Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc thổ ở miền tây nghệ an
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1234

Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc thổ ở miền tây nghệ an

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

======***======

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC

Đề tài:

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA DÂN TỘC

THỔ Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện : Võ Thị Thùy Trang

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Lớp : 15SLS

Người hướng dẫn : TS. Trương Anh Thuận

Đà Nẵng, Tháng 01 năm 2019

1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Trong đó, người Kinh (Việt) chiếm gần 90%

tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc. Trải qua bao thế kỷ,

cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu

tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập, tự do và xây dựng đất

nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc

văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống vật chất và tinh thần, từ

ăn, mặc, ở, đi lại cho đến quan hệ xã hội, phong tục tập quán các hoạt động cưới xin,

ma chay, thờ cúng, lễ tết, văn nghệ, vui chơi…

Cũng như nhiều địa phương khác, Nghệ An là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số

cùng chung sống, bao gồm: Thái, Mường, Hmông, Thổ, Ơ đu. Các dân tộc ít người

ở Nghệ An vừa mang những đặc điểm chung của các dân tộc trong nước vừa mang

những nét đặc thù của một số dân tộc ít người cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất

định. Việc tìm hiểu các dân tộc ít người trong tỉnh sẽ giúp ta nhân thức thêm sâu sắc

cái chung và cái riêng về vấn đề dân tộc ở Nghệ An, hiểu đầy đủ hơn tính đa dạng

và phong phú của vấn đề dân tộc ở nước ta. Điều đặc biệt quan trọng là từ tình hình

đặc điểm cụ thể về địa lý, môi trường sinh thái, cư dân, lịch sử của một vùng lãnh

thổ nhất định, nêu lên bản sắc văn hoá của các tộc người trong vùng, mối quan hệ

giao lưu văn hoá các dân tộc, tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển của

các tộc người ở đây. Việc nghiên cứu các dân tộc ít người ở Nghệ An, trong đó có

cộng đồng người Thổ sẽ cho ta cứ liệu để nói lên một cách hùng hồn những thành

tựu cực kỳ to lớn trong chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong

thời gian qua; mặt khác những tồn tại lâu nay ở các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt về

phương diện nâng cao hơn nữa đời sống mọi mặt của đồng bào, làm cho “ai cũng có

cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” như mong muốn của Bác Hồ, đồng thời

nhận thấy rõ những vấn đề cấp bách trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn nữa

chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước với ba nguyên tắc cơ bản là đoàn kết,

bình đẳng, tương trợ.

2

Để giải quyết các nội dung đặt ra ở trên, tôi đã chọn vấn đề “Giá trị văn hóa

tinh thần của dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An” để làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, văn hóa tinh thần gắn liền

với đời sống con người, nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cộng đồng. Đối với

việc nghiên cứu về cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Nghệ An, trong đó có dân

tộc Thổ, từ trước đến nay đã thu hút sư quan tâm của giới nghiên cứu. Tác giả

Nguyễn Đình Lộc - Cán bộ giảng dạy khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh đã dành

nhiều thời gian tìm hiểu chủ trương thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Nghệ An. Ông

đã tiến hành nhiều đợt điền dã dân tộc học ở vùng núi cao Nghệ An, cùng lăn lộn

với đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây trong nhiều năm. Kết quả

nghiên cứu khoa học của anh đã được công bố một phần và được đưa vào nội dung

giảng dạy cho sinh viên các ngành khoa học xã hội của Trường. Gần đây, ông còn

có dịp trở lại thực địa để bổ sung, chỉnh lý một số tư liệu, và nhất là nắm bắt những

vấn đề mới nảy sinh trong đời sống các dân tộc ở đây trong quá trình thực hiện công

cuộc đổi mới theo đường lối Đại hội VI, VII của Đảng ta. Tuy nhiên, công trình trên

cũng chỉ mới nghiên cứu khái quát các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh, mà

chưa đi sau tìm hiểu về dân tộc Thổ, đặc biệt là giá trị văn hóa tinh thần của cộng

đồng người này.

Trong đó, trong các công trình nổi tiếng như Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần

Quốc Vượng; Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm; Văn hóa vùng và phân

vùng văn hóa của Ngô Đức Thịnh... đã cung cấp cho chúng tôi vấn đề lý luận chung

về văn hóa với một hệ thống lý thuyết, khái niệm, cấu trúc đặc trưng văn hóa. Đây

là những công trình cần thiết cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa nói chung

và văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng.

Nhìn chung, tuy đã bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng

đất Nghệ An, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nào đi sâu

nghiên cứu giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ ở miền tây Nghệ An. Vì vậy,

3

tôi đã chọn “Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An” để

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

• Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài nhằm tìm hiểu các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ

ở miền Tây Nghệ An, từ đó đề ra giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc

trưng của dân tộc này đang bị mai một hoặc mất dần đi qua thời gian.

• Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ:

Nghiên cứu giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ trên các phương diện tôn

giáo – tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, văn học dân gian, âm

nhạc…..

Đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ

trong giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trịvăn hóa tinh thần của dân tộc Thổ ở

miền Tây Nghệ An.

• Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn sinh sống của

dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An, bao gồm các huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con

Cuông, Tương Dương và Quỳ Hợp.

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các giá trị văn hóa tinh thần được lưu giữ

trong cộng đồng người Thổ từ trước cho đến nay.

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

• Nguồn tài liệu

Đề tài khai thác, sử dụng các tư liệu gồm:

Các sách địa phương chí.

4

Công trình biên khảo của các nhà nghiên cứu về dân tộc Việt Nam nói chung và

dân tộc Thổ nói riêng.

Các bài báo trên các phương tiện truyền thông và các trang mạng.

Tư liệu điền dã, thực tế địa phương trên địa bàn cư trú của dân tộc Thổ Nghệ An

hiện nay.

• Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử

và phương pháp lôgic. Ngoài ra còn vận dụng một số phương pháp khác như phân

tích, so sánh, các phương pháp liên ngành khác.

6. Đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài làm rõ giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ, nêu lên

những bản sắc văn hóa riêng biệt vốn có của cộng đồng người này. Trên cơ sở đó đề

ra giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó cho thế hệ sau.

Ngoài ra, đề tài cung cấp một hệ thống tư liệu hoàn chỉnh về văn hóa tinh thần

của đồng bào dân tộc Thổ, góp phần nghiên cứu một cách toàn diện hơn về văn hóa

của vùng đất này. Mặt khác, khi đề tài hoàn thiện sẽ là một tài liệu tham khảo trong

việc học tập và nghiên cứu cho những ai quan tâm đếnvăn hóa tinh thần của cộng

đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và dân tộc Thổ nói riêng.

7. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục đề tài bao gồm hai

chương:

Chương 1: Khái quát về vùng đất miền Tây Nghệ An và dân tộc thổ ở miền

Tây Nghệ An

Chương 2: Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An

5

NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT MIỀN TÂY NGHỆ AN VÀ DÂN

TỘC THỔ Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN

1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên vùng đất miền Tây Nghệ An

1.2. Khái quát về dân cư

1.3. Đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ

Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA DÂN TỘC THỔ Ở MIỀN

TÂY NGHỆ AN

2.1. Khái quát về giá trị văn hóa tinh thần

2.1.1. Định nghĩa

2.1.2. Phân loại văn hóa

2.2. Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc thổ ở miền Tây Nghệ An

2.2.1. Tôn giáo – tín ngưỡng

2.2.2. Phong tục tập quán

2.2.3. Lễ hội truyền thống

2.2.4. Âm nhạc dân gian

2.2.5. Văn học dân gian

2.3. Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của

dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An

2.3.1. Thực trạng văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ

2.3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ

6

KẾT LUẬN

Văn hoá tinh thần của dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An là một bộ phận không

thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người dân tộc này, có tác động qua lại với

trên nhiều phương diện. Việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa tinh thần dân tộc Thổ đã

giúp khám phá được những giá trị đặc sắc về văn hóa tinh thần của cộng đồng dân

tộc ở miền Tây xứ Nghệ. Văn hóa tinh thần dân tộc Thổ còn là nguồn sử liệu quan

trọng và tin cậy để nghiên cứu quá khứ và truyền thống của dân tộc này. Do vậy,

vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu văn hóa tộc

người, đồng thời đề ra giải pháp đảm bảo đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa

tinh thần vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của bộ phận cư dân

Thổ ở Nghệ An, góp phần tích cực phát huy và bảo vệ các giá trị đó.

Có thể nói, những tư liệu văn hóa tinh thần còn lưu lại trên mảnh đất Nghệ An,

rất phong phú, đa dạng từ hình thức, nội dung thể hiện trong đình, chùa, dòng họ,

gia phả… Nó được coi là những bảo vật mà các bậc tiền nhân dân tộc Thổ ở miền

Tây Nghệ An để lại. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghien cứu những giá trị

văn hóa tinh thần của người dân tộc Thổ thờ được biểu hiện cụ thể ở tục thờ cúng tổ

tiên và thành hoàng, các lễ hội, phong tục tập quán, âm nhạc, văn học dân gian…,

với hy vọng sẽ bổ khuyết cho những mãng chưa được tìm hiểu sâu trong văn hóa

tinh thần dân tộc Thổ.

Hiện nay vấn đề bảo tồn văn hóa tinh thần dân tộc Thổ ở Nghệ An vẫn đang

được các cấp lãnh đạo địa phương tiến hành. Công việc này được bắt đầu từ hoạt

động sưu tầm nghiên cứu trong dân gian, để phân loại, xếp hạng, nhận định loại

hình nào có khả năng mất mát mà đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy một cách hợp

lý. Bên cạnh đó, cần phải có kế hoạch lâu dài trong việc phục dựng lại những giá trị

văn hóa truyền thống cũng như khai thác các giá trị đó từ các nghệ nhân người Thổ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!