Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở Tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI SỸ TÚ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI SỸ TÚ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng rôi với sự
hướng dẫn của PGS.TS Trần Chí Thiện. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận
văn là trung thực, đảm bảo tính chính xác, khách quan và khoa học. Các tài
liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày... tháng... năm 2017
Tác giả luận văn
Bùi Sỹ Tú
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn chu đáo, sự giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các quý thầy cô
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Tôi xin được bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Trần Chí Thiện đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các cán bộ và nhân viên của Sở
Lao động thương binh và xã hội Thái Nguyên đã chia sẻ thẳng thắn và giúp
tôi có được những tài liệu quý báu để hoàn thiện luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tìm tòi nghiên cứu tuy nhiên không
thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày... tháng... năm 2017
Tác giả luận văn
Bùi Sỹ Tú
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 4
4. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG ..................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động.......................................................... 6
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động ................................................................ 6
1.1.2. Một số đặc điểm của xuất khẩu lao động................................................ 6
1.1.3. Tác động của việc xuất khẩu lao động.................................................... 9
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu lao động......................................................... 13
1.1.5. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu lao động.................................................. 15
1.1.6. Các tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động.............................. 16
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu lao động .................. 19
1.2. Kinh nghiệm và bài học về đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên...................................................................................... 22
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về đẩy mạnh xuất khẩu lao động..... 22
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho xuất khẩu lao động của tỉnh Thái Nguyên....... 25
iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 27
2.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 27
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 28
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 31
2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên............................ 31
2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về xuất khẩu lao động của tỉnh Thái Nguyên ......... 32
Chương 3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................................... 35
3.1. Giới thiệu tổng quan về Tỉnh Thái Nguyên ............................................. 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 35
3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 38
3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 39
3.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên........ 43
3.2.1. Chủ trương và chính sách về xuất khẩu lao động của Tỉnh Thái Nguyên .... 43
3.2.2. Phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động......................................... 45
3.2.3. Tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên............. 47
3.2.4. Các yếu tố tác động chủ yếu đến xuất khẩu lao động trên địa bàn
Tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 62
3.3. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế về xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên............... 72
3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 72
3.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 75
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 76
v
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN... 78
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu lao
động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 78
4.1.1. Quan điểm, phương hướng ................................................................... 78
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 81
4.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 81
4.2.1. Giải pháp tạo nguồn lao động xuất khẩu có chất lượng........................ 82
4.2.2. Giải pháp về tăng cường quản lý người lao động làm việc ở
nước ngoài ...................................................................................................... 87
4.2.3. Giải pháp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về xuất
khẩu lao động .................................................................................................. 89
4.2.4. Giải pháp đối với lao động về nước...................................................... 91
4.3. Kiến nghị.................................................................................................. 92
4.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................. 92
4.3.2. Đối với Hiệp hội XKLĐ Việt Nam....................................................... 94
4.3.3. Đối với tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 95
4.3.4. Đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ..................................... 97
KẾT LUẬN.................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 101
PHỤ LỤC..................................................................................................... 105
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DN : Doanh nghiệp
ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế
KTQT : Kinh tế quốc tế
KT-XH : Kinh tế - xã hội
LĐ : Lao động
UAE : Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XK : Xuất khẩu
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Diện tích và dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ........................ 40
Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp tham gia XKLĐ ở tỉnh Thái Nguyên .... 46
Bảng 3.4: Số lượng lao động xuất khẩu theo khu vực của tỉnh Thái
Nguyên qua các năm 2014-2016 ................................................. 51
Bảng 3.5: Số lượng lao động xuất khẩu theo giới tính của tỉnh Thái
Nguyên qua các năm 2014-2016 ................................................. 53
Bảng 3.6: Số lượng lao động xuất khẩu theo trình độ của tỉnh Thái
Nguyên qua các năm 2014-2016 ................................................. 55
Bảng 3.7: Cơ cấu thị trường XKLĐ của tỉnh Thái Nguyên qua các năm
2014-2016.................................................................................... 57
Bảng 3.8: Số lượng lao động xuất khẩu theo ngành nghề trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016.................................. 59
Bảng 3.9: Khả năng đóng góp của XKLĐ vào ngân sách của Tỉnh Thái
Nguyên qua các năm 2014-2016 ................................................. 60
Bảng 3.10: Hệ thống văn bản pháp quy ban hành liên quan đến hoạt động
XKLĐ của Tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 65
Bảng 3.11: Số lượng lao động được học ngoại ngữ trước khi đi XKLĐ
của tỉnh qua các năm 2014-2016 ................................................. 67
Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề của tỉnh Thái
Nguyên qua các năm 2014-2016 ................................................. 70
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên..................................... 36
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2016........................... 38
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn của
tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ................................................... 40
Biểu đồ 3.3: Quy mô số lượng lao động xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên
qua các năm 2014-2016.......................................................... 50
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lao động xuất khẩu phân theo giới tính của tỉnh
Thái Nguyên qua các năm 2014-2016.................................... 54
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thị trường XKLĐ của tỉnh Thái Nguyên qua các
năm 2014-2016 ....................................................................... 58
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề của tỉnh
Thái Nguyên qua các năm 2014-2016.................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần giải
quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công
nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Cùng với
các giải pháp giải quyết việc làm trong nước, xuất khẩu lao động là một chiến
lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc
xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất khẩu lao
động còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước
ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ
hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn
vào khu vực và quốc tế.
Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi
mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc
làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.Tuy
nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là thất nghiệp và thiếu
việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức
thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong
những giải pháp giải quyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế
giới quan tâm và khai thác tối đa.Thông qua xuất khẩu lao động các nước
không chỉ giảm bớt gánh nặng việc làm mà còn làm tăng thu nhập cho bản
thân người lao động và gia đình.
Trong những năm qua, xuất khẩu lao động luôn được tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo nhằm phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh. Nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao động
đã góp phần cải thiện đời sống gia đình, giúp nhiều gia đình thoát nghèo trở
2
nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành nhà đầu tư, chủ
doanh nghiệp tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác hoặc được tuyển
vào vị trí chủ chốt của doanh nghiệp từ đó đóng góp vào sự phát triển và ổn
định kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên, Tỉnh Thái Nguyên cho thấy hiệu quả kinh tế, xã hội của
xuất khẩu lao động còn chưa thực sự tương xứng với yêu cầu và tiềm năng
hiện có. Chất lượng lao động xuất khẩu hiện còn thấp, phần lớn là lao động
không có tay nghề hoặc tay nghề thấp, ngôn ngữ, văn hoá nước đến làm việc
chưa được tìm hiểu kỹ lưỡng, tác phong công nghiệp còn hạn chế, trong khi
yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ
năng tay nghề, về kỷ luật lao động, ngoại ngữ, nhất là đối với công việc đòi
hỏi trình độ cao trong các công xưởng, nhà máy. Chính những điều này đã
khiến hầu hết lao động tỉnh Thái Nguyên, vốn không có khả năng tự đầu tư
học nghề, ngoại ngữ, khi ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn và hầu hết chỉ làm
những công việc lao động chân tay, với thu nhập thấp. Do đòi hỏi khách quan
của thực tiễn cần mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động
xuất khẩu lao động cho tỉnh, nhằm giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu lao động ở Tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ.
* Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở nước ta trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về
vấn đề XKLĐ, như: Nguyễn Lương Trào (1993): Mở rộng và nâng cao hiệu
quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài - Luận án tiến sĩ
kinh tế; Cao Văn Sâm (1994): Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế xuất
khẩu lao động - Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn Hằng (1995): Các giải pháp
nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-
2010 - Luận án tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về