Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1776

Giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐINH THỊ HÀ

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐINH THỊ HÀ

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thu Trang

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của

TS. Ngô Thị Thu Trang. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Các

tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐINH THỊ HÀ

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô Thị Thu Trang đã tận tình

hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong việc hoàn thành luận văn.

Luận văn là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp cơ sở “Giáo dục

giá trị văn hóa truyền thống qua truyện thơ Nôm Tày cho học sinh phổ thông

dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc”, mã số đề tài CS.2021.10 (TS.

Ngô Thị Thu Trang chủ nhiệm đề tài; Tổ chức chủ trì: Trƣờng Đại học Sƣ

phạm - ĐHTN).

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc khoa Ngữ văn trƣờng Đại học

Sƣ phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập.

Do giới hạn kiến thức và khả năng lí luận của bản thân còn nhiều thiếu sót

và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài luận

văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................8

6. Đóng góp mới của luận văn.............................................................................9

7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................9

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...............................................................................10

1.1. Các khái niệm .............................................................................................10

1.1.1. Truyện thơ Nôm Tày ...............................................................................10

1.1.2. Văn hoá và giá trị văn hóa truyền thống .................................................13

1.2. Khái quát về truyện thơ Nôm Tày..............................................................17

1.3. Các giá trị văn hóa truyền thống trong văn học .........................................19

1.4. Vài nét về văn hóa dân tộc Tày và dân tộc Tày ở Quảng Ninh .................22

1.4.1. Vài nét về văn hoá dân tộc Tày ...............................................................22

1.4.2. Vài nét về dân tộc Tày ở Quảng Ninh.....................................................24

Tiểu kết ..............................................................................................................25

Chƣơng 2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG

TRUYỆN THƠ NÔM TÀY....................................................................27

2.1. Lòng yêu nƣớc và ý thức cộng đồng ..........................................................27

2.2. Lòng thƣơng ngƣời.....................................................................................32

2.3. Tình cảm gia đình .......................................................................................36

iv

2.4. Tình cảm bạn bè .........................................................................................51

2.5. Tinh thần hiếu học ......................................................................................55

2.6. Ý thức tôn trọng, lối sống hài hòa với thiên nhiên.....................................57

Tiểu kết ..............................................................................................................59

Chƣơng 3. TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN

THỐNG TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................................60

3.1. Tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Nôm Tày

qua chƣơng trình môn Ngữ văn ...................................................................60

3.1.1. Yêu cầu của chƣơng trình Ngữ văn phổ thông mới trong việc giảng

dạy văn học dân tộc thiểu số .....................................................................60

3.1.2. Các biện pháp tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong

truyện thơ Nôm Tày qua chƣơng trình môn Ngữ văn...............................61

3.2. Tích hợp giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ

Nôm Tày qua các hoạt động giáo dục địa phƣơng....................................62

3.2.1. Thực trạng việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong truyện

thơ Nôm Tày ở Quảng Ninh......................................................................62

3.2.2. Tích hợp giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ

Nôm Tày qua các hoạt động giáo dục địa phƣơng....................................66

Tiểu kết ..............................................................................................................85

KẾT LUẬN.......................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................89

PHỤ LỤC .........................................................................................................94

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Văn học các dân tộc thiểu số là bộ phận quan trọng góp phần làm nên sự

phong phú và đa dạng của nền văn học Việt Nam. Bộ phận văn học này đã tái

hiện một cách chân thực và độc đáo những giá trị văn hóa của đồng bào dân

tộc, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá và ƣớc mơ của họ trong từng thời kì. Đó

chính là một trong những kho vàng lịch sử đƣợc tái hiện lại bằng ngôn ngữ

nghệ thuật, đƣợc gìn giữ và lƣu truyền trong dân gian.

Trong kho tàng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, truyện thơ Nôm Tày

là thể loại tiêu biểu và có nhiều thành tựu. Truyện thơ Nôm Tày không chỉ là

những tác phẩm truyền miệng mang đậm sắc thái dân tộc Tày mà còn đƣợc lƣu

truyền bởi hệ thống chữ viết riêng. Truyện thơ Tày có vị trí đặc biệt trong đời

sống của cộng đồng ngƣời Tày. Đó là bộ phận quan trọng và đặc sắc làm nên giá

trị văn hóa dân tộc Tày. Truyện thơ kết tinh giá trị văn hóa tinh thần, các kinh

nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục,

tập quán… của ngƣời Tày qua nhiều thế hệ. Đặc biệt, các giá trị văn hóa truyền

thống là một nội dung rất quan trọng đƣợc phản ánh trong truyện thơ Tày.

Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày sẽ góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn

hóa truyền thống quý báu của cộng đồng các dân tộc ít ngƣời Việt Nam.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lƣợc phát triển bền

vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò

quan trọng nhất. Bằng con đƣờng giáo dục và thông qua giáo dục, giá trị văn

hóa tinh thần của các dân tộc đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế hệ. Giáo dục giúp

cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó có ý thức

trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình,

tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.

Chƣơng trình Ngữ văn phổ thông mới 2018 đƣợc thiết kế theo hƣớng

mở. Điều này có nghĩa là chỉ quy định một số tác phẩm bắt buộc, còn lại tác giả

sách giáo khoa và giáo viên có thể tự chọn theo vùng miền, đối tƣợng nhƣng

phải đảm bảo các yêu cầu: đảm bảo tỉ lệ giữa văn học dân tộc Kinh và văn học

2

dân tộc thiểu số. Vì vậy tác phẩm văn học dân tộc thiểu số sẽ là một phần kiến

thức trong Sách giáo khoa Ngữ văn mới. Bên cạnh đó, đây cũng là nội dung

quan trọng trong chƣơng trình văn học địa phƣơng của các tỉnh có đồng bào

dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có Quảng Ninh.

Ngƣời Tày là dân tộc có dân số đứng thứ hai ở Việt Nam (sau dân tộc

Kinh), có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Tỉnh Quảng Ninh có 21 dân tộc thiểu

số cƣ trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện tích của tỉnh), trong đó Tày là dân

tộc thiểu số có số dân đông thứ hai (sau dân tộc Dao). Vì vậy, nghiên cứu các giá

trị văn hóa truyền thống trong truyện thơ Tày để từ đó tích hợp trong quá trình

giáo dục học sinh phổ thông trong chƣơng trình địa phƣơng ở tỉnh Quảng Ninh là

việc làm quan trọng và có ý nghĩa.

Xuất phát từ những lí do trên cùng với việc tìm hiểu các công trình

nghiên cứu đã có, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Giá trị văn hóa truyền thống

trong truyện thơ Nôm Tày” làm đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.

2. Lịch sử vấn đề

Hiện nay, văn hoá, văn học các dân tộc thiểu số nƣớc ta đang là vấn đề

đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm. Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị

văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số thu hút sự quan tâm của nhiều

nhà nghiên cứu và của nhiều nhà làm chính sách. Trong bối cảnh đó, truyện thơ

Nôm Tày với một số lƣợng tác phẩm khá lớn cũng là đối tƣợng hƣớng tới của

nhiều nhà nghiên cứu. Chúng ta có thể thấy đƣợc diện mạo và giá trị của truyện

thơ Nôm Tày qua một số công trình đã xuất bản sau đây.

Cho đến nay đã có khá nhiều học giả (trong đó có các trí thức ngƣời bản

tộc - ngƣời dân tộc Tày) tâm huyết và dày công sƣu tầm, ghi chép, dịch sang

tiếng Việt, giới thiệu … các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày nhƣ: Truyện thơ Tày

- Nùng (Nông Quốc Chấn giới thiệu, Nxb Văn học, 1961-1963); Nam Kim - Thị

Đan (Vũ Khoanh sƣu tầm, Hoàng Hƣng hiệu đính; Ty văn hóa Cao Bằng xuất

bản, 1961); Hợp tuyển thơ văn Việt Nam. Tập 6: Văn học dân tộc thiểu

số, Quyển 1 (Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Mạc Phi biên soạn, Nxb Văn

hóa, 1962); Đính Quân. Truyện thơ Tày - Nùng (Nxb Dân tộc Việt Bắc, 1963);

3

Truyện thơ Tày - Nùng, tập 1 (Hoàng An Định dịch, Hoàng Quyết hiệu đính và

giới thiệu, Nxb Văn học, 1964); Tần Chu: Truyện thơ Tày, Nùng (Cần Slao

Slec chú thích, Nông Phúc Tƣớc giới thiệu, Nxb Văn hóa dân tộc, 1978); Hợp

tuyển thơ văn Việt Nam, Tập 6, Quyển 2: Văn học dân tộc ít người (in lần 2)

(Nông Quốc Chấn, Hoàng Thao, Hà Văn Thơ biên soạn, Nxb Văn học, 1981);

Tam Mậu Ngọ: Truyện thơ Tày (Bế Sĩ Uông và Ma Trƣờng Nguyên sƣu tầm,

phiên âm và dịch chú, Sở Văn hóa thông tin Bắc Thái xuất bản, 1983); Truyện

thơ Nôm Tày (Hoàng Quyết, Hoàng Triều Ân sƣu tầm, dịch, chú thích, giới

thiệu, Nxb Văn hóa dân tộc, 2004); Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt

Nam (Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1992); Nam Kim - Thị

Đan: Truyện thơ Nôm dân tộc Tày (Hoàng Quyết sƣu tầm, dịch và chú thích,

Nxb Văn hóa dân tộc, 1994); Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc. Tập

1: Tày - Nùng - Sán Cháy (Đặng Văn Lung, Trần Thị An biên soạn, Nxb Văn

hóa dân tộc, 1995); Tổng tập văn học Việt Nam (Tập 39, 40 do Đặng Nghiêm

Vạn chủ biên giới thiệu truyện thơ Tày, Nxb Khoa học xã hội, 2000); Chữ Nôm

Tày và truyện thơ (Triều Ân chủ biên, Trung tâm nghiên cứu Quốc học xuất

bản, 2003); Tử thư - Văn Thậy (Hà Thị Bình dịch và giới thiệu, Nxb Khoa học

xã hội, 2005); Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại (Triều Ân dịch và giới thiệu,

Trung tâm nghiên cứu Quốc học xuất bản, 2004); Tổng tập văn học dân gian các

dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 21, 22; Truyện thơ (Viện Nghiên cứu văn hóa,

Nxb Khoa học xã hội, 2008)… Đặc biệt các nhà nghiên cứu ngƣời Tày am hiểu

ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình đã có những đóng góp rất đáng kể vào

việc giới thiệu các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày đến ngƣời đọc. Tuy nhiên,

trong số các tác phẩm đã xuất bản chỉ có một số ít đƣợc in cả tiếng Tày mà cơ

bản vẫn chỉ mới công bố phần dịch tiếng Việt. Thời gian gần đây, với sự quan

tâm của Đảng và nhà nƣớc, nhiều chƣơng trình, dự án đã thực hiện nhằm bảo

tồn phát, huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Nhờ vậy

nhiều công trình mới ra đời đã khắc phục đƣợc hạn chế này. Chƣơng trình Sưu

tầm, bảo quản, số hóa, nghiên cứu khai thác chữ viết cổ truyền các dân tộc

thiểu số ở Việt Nam do Viện nghiên cứu Hán Nôm chủ trì, phối hợp với Viện

4

Dân tộc học và Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ thực hiện đã tiến hành sƣu

tầm, dịch chú, giới thiệu và xuất bản bộ Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc

thiểu số Việt Nam gồm 19 tập truyện thơ Nôm Tày với gần 40 tác phẩm. Trong

công trình này, các tác phẩm đã đƣợc giới thiệu bằng chữ viết cổ truyền (Nôm

Tày), phiên âm tiếng dân tộc và bản dịch tiếng Việt. Có thể nói, cho đến nay,

đây là bộ tổng tập phong phú và đầy đủ nhất về truyện thơ Nôm Tày.

Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã có những nghiên cứu, nhận định, đánh giá

về giá trị của các truyện thơ Nôm Tày. Về thời điểm ra đời, Hoàng Triều Ân

cho rằng truyện thơ Nôm Tày “xuất hiện từ sau khi có văn tự Nôm Tày (là thế

kỉ thứ V); đi vào cụ thể từng pho truyện ta sẽ thấy sự xuất hiện khác nhau về

thời điểm, ta cần đọc xem xét nội dung truyện cũng như bối cảnh lịch sử, tương

quan lịch sử của truyện đó” [2; 32-33]. Công trình Đặc điểm thi pháp truyện

thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam (Luận án PTS. Khoa học Ngữ văn năm 1997

của Lê Trƣờng Phát) đã cung cấp những vấn đề lí luận cơ bản để nghiên cứu

truyện thơ Nôm Tày nhƣ kết cấu cốt truyện, nhân vật, một số phƣơng diện

ngôn ngữ… Về các nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày, Hoàng Triều Ân cho

rằng “ Truyện thường dùng tự sự, có vận dụng thêm lời đối thoại, miêu tả nội

tâm nhân vật, ngoại cảnh, có cả hình ảnh (nếu cần)… tập trung lại để miêu tả

được tính cách nhân vật trong truyện của hai tuyến đối lập” [3; 35]. Một số tác

giả đặt vấn đề so sánh truyện thơ Nôm Tày với truyện thơ Nôm Kinh nhƣ Kiều

Thu Hoạch trong công trình nghiên cứu Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi

pháp thể loại (Nxb Giáo dục, Hà Nội); Phạm Quốc Tuấn trong Luận án Tiến sĩ

Ngữ văn Nghiên cứu so sánh các truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với

truyện thơ Nôm Kinh (Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội,

2014)... Các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyện thơ Nôm Kinh với truyện

thơ Tày ở cách mở đầu và kết thúc, phong cách ngôn ngữ, cách xây dựng hình

tƣợng nhân vật…

Về nội dung, các nhà nghiên cứu cũng có những ý kiến khác nhau. Phan

Đăng Nhật trong Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam xếp truyện thơ vào

loại hình văn học hát và chia truyện thơ các dân tộc ít ngƣời thành ba loại đề

5

tài: truyện thơ về tình yêu, về sự nghèo khổ và về chính nghĩa. Ông khẳng định

“Truyện thơ đánh dấu một bước phát triển cao của văn học cổ truyền các dân

tộc thiểu số. Ở loại hình này các dân tộc đã đạt được những thành tựu xuất sắc

về chất lượng cũng như về số lượng. Truyện thơ đã tập hợp tinh hoa các loại,

thể văn học, đồng thời cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các loại, thể phát triển sau

nó” [34; 209]. Võ Quang Nhơn trong cuốn Văn học dân gian các dân tộc ít

người ở Việt Nam cho rằng truyện thơ là cầu nối giữa văn học dân gian và văn

học thành văn và chia truyện thơ thành 4 nhóm sau: nhóm truyện thơ gắn với

sinh hoạt nghi lễ dân gian, tiêu biểu nhƣ: Khảm hải (Vƣợt biển); nhóm truyện

thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc nhƣ: Chim

sáo, Kim Quế; nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân

gian các dân tộc nhƣ: Nam Kim - Thị Đan; nhóm truyện thơ thiên về thuyết

giáo đạo đức của truyện thơ Nôm Kinh nhƣ: Lưu Đài - Hán Xuân, Trần Châu -

Quyển Vương, Quảng Tân - Ngọc Lương. Tác giả khẳng định: “Ở một số dân

tộc ít người, thể loại truyện thơ đánh dấu bước phát triển mới của văn học dân

gian. Nó phản ảnh quá trình vận động, biến chuyển của văn học dân gian các

dân tộc ít người, tiến tới tiếp cận và đi dần vào quỹ đạo của nền văn học thành

văn của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam” [35; 393]. Theo Võ Quang Nhơn, đề

tài của truyện thơ “đề cập đến nhiều mặt trong hiện thực xã hội của các dân tộc

anh em: hoặc thân phận những đứa trẻ mồ côi; hoặc cuộc sống cực nhục của

những người lao động nghèo khổ; hoặc khát vọng lập công cứu nước trả thù

nhà của các chàng trai; hoặc các mốc lịch sử lớn trong đời sống các dân tộc...

Đặc biệt là đề tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho quyền sống của

người phụ nữ trong lòng xã hội cũ là một đề tài khá phổ biến [35; 395-396].

Trong công trình Truyện thơ Tày - Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi

pháp thể loại, nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn đã có sự nghiên cứu công phu và

những lí giải xác đáng về nguồn gốc thể loại, xác lập và nêu lên giả thiết về

lƣợc đồ của quá trình phát triển, phân tích thi pháp của thể loại truyện thơ

Tày. Đây là công trình có giá trị học thuật cao và có nhiều đóng góp đối với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!