gian thực tập ngắn ngủi và hạn chế của người viết nên đề tài

không đi vào những công ty thành viên trong Tập đoàn cũng như không đi

sâu vào chi tiết kế hoạch tài chính, không phân tích hết các nhân tố ảnh hưởng

đến lợi nhuận của tập đoàn, không đưa ra mối quan hệ giữa giá, sản lượng và

lợi nhuận.

Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP

1.1. Lợi nhuận và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp

1.1.1. Vài nét về mô hình Tập đoàn kinh tế và khái niệm lợi nhuận

doanh nghiệp

1.1.1.1. Vài nét về mô hình Tập đoàn kinh tế

Đi đôi với quá trình phát triển sản xuất của nền kinh tế xã hội là quá

trình phát triển về mặt tổ chức của các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hướng

tập trung hóa trên cơ sở tích tụ và canh tranh. Từ các cơ sở sản xuất kinh

doanh ban đầu, trải qua các giai đoạn hình thành đã tạo ra những công ty sản

xuất hàng dọc và những công ty sản xuất hàng ngang và cuối cùng tạo ra các

Tập đoàn kinh tế.

Mô hình Tập đoàn kinh tế là một mô hình hiệu quả, hiện đại đóng vai

trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế ở nhiều nước, khu vực và

trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Khái niệm: Tập đoàn kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế thị trường,

được ra đời và phát triển xuất phát từ yêu cầu của tích tụ, tập trung, liên kết,

cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận và tiến bộ khoa học công nghệ. Tập đoàn

kinh tế là một thực thể kinh tế thực hiện sự liên kết giữa các thành viên là các

doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích.

Đặc điểm

+ Tập đoàn kinh tế có nhiều loại hình tổ chức đa dạng

Loại hình thứ nhất: các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức

thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất, thương mại. Những Tập

đoàn kinh tế dạng này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu, theo kiểu công ty cổ

phần, với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các công ty thành viên

Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B

trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về công nghệ, bổ sung cho

nhau trong quá trình gia công chế biến liên tục, hoạt động thống nhất trong

tập đoàn.

Loại hình thứ hai: Về tổ chức,loại hình này thường có ban quản trị

chung điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối

chung thống nhất, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập

về pháp lý.

Loại hình thứ ba: Được hình thành trên cơ sở xác lập sự thống nhất về

tài chính và kiểm soát tài chính. Các công ty thành viên ký kết các hiệp định

về tài chính, hình thành công ty nắm vốn chung còn gọi là Công ty mẹ. Trong

tập đoàn không chỉ giới hạn một vài loại hình mà mở rộng ra rất nhiều loại

hình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Tập đoàn gồm nhiều đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ, tài chính, v.v. , có quy mô rất lớn về vốn, lao động,

doanh thu và thị trường. Phạm vi hoạt động rất rộng, thường vượt ra ngoài

biên giới một nước, thậm chí ở khắp thế giới. Giữa các đơn vị thành viên có

mối quan hệ khác nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và lợi ích với mức

độ chặt chẽ, lỏng lẻo khác nhau.

+ Tập đoàn kinh tế tiến hành hoạt động và quản lý tập trung một số mặt

như huy động, điều tiết, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai; đào tạo; xây dựng

chiến lược phát triển; chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược

đầu tư.

+ Tập đoàn kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, đa lĩnh vực, trong

đó kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực là phổ biến. Mỗi tập đoàn đều có định

hướng ngành chủ đạo, lĩnh vực kinh doanh đặc trưng, mũi nhọn. Bên cạnh các

đơn vị sản xuất thường có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương

mại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, đào tạo,v.v. Xu hướng chung là các tổ

Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B

chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng được chú ý hơn,

vì đó là đòn bẩy cho sự phát triển của Tập đoàn kinh tế.

+ Về tổ chức sản xuất kinh doanh trong tập đoàn, thông thường, các

đơn vị thành viên trong cùng một ngành là một mắt xích thực hiện một khâu

nhất định trong toàn bộ dây chuyền từ khâu nghiên cứu triển khai, cung cấp

đầu vào, tiến hành sản xuất đến tiếp thị và tiêu thụ đầu ra theo một chiến lược,

chính sách thống nhất. Vì vậy, các đơn vị này thường thực hiện hạch toán

kinh tế theo giá nội bộ. Các đơn vị thành viên thuộc các ngành khác nhau

thường là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, ít có quan hệ với nhau.

1.1.1.2. Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế của doanh nghiệp được

hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu

đó.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận từ hoạt động bất thường

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa

doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh

doanh.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt

động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là chênh lệch giữa doanh thu hoạt

động bất thường và chi phí hoạt động bất thường.

Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu

nhập của doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!