Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Tân Phú TP.HCM đến năm 2025
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LẦN THỨ IV, NĂM HỌC 2012 - 2013
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ QUẬN TÂN PHÚ
TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LẦN THỨ IV, NĂM HỌC 2012 – 2013
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ QUẬN TÂN PHÚ
TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Sinh viên thực hiện: LÊ DƯƠNG NGỌC QUÝ Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Kinh Tế và Luật Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kinh tế học
Người hướng dẫn: Th.S Bùi Anh Sơn
Thành phố Hồ Chí Minh, 4/2013
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN – XD Công nghiệp - Xây dựng
CN – TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CTN Công thương nghiệp
Cty CP Công ty cổ phần
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
BOT Xây dựng - khai thác - chuyển giao
BT Xây dựng - chuyển giao
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HTX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp
LH – HTX Liên hiệp - Hợp tác xã
PPP Hợp tác công tư
SXCN Sản xuất công nghiệp
TM – DV Thương mại - Dịch vụ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Diện tích và dân số của quận ........................................................................... 12
Bảng 2: Số doanh nghiệp chia theo loại hình. ............................................................... 15
Bảng 3: Số cơ sở CN – XD và TM – DV toàn quận năm 2011 .................................... 16
Bảng 4: Số lao động chia theo loại hình ……….........Error! Bookmark not defined.7
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và trình độ chuyên môn .................................... 18
Bảng 6: Tốc độ phát triển giá trị SXCN toàn quận chia theo loại hình (Giá cố định
1994).............................................................................................................................. 19
Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nghề kinh tế cấp 1Error! Bookmark not defined.0
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng theo khu vực kinh tế......................................................... 21
Bảng 9: Giá trị sản xuất công nghiệp toàn quận - chia theo ngành (Giá cố định
1994)………................................................................Error! Bookmark not defined.2
Bảng 10: Giá trị sản xuất của ngành TM – DV...........Error! Bookmark not defined.4
Bảng 11: Tổng hợp nguồn thu ngân sách địa phương theo từng loại thuếError! Bookmark not defined.5
Bảng 12: Tổng hợp kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2007-2011 ................................... 27
Bảng 13: Các ngành hàng chủ lực của quận giai đoạn 2007-2011 ............................... 28
Bảng 14: Ước tính giá trị sản xuất khối CN – XD từ nay đến 2025 (giá năm 1994).... 47
Bảng 15: Ước tính giá trị sản xuất khối TM – DV từ nay đến 2025 (giá năm 1994)….Error! Bookmark not defined.0
Bảng 16: Ước tính nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đến 2025Error! Bookmark not defined.4
i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ CẤP QUẬN, HUYỆN.................................................................................. 1
1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế................................................................ 1
1.1.1. Cơ cấu kinh tế................................................................................................. 1
1.1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và nội bộ ngành ........................................................... 2
1.1.3. Đặc điểm của cơ cấu ngành kinh tế ................................................................ 3
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.......... ............................................................. 5
1.2.1. Thực chất chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................................................. 5
1.2.2. Yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa............................................................................................................... 7
1.2.3. Các nhân tố cơ bản quy định chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................... 9
1.3. Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa .................................................................................................................. 10
1.3.1. Định hướng phát triển ngành trong tổ chức quản lí kinh tế ......................... 10
1.3.2. Quy định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động kinh tế .................. 10
1.3.3. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế .................................................. 11
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
CỦA QUẬN TÂN PHÚ, TP.HCM............................................................................. 12
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của quận Tân Phú TP.HCM ...................................... 12
2.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................................ 12
2.1.2. Lợi thế của quận ........................................................................................... 13
2.2. Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................................. 15
2.2.1. Cơ cấu kinh tế theo loại hình tổ chức kinh doanh ....................................... 15
2.2.2. Cơ cấu ngành phản ánh qua giá trị sản xuất................................................. 20
2.2.3.Cơ cấu ngành phản ánh qua đóng góp ngân sách địa phương....................... 25
2.2.4. Cơ cấu kinh tế phản ánh qua kim ngạch xuất khẩu ...................................... 27
ix
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển
kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đối với quận Tân Phú, là một quận mới
thành lập từ 2003, theo định hướng của Tp. Hồ Chí Minh quận thực hiện chuyển dịch
cơ cấu ngành dựa trên lợi thế tương đối của mình, giải quyết việc làm, thúc đẩy sản
xuất phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường. Tôi chọn đề tài “Giải
pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
đến năm 2025” nhằm đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu tại quận có những chuyển
biến tích cực hay còn gặp khó khăn để gợi ý một số giải pháp cho tương lai.
2. Mục tiêu đề tài
Xác định được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp phù hợp với lợi thế của quận góp phần đẩy mạnh quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận đến năm 2025.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích.
4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp quận, huyện.
Trong chương này đề tài sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế,
cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và vai trò của chuyển dịch cơ cấu cấp
quận huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ CẤP QUẬN, HUYỆN
1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu là sự tổ chức và sắp xếp nhiều bộ phận ghép lại. Cơ cấu kinh tế là mối quan
hệ tỉ lệ giữa các nhân tố, các bộ phận, cấu thành một chỉnh thế nhất định của nền kinh
tế “Tổng thể các ngành, lĩnh vực bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định
hợp thành” [08]. Cơ cấu kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm: cơ cấu ngành và lĩnh vực
kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và hướng phát triển các vùng kinh tế.
Trong một nền kinh tế, cơ cấu kinh tế được xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: cơ
cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu
theo đơn vị hành chính lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế; trong đó cơ cấu theo
ngành kinh tế kỹ thuật mà trước hết là cơ cấu công - nông nghiệp là quan trọng nhất.
Karl Marx cho rằng: “Cơ cấu kinh tế cuả xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù
hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất” [08]. Sở dĩ
như vậy, vì ở mỗi trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất sẽ quyết định những quan
hệ sản xuất khác nhau, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành cũng khác nhau, tạo
thành cơ cấu kinh tế khác nhau, đặc biệt là cơ cấu ngành, bởi gắn với mỗi ngành sản
xuất khác nhau có tư liệu sản xuất khác nhau, tổ chức quản lý khác nhau... Các bộ
phận này cấu thành lực lượng sản xuất vật chất của một xã hội nhất định.
Theo triết học Mác – Lênin, chiến lược phát triển kinh tế trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí gồm:
Cơ cấu ngành: phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đồng thời tăng tốc độ phát triển các
ngành công nghiệp, mở rộng khu vực dịch vụ, từng bước đưa nền kinh tế phát triển
toàn diện theo hướng hiện đại.
Cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế vùng.
2
1.1.2 Cơ cấu ngành kinh tế và nội bộ ngành
Cơ cấu ngành là mối quan hệ tỉ lệ và sự tác động qua lại giữa các ngành và giữa
các bộ phận hợp thành trong ngành của nền kinh tế quốc dân. “Cơ cấu ngành kinh tế
là quan hệ tỉ lệ gắn bó hữu cơ, vừa nương tựa vào nhau, vừa chế ước lẫn nhau giữa các
ngành và các phân ngành cũng như giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành và phân
ngành” [05]. Cơ cấu ngành là bộ phận đông nhất trong kinh tế nói chung.
Cơ cấu nội bộ ngành là mối quan hệ tỉ lệ trong nội bộ mỗi ngành. Đối với cơ cấu
ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỉ lệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ
cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Đối với ngành công nghiệp là mối quan hệ tỉ lệ
giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến
và các ngành công nghiệp khác; xu hướng vận động ngày nay là tăng tỉ trọng các
ngành công nghiệp có thiết bị và công nghệ hiện đại, tỉ trọng hàm lượng lao động chất
xám, lao động trí tuệ trong các sản phẩm; giảm các ngành có trang thiết bị lạc hậu,
công năng thấp, giảm các sản phẩm có dung lượng lao động hao phí nhiều lao động cơ
bắp.
Theo triết học Mác – Lênin nếu dựa vào đặc điểm kinh tế, kĩ thuật có thể phân chia
các ngành kinh tế lớn như sau: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, thương
mại, dịch vụ v.v… Trong mỗi ngành lại có thể phân chia thành các phân ngành; chẳng
hạn ngành công nghiệp cơ: cơ khí, điện lực, hóa chất. Nếu phân chia theo tính chất tác
động vào đối tượng lao động sẽ có các ngành: ngành khai thác (nông nghiệp, các
ngành công nghiệp khai thác), các ngành chế biến và các ngành dịch vụ [17].
Cơ cấu của mỗi ngành và cách phân chia ngành có nhiều quan điểm khác nhau, tùy
theo cách tiếp cận của mỗi nước trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy
nhiên dựa vào tiêu chuẩn chung của các nước trên thế giới đã chia thành 3 ngành:
Nông - lâm - ngư nghiệp.
Khai thác, xây dựng, chế biến.
Các ngành còn lại.
Sự hình thành cơ cấu ngành của mỗi nền kinh tế do trình độ phát triển của nền sản
xuất xã hội, phân công lao động xã hội và hợp tác về sức sản xuất của nền sản xuất xã
hội từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
3
Chính sự phát triển của phân công lao động xã hội, sự phát triển của lực lượng sản
xuất, nền sản xuất xã hội đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Đối với những nước
trong giai đoạn đầu khi cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều hạn chế nhất định, sức sản
xuất, năng lực sáng tạo những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật công nghệ còn yếu,
thì nhân tố quan trọng là tài nguyên thiên nhiên, vốn, sức lao động… là nguồn gốc của
sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, được tập trung ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp
và ngành khai thác - xây dựng - chế biến.
Lịch sử đã trãi qua một thời gian tương đối dài mà trong đó ngành chủ đạo, trụ cột
cho sự phát triển của các nền sản xuất xã hội là nông nghiệp hoặc công nghiệp. Song
khi lực lượng sản xuất phát triển, sự thay đổi về công cụ lao động và đối tượng lao
động cho thấy sự phát triển về khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, sự phát triển đó
dẫn đến thay đổi đầu vào của các yếu tố sản xuất, phân bố các ngành nghề ngày càng
nghiêng về các ngành công nghệ mới và phục vụ có hàm lượng lao động chất xám, lao
động trí tuệ cao.
Việc phân tích cơ cấu ngành của nền kinh tế không chỉ dừng lại ở những biểu hiện
về mặt lượng (số lượng ngành, tỉ trọng), mà quan trọng hơn là phân tích được vị trí,
vai trò của ngành hiện tại trong nền kinh tế và hướng phát triển trong tương lai của
chúng. Sự tương tác giữa công nghiệp và nông nghiệp trong sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân, khả năng hướng ngoại gắn với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế, quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ, vùng kinh tế đã
phát huy lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của mỗi vùng và cơ cấu thành phần kinh
tế.
1.1.3 Đặc điểm của cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành là một kết cấu kinh tế khách quan, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trường, thích ứng với khả năng và nhu cầu sản xuất sản phẩm do các ngành tạo ra.
Tính khách quan của cơ cấu ngành kinh tế trước hết do phân công lao động xã hội, sự
phân chia lao động xã hội thành những ngành nghề khác nhau để sản xuất ra những
sản phẩm có công dụng khác nhau. Phân công lao động dẫn đến xuất hiện các ngành,
lĩnh vực, bộ phận kinh tế gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ hình
thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng giữa các bộ phận, tỉ lệ đó được
4
thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã
hội và khả năng đáp ứng yêu cầu đó.
Như vậy cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, trước hết tùy thuộc
vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Song lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất trong một phương thức sản
xuất và quyết định đối với quan hệ sản xuất. Thực chất của quan hệ sản xuất được
biểu hiện qua 3 mặt:
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Quan hệ về tổ chức quản lí hay trao đổi hoạt động lao động cho nhau.
Quan hệ về phân phối sản phẩm.
Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có tính chất quyết
định đối với ngành kinh tế, bởi tư liệu sản xuất nào sẽ có đối tượng lao động và tư liệu
lao động tương ứng, để phát triển các ngành kinh tế cụ thể đối với tư liệu sản xuất đó
nhằm tạo ra sản phẩm thích ứng với mỗi ngành. Hơn thế quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất quyết định quan hệ tổ chức quản lí hay trao đổi hoạt động lao động cho nhau và
quan hệ phân phối sản phẩm, nghĩa là quy định việc phát triển ngành nghề.
Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử, nó thường xuyên vận động biến đổi làm cho số
lượng và tỉ trọng các ngành nghề thay đổi. Sở dĩ như vậy vì gắn với mỗi giai đoạn phát
triển khác nhau của lực lượng sản xuất, của phân công lao động, có quan hệ sản xuất
khác nhau tạo nên sự biến đổi số lượng, tỉ trọng và vai trò khác nhau của các ngành
nghề. Hơn thế, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt thống nhất trong một
phương thức sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là động nhất, cách mạng nhất, lực
lượng sản xuất luôn vận động và biến đổi; quan hệ sản xuất phải vận động và biến đổi
theo nó. Do đó cơ cấu kinh tế thay đổi là một điều tất yếu.
Việc nắm vững tính khách quan và tính lịch sử của cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Đây là cơ sở lí luận thực tiễn trong xác định cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu ngành, thích ứng với từng giai đoạn để tận dụng có hiệu quả tối đa năng
lực sản xuất sẵn có, nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và
phát triển kinh tế của đất nước trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì.