Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
306.09597
DV028922
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG
THU VIÊN TĨNH TRÀ VINH
DV028922
NHẢ XƯẢT BÁN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
32 (V) 5
CTQG - 2011
TS. HUỲNH THANH QUANG
ỉịO Í . o ĩ ^ Ĩ ?
<5í AồO
GIÁ TRỊ
VĂN HÓA
KTịnTER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG
(Sách tham khảo)
THƯVIỆN TỈNH TRÀ VINH
SÁCH PHÒNG ĐỌC
028952 / '
NHÀ XUẤT b ả n c h ín h t r ị Qưốc g ia - sự THẬT
Hà Nội-2011
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Theo dòng lịch sử và chiều dài đất nước từ Bắc xuống Nam,
đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ, nơi dừng chân của
những dòng chảy văn hóa, cùng với đó, những giá trị văn hóa
cũng được kết tinh, lắng đọng. Đóng góp vào các tầng văn hóa
vùng đồng bằng “sông nước miệt vườn” này không thể không nói
tới lát cắt văn hóa độc đáo, phong phú, giàu bản sắc của cộng
đồng người Khmer nơi đây.
Văn hóa Khmer đồng bằng sông cửu Long bao gồm cả văn
hóa vật thể và phi vật thể, vối nhiều lĩnh vực đa dạng, phản ánh
rõ nét đặc điểm nền văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa
nưốc cổ truyền, in đậm dấu ấn Bàlamôn giáo và Phật giáo Tiểu
thừa. Có thể nói, tính quần chúng rộng rãi quyện chặt vối tín
ngưỡng tôn giáo là giá trị văn hóa nổi bật của văn hóa Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian tới, để bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thông của đồng bào
Khmer cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện
và cần có sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp lãnh đạo, chính
quyển, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan chức năng, đặc
biệt là sự đoàn kết, phấn đấu vươn lên của chính đồng bào
Khmer - những chủ nhân đích thực của nển vãn hóa này.
Để giúp bạn đọc có điểu kiện nghiên cứu, tìm hiểu thêm về
dân tộc Khmer và văn hóa Khmer đồng bằng sông Cửu Long,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách
5
Giá trị văn hóa K hm er vùng đồng bằng sông Cửu Long
của TS. Huỳnh Thanh Quang.
Cuốn sách tập trung nghiên cứu một số giá trị cơ bản của
văn hóa Khmer đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng việc phát
huy giá trị văn hóa Khmer thòi gian qua, trên cơ sở đó để xuất
phương hưống và một số giải pháp nhằm phát huy giá trị văn
hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện
nay. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo bổ ích, nhất là đối với
những nhà nghiên cứu dân tộc học và những độc giả quan tâm
đến văn hóa Khmer nói riêng, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam
nói chung.
Trân trọng giói thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 9 năm 2011
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT
6
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốíc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc ở
nước ta đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần tạo
nên nền văn hóa Việt Nam vừa thông nhất, vừa đa dạng.
Phát huy tính thông nhất và tính đa dạng là hai yêu
cầu bắt buộc trong sự phát triển của nền văn hóa nưốc ta.
Tính đa dạng yêu cầu phải bảo tồn, khai thác và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thông của các dân tộc, tôn
trọng những sắc thái riêng trong văn hóa các dân tộc.
Nhưng tính đa dạng phải được đặt trong mối quan hệ với
tính thống nhất, tính thống nhất được thể hiện ở những
giá trị văn hóa chung giữa các dân tộc trong từng khu vực
cũng như trong cả nước, những giá trị chung đó được hình
thành từ hoạt động giao lưu văn hóa trong suốt quá trình
dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc, phản
ánh truyền thống đoàn kết và có vai trò rất quan trọng tạo
nên sự gắn bó giữa các dân tộc, là “chất keo” kết dính cộng
đồng các dân tộc thành một khối thống nhất trong toàn
lãnh thổ.
Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII),
văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, nó có
vai trò rấ t quan trọng, vừa là động lực vừa là mục tiêu của
7
sự phát triển dân tộc. Thực hiện chủ trương của Đảng là
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, đòi hỏi nước ta phải phát triển
nền văn hóa chung của cả cộng đồng quốíc gia Việt Nam,
đồng thời bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa của
từng dân tộc theo kịp sự phát triển văn hóa tiến bộ của
nhân loại, trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, những giá trị
văn hóa của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam nói riêng.
Dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long là một
trong 54 dân tộc ở nước ta, có nền văn hóa đặc sắc, thể
hiện trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa nghệ thuật, kiến
trúc, lễ hội truyền thông, đặc điếm cư trú... Đặc biệt, văn
hóa Khmer hòa quyện chặt chẽ với tín ngưỡng tôn giáo
(Phật giáo Tiểu thừa) và chính điều đó làm cho nó ảnh
hưởng sâu rộng tối toàn bộ đời sông (cả vật chất lẫn tinh
thần) của dân tộc này.
Văn hóa Khmer đồng bằng sông Cửu Long phát triển
khá sớm, từng có những giai đoạn phát triển rực rỡ. Trong
đó vừa bảo lưu các giá trị văn hóa Khmer truyền thông
lâu đời, vừa có những giá trị phản ánh nét đặc thù vùng
đồng bằng sông Cửu Long và những giá trị thể hiện kết
quả quá trình giao lưu văn hóa vối các dân tộc cùng cộng
cư ở vùng này.
Trong thời gian qua, thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy đảng và chính quyền
ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều
chủ trương, biện pháp tích cực tác động toàn diện đến
đời sống đồng bào Khmer, làm cho đời sống của đồng bào
được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách
tổng thể và so sánh với mặt bằng chung thì hiệu quả
thực hiện các chính sách liên quan đến đồng bào Khmer
vẫn còn có những hạn chế như: đời sống của dân tộc Khmer,
trong đó có đời sông văn hóa, vẫn còn một khoảng cách so
với các dân tộc cùng sống trên địa bàn (người Kinh, người
Hoa); sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền
vùng này chưa đúng mức. Lợi dụng tình hình trên, cùng
vối những diễn biến phức tạp của vấn đê tôn giáo, vấn đê
dân tộc trên thê giới và khu vực, các thê lực thù địch đã
xuyên tạc lịch sử, kích động lôi kéo đồng bào Khmer
nhằm chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc ở đồng bằng sông
Cửu Long làm cho có lúc, có nơi tình hình trên trở nên
nghiêm trọng. So với các dân tộc hiện đang cư trú ở đồng
bằng sông Cửu Long thì dân tộc Khmer là dân tộc có mặt
ở vùng này sớm nhất. Từ khi người Kinh, người Hoa,
người Chăm đến địa bàn này cư trú, các dân tộc cộng cư ở
đây đã cùng nhau gắn bó trong suốt quá trình khai khẩn,
biến vùng đất hoang sình lầy, ngập mặn trở thành một
vùng đồng bằng trù phú. Đồng thời, các dân tộc đã đoàn
kết chặt chẽ trong cuộc đấu tranh chống phong kiến bóc
lột và thực dân xâm lược. Thực tế đã chứng minh rằng
dân tộc Khmer từ lâu đã trở thành một bộ phận gắn bó
máu thịt trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã đoàn
kết cùng các dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần
làm nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng chung, cả
trong đấu tranh chống ngoại xâm cũng như trong công
cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
9
Hơn lúc nào hết, cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ
về dân tộc Khmer và văn hóa Khmer đồng bằng sông
Cửu Long, giúp mọi người, trước hết là đồng bào Khmer
nước ta hiểu được những giá trị văn hóa truyền thông
đáng tự hào của dân tộc mình, nâng cao ý thức giữ gìn và
phát huy những giá trị đó, loại bỏ dần những truyền
thống lạc hậu, tiêu cực, nhằm đưa dân tộc Khmer và văn
hóa Khmer đồng bằng sông Cửu Long phát triển, rút
ngắn sự chênh lệch so với các dân tộc khác trong vùng
cũng như so vói mặt bằng chung của cả nước, thông qua
đó nâng cao ý thức và năng lực thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm củng cô' sự đoàn
kết giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, góp
phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, chống
lại những hoạt động xuyên tạc, phá hoại của các thế lực
thù địch trong và ngoài nưốc.
10
Chương I
GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG
I. DÂN TỘC KHMER VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cử u LONG
1. Dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông cửu Long
Về mặt địa lý - tự nhiên, đồng bằng sông Cửu Long
nằm ở hạ lưu sông Mê Công, phía bắc giáp Campuchia,
phía đông giáp sông Vàm cỏ, phía nam giáp biển Đông và
phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trong lịch sử hành chính
trước thế kỷ XIX, đồng bằng sông Cửu Long được gọi là
“Nam Kỳ lục tỉnh” hoặc “các tỉnh miền Tây Nam Bộ”. Hiện
nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm địa phận
của một thành phô" (Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, An
Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau). Đây là một vùng đồng bằng màu mỡ, có mạng lưới
sông ngòi chằng chịt, được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền,
sông Hậu và phù sa của biển, một vùng khí hậu ổn định,
trong năm phân ra hai mùa mưa, nắng rõ rệt.
11
Tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
rấ t phong phú. Ngoài tài nguyên về đất và nước, đồng
bằng sông Cửu Long còn nhiều tài nguyên khoáng sản
như nguyên liệu hóa chất, phân bón và đá vôi làm vật
liệu xây dựng. Đáng chú ý là rừng tự nhiên còn khoảng
260.000 ha, chiêm 6,8% diện tích đồng bằng sông Cửu
Long, trong đó chủ yếu là rừng ngập mặn khoảng
120.000 ha và rừng tràm khoảng 100.000 ha. Tài nguyên
thủy sản cũng là một thế mạnh của đồng bằng sông Cửu
Long, được phân bô" theo ba vùng sinh tụ: vùng sông rạch
và các khu vực ngập nưốc trong mùa mưa, vùng cửa sông
và vùng ven biển. Tài nguyên thủy sản dồi dào nhất ở
đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng đặc quyền kinh tế
biển. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài 743 km,
chiêm 22,5% chiều dài bờ biển cả nưốc, chạy từ biển
Đông sang vịnh Thái Lan. Trữ lượng hải sản toàn vùng
chiêm khoảng 40 - 45% trữ lượng hải sản của cả nước.
Tiềm năng m ặt nước cho nuôi trồng thủy sản khoảng nửa
triệu hécta. ở đây còn có nhiều loại nồng sản phong phú,
đa dạng, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới với nhiều
chủng loại và sản lượng lốn.
Cư dân nơi đây chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa,
Chăm, trong các dân tộc cư trú ở đây, người Khmer là cư
dân có m ặt ỏ vùng đất này từ rất sóm. Theo các tài liệu
lịch sử, vào khoảng đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ
Việt Nam đà hình thành quốc gia có tên gọi Phù Nam.
Phù Nam là một quốc gia ven biển mà trung tâm là
vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay, cư dân chủ thể là người
12
Mã Lai - Đa Đảo có truyền thống hàng hải và thương
nghiệp khá phát triển. Trong thời kỳ cường thịnh (từ thế
kỷ I), Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng, chi phối toàn bộ
vùng vịnh Thái Lan và kiểm soát con đường giao thông
huyết mạch từ nam Đông Dương sang An Độ qua eo Kra.
Thời kỳ hưng thịnh của Phù Nam, nơi đây đã hình
thành và phát triển nền văn hóa Óc Eo rực rỡ (từ thế kỷ II
đến thế kỷ VIII), đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa lịch
sử trong công cuộc chinh phục đồng bằng sông Cửu Long.
Sau thời kỳ phát triển rực rỡ, đến thế kỷ VI, Phù Nam suy
tàn. Vào đầu thế kỷ VII, Chân Lạp, vôn là một thuộc quốc
của Phù Nam đã đánh chiếm một phần lãnh thổ của Phù
Nam (phần lãnh thổ này tương ứng với Nam Bộ Việt Nam
ngày nay).
Nước Chân Lạp do ngươi Khmer xây dựng, lại nằm ở
phía đông bắc Phù Nam, nên rất có thể những nhóm tộc
người Môn - Khmer cổ đã có m ặt trên vùng đất giáp ranh
và sông xen kẽ với người Mã Lai - Đa Đảo. Lúc này
“trong một sô' sách của Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi
“Thủy Chân Lạp” để chỉ phần lãnh thổ của Phù Nam bị
Chân Lạp chiếm nhằm phân biệt với vùng đất “Lục Chân
Lạp”, tức vùng đất gốc của Chân Lạp”. Trong giai đoạn
này, có nhiều vương quốc nhỏ vốn là thuộc quốc của Phù
Nam nổi lên thành những nước mạnh, tấn công vào
những nước lân cận.
Trong sô" đó có Srivijaya của người Java. Vào nửa sau thế
kỷ VIII, quân đội nước này đã liên tục tiến công vào các quốc
gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là Thủy Chân Lạp bị
13
quân Java chiếm. Cả Vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ
thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến năm 802 mới
kết thúc. Trong vòng gần một thế kỷ, vùng đất Nam Bộ đã
nằm dưới quyền kiểm soát của ngưòi Java.
Đến cuối thế kỷ VIII, văn hóa Óc Eo cũng bắt đầu suy
tàn và trong nhiều thế kỷ tiếp theo, vùng đồng bằng sông
Cửu Long trỏ nên hoang vu.
Từ thế kỷ X trở đi, do biển rút dần, những vùng ven
biển nổi lên những giồng đất, giồng cát màu mỡ, thu hút
cư dân đến cư trú. Từ thế kỷ XII, những người nông dân
Khmer nghèo, trôn chạy sự bóc lột hà khắc, nạn lao dịch
nặng nề của giai cấp phong kiến và các triều đại Ảngco, đã
tìm cách di cư đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Từ thế kỷ XV, khi đế chế Ảngco sụp đổ, người dân
thuộc đế chế này càng rơi vào cảnh đói nghèo và bị đàn áp
nặng nề bởi bọn phong kiến ngoại tộc Thái Lan. Để thoát
khỏi ách áp bức ngoại tộc, người Khmer (kể cả quan lại, sư
sãi và trí thức Khmer đương thời) đã tìm đến đồng bằng
sồng Cửu Long ngày một đông1.
Đến thê kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ vùng
đất Thuận Quảng đến khẩn hoang và lập những làng
người Việt đầu tiên ở Nam Bộ. Năm 1620, chúa Sãi
Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình là công chúa
Ngọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II...
Dưới sự bảo hộ của Hoàng hậu người Việt, cư dân từ vùng
1. Theo Vản hóa các dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng ưà
những vấn để đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.12.
14
Thuận Quảng vào sinh sôrig, làm ăn ở lưu vực sông Đồng
Nai ngày một đông thêm.
Bên cạnh những cuộc di cư đó vào năm 1625, triều
đình Ảngco đã phải chính thức chấp nhận 40.000 hộ người
Việt vào đồng bằng sông Cửu Long sinh sông. Đến năm
1765, toàn địa phận Nam Việt ngày nay thuộc về chúa
Nguyễn, người Chân Lạp chỉ còn giữ đất Cao Man. Cuộc
tranh chấp này kết thúc năm 1859, vào triều đại Âng
Đuông ỏ Campuchia1.
Cùng vối nhóm cư dân người Việt, trong thời gian
này cũng xuất hiện những người Hoa Nam - Trung Quốíc,
do không khuất phục triều đình Mãn Thanh nên đã di cư
đến vùng đồng bằng màu mỡ này góp phần thúc đẩy
nhanh hơn quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam
Bộ - Việt Nam.
Khi người Việt, người Hoa và tiếp đến là người Chăm
đến vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đoàn kết vối người
Khmer, cùng nhau “chung lưng đấu cật” cải tạo vùng đất
sình lầy, đầy thú dữ dần dần trở thành một vùng đồng
bằng màu mỡ, trù phú.
Trong suốt quá trình cộng cư gần ba thế kỷ qua, các
dân tộc ở vùng đồng bàng sông Cửu Long đã đoàn kết lao
động sản xuất, cải tạo địa bàn sinh tụ, đoàn kết chống sự
áp bức, bóc lột của phong kiến, sự xâm lược của ngoại
bang, bảo vệ lãnh thổ chung của cả cộng đồng, họ đã cùng
có chung vận mệnh lịch sử, có chung lợi ích... Quá trình đó
1. Theo Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Sóc Trăng: Truyền
thống Khmer Nam Bộ, Sóc Trăng, 1998, tr. 17.
15
đã tạo điều kiện cho các dân tộc có sự giao lưu, tiếp biến
văn hóa, hình thành nên một diện mạo văn hóa vùng đa
dạng, phong phú bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng
của từng tộc người. Bởi vì, các cư dân khi đến đây thường
là đi riêng lẻ từng cá nhân, ra đi là dứt bỏ những lề tục
xưa cũ, nhất là những người bị tội đồ mà ra đi, vì nghèo
đói mà lưu lạc. Bởi thế, buồi ban đầu, dân tứ xứ, dân tứ
chiêng, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ tập hợp lại, đùm
bọc, nương tựa vào nhau để trụ lại nơi đất mới lạ lẫm, đầy
thử thách này.
Nhưng dẫu sao con người vẫn là con ngưòi, họ không
thể từ trên trời rơi xuống, từ kẽ đất chui lên, mà đều phải
từ một nơi gốc gác, từ một nơi chôn nhau, vẫn phải từ một
truyền thống nào đó mà mình xuất thân, vẫn phải mang
về đây đù ít ỏi những cái gì mà họ đã từng có1.
Do đó, bất luận là người Kinh. Khmer, Hoa hay Chăm,
họ đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa mà họ
xuất thân. Hơn nữa, đổi với các dân tộc tụ cư ở đây, nền văn
hóa của dân tộc họ đều có một thời phát triển rực rỡ, nên bên
cạnh những giá trị văn hóa chung, được hình thành do quá
trình cộng cư, quá trình tiếp biến văn hóa lẫn nhau giữa các
dân tộc, thì mỗi dân tộc vẫn còn giữ cho mình những giá trị
văn hóa đặc sắc, khồng thể hòa lẫn được.
Cho đến nay, đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long có khoảng trên 1.2 triệu dân, cư trú xen kẽ
và tập trung đông ỏ các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau,
1. Theo Ngô Đức Thịnh: Vãn hóa vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2004, tr. 267.
16