Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại tỉnh Nghệ An
PREMIUM
Số trang
139
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
730

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại tỉnh Nghệ An

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KIM OANH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TẠI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KIM OANH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TẠI TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ THANH HUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là

những thông tin xác thực.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 02 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Kim Oanh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện tốt cho

tôi trong suốt thời gian học tập tại đây.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Tạ Thị Thanh Huyền người

đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề một cách

khoa học, lôgíc và tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và các đồng nghiệp

đã luôn chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu để hoàn thiện luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 02 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Oanh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3

4. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU

LAO ĐỘNG ..................................................................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động.......................................................... 5

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm xuất khẩu lao động................................................ 5

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động ............................................................. 13

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động......................................................... 18

1.1.4. Nội dung nghiên cứu về xuất khẩu lao động ........................................ 21

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu lao động .................. 25

1.2. Cơ sở thực tiễn về xuất khẩu lao động..................................................... 29

1.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước ASEAN ................ 29

1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số địa phương trong nước ....... 33

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu lao động cho tỉnh Nghệ An ........... 38

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 40

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 40

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 40

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin................................................................. 41

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 41

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An............................... 42

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An................ 43

2.3.3. Nhóm các tiêu chí đánh giá về công tác quản lý đối với hoạt động

XKLĐ của tỉnh Nghệ An ................................................................................ 44

Chương 3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH NGHỆ AN.................................................................................. 45

3.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nghệ An..................................................... 45

3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 45

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 47

3.2. Thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................... 50

3.2.1. Phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động............................................ 50

3.2.2. Nguồn lao động xuất khẩu của tỉnh Nghệ An....................................... 52

3.2.3. Thị trường xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An ................................ 60

3.2.4. Thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao

động của tỉnh Nghệ An ................................................................................... 63

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An...... 72

3.3.1. Các yếu tố về cung-cầu lao động xuất khẩu ......................................... 72

3.3.2. Các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất

khẩu lao động.................................................................................................. 77

3.3.3. Các yếu tố về cơ chế chính sách, cơ chế quản lý và điều hành xuất

khẩu lao động................................................................................................... 81

3.3.4. Chất lượng nguồn lao động................................................................... 84

v

3.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động tại tỉnh Nghệ An ...................... 87

3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 87

3.4.2. Những bất cập, tồn tại ........................................................................... 91

3.4.3. Nguyên nhân những bất cập, tồn tại ..................................................... 94

Chương 4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN............................................................. 97

4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu lao

động trên địa bàn tỉnh Nghệ An....................................................................... 97

4.1.1. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu lao động Nghệ An thời gian tới ........ 97

4.1.2. Phương hướng, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa

bàn tỉnh Nghệ An ............................................................................................ 98

4.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh

Nghệ An trong thời gian tới............................................................................. 104

4.2.1. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động ...................... 104

4.2.2. Giải pháp tạo nguồn lao động xuất khẩu có chất lượng...................... 108

4.2.3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lao động của tỉnh

Nghệ An........................................................................................................ 115

4.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ cũng như

cơ chế chính sách xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An ............................. 116

4.2.5. Giải pháp khác..................................................................................... 120

4.3. Kiến nghị................................................................................................ 123

4.3.1. Đối với Chính phủ............................................................................... 123

4.3.2. Đối với UBND Tỉnh Nghệ An ............................................................ 124

KẾT LUẬN.................................................................................................. 126

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 128

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN : Doanh nghiệp

GNP : Tổng sản phẩm quốc dân

ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế

KTQT : Kinh tế quốc tế

KT-XH : Kinh tế - xã hội

LĐ - TB & XH : Lao động - Thương binh và xã hội

LĐ : Lao động

LĐXK : Lao động xuất khẩu

NCS : Nghiên cứu sinh

TNS : Tu nghiệp sinh

UAE : Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất

UBND : Uỷ ban nhân dân

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

XK : Xuất khẩu

XKLĐ : Xuất khẩu lao động

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích và dân số tỉnh Nghệ An từ 2015 đến năm 2017 ........ 48

Bảng 3.2: Diện tích và dân số tỉnh Nghệ An năm 2017 theo đơn vị

hành chính.................................................................................. 49

Bảng 3.3: Số lượng lao động xuất khẩu tỉnh Nghệ An từ năm 2015

đến năm 2017 ............................................................................ 53

Bảng 3.4: Số lượng lao động xuất khẩu theo trình độ của tỉnh Nghệ

An từ năm 2015 đến năm 2017 ................................................. 55

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của Nghệ An từ

năm 2015 đến năm 2017 ........................................................... 59

Bảng 3.6: Thị trường xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An từ năm 2015

đến năm 2017 ............................................................................ 61

Bảng 3.7: Hệ thống văn bản pháp quy ban hành liên quan đến hoạt

động XKLĐ của Tỉnh Nghệ An ................................................ 66

Bảng 3.8: Nội dung và số lượt doanh nghiệp bị áp dụng các biện pháp

khắc phục hậu quả từ khi luật 72 ra đời đến nay....................... 72

Bảng 3.9: Dự báo dân số đến năm 2020 .................................................... 75

Bảng 3.10: Thu nhập bình quân hàng tháng của người LĐ tại một số

thị trường ................................................................................... 77

Bảng 3.11: Số lượng lao động được học ngoại ngữ trước khi đi XKLĐ

của tỉnh từ năm 2015 đến năm 2017 ......................................... 82

Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề của tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2015-2017 .................................................. 85

Bảng 3.13: Nguồn thu nhập do Xuất khẩu lao động chuyển về tỉnh qua

các Ngân hàng thương mại........................................................ 87

Bảng 4.1: Tổng hợp ngành nghề của thị trường xuất khẩu lao động

Việt Nam.................................................................................. 100

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An........................................... 46

Biểu đồ 3.1. Số lượng doanh nghiệp XKLĐ tỉnh Nghệ An từ năm

2015 đến năm 2017 ................................................................ 51

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo trình độ tỉnh Nghệ An từ

năm 2015 đến năm 2017 ........................................................ 56

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn lao động rất dồi

dào với 54,8 triệu lao động (tính đến hết năm 2017), trong khi hàng năm bổ

sung thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động. Tạo việc làm và sử dụng hiệu

quả số lao động này đang là quan tâm của cả xã hội.

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần giải

quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công

nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Cùng với

các giải pháp giải quyết việc làm trong nước, xuất khẩu lao động là một chiến

lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc

xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất khẩu lao

động còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước

ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ

hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn

vào khu vực và quốc tế.

Theo số liệu Cục Thống kê Nghệ An năm 2017, Nghệ An là tỉnh có quy

mô dân số lớn thứ 4 trong cả nước với dân số trung bình hơn 3,037 triệu

người, trong đó có gần 1,953 triệu lao động. Bình quân hàng năm số lao động

đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh trên 4 vạn người. Xét về cơ

cấu, lực lượng lao động phần lớn là trẻ, độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 19%, từ 25 -

34 chiếm 22% và tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Lao động có trình độ

chuyên môn kỹ thuật tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ,

lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử,... còn một số nghề lại quá ít lao động

đã qua đào tạo như chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây

dựng. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng

lao động Nghệ An đang còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị

trường lao động.

2

Trong những năm qua, xuất khẩu lao động luôn được tỉnh uỷ, HĐND,

UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo nhằm phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh. Nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao động

đã góp phần cải thiện đời sống gia đình, giúp nhiều gia đình thoát nghèo trở

nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành nhà đầu tư, chủ doanh

nghiệp tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác hoặc được tuyển vào vị trí

chủ chốt của doanh nghiệp từ đó đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế,

chính trị xã hội của tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên, quá trình hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động đang còn

nhiều nhược điểm, thiếu sót như: việc quản lý xuất khẩu lao động chưa tốt,

quyền lợi người lao động của nước ta ở nước ngoài chưa được quan tâm đầy đủ

cả về vật chất và tinh thần; công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ còn

nhiều hạn chế, người lao động chưa tiếp cận được nhiều các thông tin; năng

lực và hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp XKLĐ và đơn vị làm dịch vụ

cung ứng LĐXK còn hạn chế thiếu sót, chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu

ngày càng gia tăng của các thị trường và cả của những người lao động; chất

lượng lao động kém, trình độ ngoại ngữ thấp, ý thức kỷ luật của người lao động

chưa cao...

Từ đòi hỏi khách quan của thực tiễn, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề

tài: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại Tỉnh Nghệ An” làm đề tài

luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Thông qua nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động của Tỉnh Nghệ An,

đề tài đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động, tạo việc làm, tăng

thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa -

hiện đại hóa tại tỉnh Nghệ An.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu

lao động trên địa bàn tỉnh.

3

- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn

Tỉnh Nghệ An.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh

Nghệ An.

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu

lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp đẩy mạnh

xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp nghiên cứu trong khoảng thời gian từ

năm 2015 đến năm 2017.

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao

động trên địa bàn Tỉnh Nghệ An thông qua nội dung phát triển doanh nghiệp

xuất khẩu lao động, nguồn xuất khẩu lao động, thị trường xuất khẩu lao động

và công tác quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động, từ đó đề xuất giải

pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

4. Những đóng góp của đề tài

Tìm hiểu tình hình xuất khẩu lao động (XKLĐ) của một số tỉnh tương

đồng với tỉnh Nghệ An, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào

hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Nghệ An.

Đánh giá thực trạng và khái quát được những thành tựu, những thiếu sót

chủ yếu và nguyên nhân trong công tác XKLĐ ở tỉnh Nghệ An những năm qua.

Đề xuất một số giải pháp khả thi đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các

giảng viên, các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong lĩnh vực hợp

tác lao động quốc tế và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!