Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI PHƯƠNG LINH
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI PHƯƠNG LINH
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐẠT
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Mai Phương Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Giải pháp chủ yếu xây dựng
nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học,
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế học của trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn
Hữu Đạt, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học
Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
đồng chí tại UBND Huyện Thanh Sơn, UBND các xã, phòng NN&PTNN huyện
Thanh Sơn, các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các đồng chí đã hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp mọi tư liệu liên quan tới đề tài để tôi hoàn
thành tốt nội dung đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Mai Phương Linh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MUC CH ̣ ỮVIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .....................................................3
5. Bố cục của đề tài ............................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ........4
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới..................................................4
1.1.1. Quan niệm về nông thôn và vai trò của nông thôn ..................................4
1.1.2. Xây dựng nông thôn mới .........................................................................7
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.............................................18
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới .............18
1.2.2. Kinh nghiệm xây dưng nông thôn m ̣ ới của môt ṣ ố đia phương ̣ ở Việt
Nam ..................................................................................................................23
1.2.3. Kinh nghiệm rút ra từ xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới và
ở Việt Nam có giá trị tham khảo cho huyện Thanh Sơn.......................31
1.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .........32
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................34
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................34
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin, xử lý số liệu............................................36
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ...........................................................36
2.3. Hệ thống tiêu chí nghiên cứu ....................................................................36
2.3.1. 03 chỉ tiêu về Quy hoạch........................................................................37
2.3.2. 16 chỉ tiêu về Hạ tầng Kinh tế - Xã hội .................................................37
2.3.3. 04 chỉ tiêu về Kinh tế và tổ chức sản xuất .............................................38
2.3.4. 11 chỉ tiêu về Văn hoá - Xã hội - Môi trường........................................39
iv
2.3.5. 05 chỉ tiêu về Hệ thống chính trị............................................................39
Chương 3: THỰC TRẠNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................ 41
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thanh Sơn ........................ 41
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 41
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................ 44
3.2. Thực trạng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn và so sánh với bộ
tiêu chí xây dựng nông thôn mới............................................................. 47
3.2.1. Thực trạng nông thôn ở huyện Thanh Sơn ............................................ 47
3.2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới (tại các xã điều tra) trên địa bàn
huyện Thanh Sơn và so sánh với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới . 50
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thộ mới trên địa bàn
huyện Thanh Sơn..................................................................................... 99
3.3. Đánh giá thành công, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
toàn huyện Thanh Sơn...........................................................................101
3.3.1. Thành công...........................................................................................101
3.3.2. Hạn chế, nguyên nhân ..........................................................................102
3.3.3. Bà
i hoc kinh nghi ̣ êṃ ............................................................................104
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ......................106
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh
Sơn..................................................................................................................106
4.1.1. Quan điểm xây dưng nông thôn m ̣ ớ
i trên đia ḅ àn huyên Thanh Sơn ̣ ..106
4.1.2.Phương hướng xây dựng nông thôn mới trên đia b ̣ àn huyện Thanh
Sơn..................................................................................................................107
4.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn .....................109
4.2. Giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn ..........110
4.2.1. Giải pháp chung ...................................................................................110
4.2.2. Giải pháp riêng cho từng xã .................................................................118
4.3. Kiến nghị..................................................................................................120
4.3.1. Với cấp Trung ương .............................................................................120
4.3.2. Đối với tỉnh Phú Thọ............................................................................120
4.3.3. Đối với ban quản lý các cấp.................................................................121
KẾT LUẬN...................................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................124
v
vi
DANH MUC CH ̣ ỮVIẾT TẮT
ANCT - TTATXH : An ninh chính tri ̣- Trât ṭ ự an toàn xãhội
BHYT : Bảo hiểm Y tế
Bộ GTVT : Bô ̣Giao thông vân t ̣ ải
Bộ VH - TT - DL : Bô ̣Văn hóa - Thể thao và Du licḥ
CN - TTCN - XD : Công nghiêp̣ - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dưng̣
HĐND : Hôi đ̣ ồng nhân dân
MTTQ : Măt tr ̣ ận Tổ quốc
THCS : Trung hoc cơ s ̣ ở
UBND : Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động ...................................................................44
Bảng 3.2: Đơn vị cấp xã, diện tích và dân số huyện Thanh Sơn ..............................47
Bảng 3.3: Tổng hợp số liệu nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.........................48
Bảng 3.4: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí............51
Bảng 3.5: Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí..............................52
Bảng 3.6: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất so với bộ tiêu chí............................58
Bảng 3.7: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường so với bộ tiêu chí .................60
Bảng3.8: Thực trạng hệ thống chính trị so với bộ tiêu chí .......................................63
Bảng 3.9: Diện tích đất đai xã Yên Sơn....................................................................65
Bảng 3.10: Diện tích rừng xã Yên Sơn .....................................................................66
Bảng 3.11: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí..........67
Bảng 3.12: Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí............................68
Bảng 3.13: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất so với bộ tiêu chí..........................72
Bảng 3.14: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường so với bộ tiêu chí ...............73
Bảng 3.15: Thực trạng hệ thống chính trị so với bộ tiêu chí ....................................75
Bảng 3.16: Diện tích đất đai xã Địch Quả ................................................................77
Bảng 3.17: Diện tích rừng xã Địch Quả....................................................................77
Bảng 3.18: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí..........78
Bảng 3.19: Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí............................79
Bảng 3.20: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất so với bộ tiêu chí..........................82
Bảng 3.21: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường so với bộ tiêu chí ...............83
Bảng 3.22: Thực trạng hệ thống chính trị của xã so với bộ tiêu chí .........................85
Bảng 3.23: Diện tích đất đai xã Sơn Hùng................................................................87
Bảng 3.24: Diện tích rừng.........................................................................................88
Bảng 3.25: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí..........89
Bảng 3.26: Thực trạng hạ tầng kinh tế xã hội so với bộ tiêu chí ..............................90
Bảng 3.27: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất so với bộ tiêu chí ............................94
Bảng 3.28: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường so với bộ tiêu chí ...............95
Bảng 3.29: Thực trạng hệ thống chính trị so với bộ tiêu chí ....................................97
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý Nhà nước, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được
thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao
theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao
trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp,
dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống
vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải
thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được
củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được
nâng cao.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ
tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực
cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức
sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành
nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động
ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm;
năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân
tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các
vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,
môi trường...nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư nông thôn. Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 800/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
2
Triển khai thực hiện Quyết định số800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã
đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn như chương trình bê
tông hóa kênh mương, cầu cống, trạm y tế và các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao
đạt chuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng
nghề, phát triển nông nghiệp cận đô thị… theo hướng xây dựng nông thôn mới. Tuy
nhiên, tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn chậm, chưa hiệu quả,
kinh tế các xã vẫn chủ yếu là thuần nông, kết cấu hạ tầng của các xã vẫn còn nhiều
bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đời sống của
nhân dân còn hết sức khó khăn. Nghiên cứu, phân tích đánh giá đúng tình hình, tìm
giải pháp khắc phuc ḥ ạn chế, đẩy nhanh tiến trình xây dưng nông thôn m ̣ ớ
i trên điạ
bàn huyêṇ thưc̣ sựlà nhu cầu cấp bách đăt ra hi ̣ ên nay. Vì v ̣ ậy tôi quyết đinh ch ̣ ọn đề
tài nghiên cứu: “Giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ” làm luân văn, v ̣ ới mong muốn được đóng góp thiết thưc v ̣ ào công
cuôc̣ xây dưng nông thôn ̣ mớ
i của quê hương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý
luân ṿ à
thực tiễn về xây dưng nông ̣
thôn mớ
i; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp có cơ sở, phù hơp xây d ̣ ựng nông
thôn mới ở huyện Thanh Sơn, góp phần thực hiện các chỉ tiêu mà tỉnh Phú Thọ đề ra
về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
2.2. Nhiêm v ̣ ụcụ thể
Để thưc hi ̣ ên ṃ ục tiêu chung, luân văn c ̣ ó nhiệm vụ nghiên cứu cu ̣thể sau:
- Hệ thống hóa môt ṣ ố vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới;
Đánh giá thực trạng
Xây dựng nông thôn mới trên đia ̣ bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong
thời gian qua; làm rõnhững thành công, hạn chế và nguyên nhân han ch ̣ ế, yếu kém
cần giải quyết
- Đề xuất giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh
Sơn góp phần thực hiện thành công các chỉ
tiêu mà huyên đ ̣ ề ra về xây dựng nông
thôn mới đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nôị dung về xây dựng nông thôn mới,
thưc tr ̣ aṇ g và giải pháp xây dựng nông thôn mới ở các xã thuộc khu vực nông thôn ở
huyện Thanh Sơn.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài triển khai nghiên cứu, điều tra khảo sát tập trung trên địa bàn 4 xã (Lương
Nha, Yên Sơn, Địch Quả, Sơn Hùng) thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015;
đề xuất giải pháp cho giai đoạn năm 2016-2020.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu môt ṣ ố vấn đề lý
luân ̣ và
thưc̣ tiễn xây dưng nông ̣
thôn mớ
i và giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu nghiên cứu, tham khảo tương đối toàn diện về xây dựng nông thôn mới ở
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vì vậy luận văn có những đóng góp khoa học như
sau:
Thứ nhất, đưa ra và luận giải được những quan điểm cơ bản về nông thôn, vai
trò của nông thôn và việc xây dựng nông thôn mới đồng thời phân tích những kinh
nghiệm xây dựng nông thôn ở trên thế giới và Việt Nam qua đó áp dụng vào thực tiễn
xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Thứ hai, chỉ rõ thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng
nông thôn mới, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng nông thôn mới
ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Thứ ba, trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp
chủ yếu và khả thi nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới ở
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Quan điểm và giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Quan niệm về nông thôn và vai trò của nông thôn
1.1.1.1. Quan niệm về nông thôn
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn. Có quan điểm cho rằng
nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn hoặc cũng có quan điểm cho rằng dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng
hoặc dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường để xác định vùng nông thôn.
Khái niệm về nông thôn trong Văn bản chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT: Nông thôn là phần lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
Tóm lại, nông thôn là một phần lãnh thổ sinh sống chủ yếu làm nghề nông của
tập hợp dân cư; tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã
hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là uỷ ban nhân dân xã.
1.1.1.2. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một quá trình tất yếu, là những thay đổi cần thiết ở vùng
nông thôn để cải thiện một cách bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường,
nhằm nâng cao chất lượng đời sống của dân cư nông thôn. Theo quan điểm thông
thường, bản chất của phát triển là tăng trưởng và hiện đại hoá mang lại cho người
nghèo cuộc sống ổn định hơn.
Phát triển nông thôn là một chiến lược đời sống kinh tế và xã hội của đa số
người nghèo ở nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát triển đến
với những người nghèo nhất trong những người nghèo nhất đang tìm kế sinh nhai ở
các vùng nông thôn. Nhóm này gồm những tiểu nông, tá điền và những người không
có ruộng đất canh tác.
Phát triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, đảm bảo sự tồn tại
bền vững và sự tiến bộ lâu dài trong nông thôn. Phát triển nông thôn bền vững là sự
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn với tốc độ cao, là quá trình làm tăng mức sống
của người dân nông thôn. Sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên mà vẫn bảo đảm giữ gìn môi trường sinh thái nông thôn; phát triển nông
thôn đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng không được làm cạn kiệt tài nguyên,
không để lại hậu quả cho thế hệ tương lai.