Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN
HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN
HÀNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Thu Hằng
Thái Nguyên – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoài Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học
Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Dương Thu Hằng đã luôn tận tình hướng dẫn, quan tâm trong suốt
thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoài Thu
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chương trình CT
Dạy học DH
Học sinh HS
Giáo dục GD
Giáo viên GV
Phổ thông PT
Trung học cơ sở THCS
Trung học phổ thông THPT
Sách giáo khoa SGK
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 8
1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa truyền thống và giá trị của nó trong tác phẩm
văn học ................................................................................................................ 8
1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống .................. 8
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn học..................................... 10
1.1.3. Diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kỳ trung đại ........................ 12
1.2. Hệ giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời kỳ
trung đại............................................................................................................. 19
1.2.1. Sự khoan dung......................................................................................... 19
1.2.2. Tinh thần yêu nước.................................................................................. 23
1.3. Thực trạng dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong nhà
trường phổ thông ............................................................................................... 26
1.3.1. Đặc điểm của chương trình Ngữ văn phổ thông, Sách giáo khoa hiện hành 26
1.3.2. Những khó khăn cơ bản trong dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam
trung đại trong nhà trường phổ thông ............................................................... 29
v
Chương 2 NHẬN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TIÊU BIỂU TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI
TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN
HÀNH............................................................................................................... 32
2.1. Truyền thống yêu nước, yêu độc lập- tự do ............................................... 32
2.1.1. Yêu nước là tự hào dân tộc ..................................................................... 32
2.1.2. Truyền thống căm thù giặc sâu sắc......................................................... 36
2.1.3. Truyền thống yêu nước thể hiện ở khát vọng độc lập ............................. 40
2.1.4. Truyền thống yêu quê hương, đất nước .................................................. 42
2.2. Truyền thống nhân đaọ ............................................................................... 44
2.2.1. Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người .............................................. 44
2.2.2. Đồng tình với khát vọng của con người.................................................. 47
2.2.3. Đồng cảm, xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến ......................................................................................................... 49
2.2.4. Hướng tới những giải pháp đem đến hạnh phúc cho con người, cuộc sống.
Đề cao quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người ..................... 54
2.3. Truyền thống yêu vàsống hòa hợp với thiên nhiên................................... 57
2.3.1. Thiên nhiên giản dị, thơ mộng giàu sức sống ......................................... 58
2.3.2. Thiên nhiên chứa chất tâm trạng đa chiều của con người ..................... 62
Chương 3 TÍCH HƠP GI ̣ ÁO DUC GI ̣ Á TRI ̣VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG DAỴ - HOC C ̣ ÁC TÁC PHẨM VĂN HOC VI ̣ ÊT NAM TH ̣ ỜI
TRUNG ĐAI TRONG CHƯƠNG TR ̣ ÌNH NGỮVĂN PHỔ THÔNG
........................................................................................................................... 66
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp trong dạy học tác phẩm
văn học Việt Nam thời trung đại ....................................................................... 66
3.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 66
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 67
vi
3.2. Thiết kế một số chủ đề tiêu biểu theo hướng tích hợp giáo dục văn hóa truyền
thống trong dạy – học tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường PT
........................................................................................................................... 69
3.2.1. Nhóm chủ đề yêu nước ............................................................................ 70
3.2.2. Nhóm chủ đề nhân đạo..........................................................................73
3.3. Các bước chuẩn bị dạy học theo chủ đề tích hợp....................................... 75
3.3.1. Phân chia bài học; cấu trúc lại chương trình......................................... 75
3.3.2. Xác định thời lượng thực hiện dạy học một chủ đề tích hợp .................. 76
3.3.3. Xây dựng mục tiêu, nội dung của chủ đề tích hợp.................................. 76
3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra theo chủ đề tích hợp ........ 77
3.4. Đề xuất một số chủ đề tích hợp tiêu biểu................................................... 77
3.4.1. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc .... 77
3.4.2. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống đồng cảm với người phụ nữ trong
xã hội phong kiến .............................................................................................. 84
3.4.3. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong tình bạn, tình yêu ...... 88
3.4.4. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình ..................... 91
3.4.5. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử với thiên nhiên .................... 94
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 102
PHỤ LỤC....................................................................................................... 107
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá không chỉ mang lại thời cơ
lớn mà còn tạo ra những thách thức đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với
các nước đang phát triển. Trước xu thế toàn cầu hoá, văn hoá Việt Nam có cơ
hội giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới. Đây cũng là giai đoạn mà
các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động
tiêu cực của quá trình hội nhập. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc là những nhu cầu tất yếu, khách quan để một dân tộc có thể tồn tại và
phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan,
lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này vừa có mặt tích cực vừa có
mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” [48].
Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là hai mặt thống nhất,
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là làm thế
nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tinh
hoa văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có; tiếp tục phát
triển trong sự giao lưu với cộng đồng thế giới mà không bị hoà tan, không bị
nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc
khác, nền văn hoá khác.
Giáo dục việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho
thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định mục tiêu đó như sau: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng là một xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [58]. Tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng vẫn tiếp tục khẳng định: “Xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
2
đà bản sắc dân tộc...” và để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng cũng nhấn mạnh
đến nhiệm vụ của văn hóa là phải “gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển”. [48]
Trong chương trình giáo duc đ̣ ào tạo phổ thông, môn Ngữvăn có vi tṛ íđặc
biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tài năng con người.
Không chỉ rèn luyện, phát triển năng lực tư duy logic, trí tưởng tượng phong phú,
sáng tạo, các kỹ năng phát triển và sử dụng ngôn ngữ, văn học còn hướng đối
tượng giáo dục biết thẩm thấu, cảm thụ giá trị đích thực của nghệ thuật, hướng tới
chân - thiện - mỹ của văn chương với cách ứng xử và hành động trong thực tiễn
đời sống xã hội.
Những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện rất
đa dạng và phong phú trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại nhưng hiện
nay chưa đươc quan tâm tìm hi ̣ ểu. Vì vậy, đề tài này nếu được thực hiện sẽ có ý
nghĩa không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ nói riêng, góp
phần đổi mới giáo dục nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Văn hóa và những giá
trị văn hóa truyền thống là môt ṿ ấn đề đãđươc đ ̣ ề
câp r ̣ ất nhiều. Về văn hóa không thể không nhắc tới cuốn Việt Nam văn hóa sử
cương của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành bởi Quan Hải
Tùng Thư. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Cơ sở văn
hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế của Nguyễn Chí Bền, Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo
dục thế hệ trẻ của Nguyên H̃ ồng Hà
, Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh,
Văn hóa gia đình Việt Nam của Vũ Gia Khánh…
Trong bà
i viết Môt ṣ ố vấn đề lí
luân nghiên c ̣ ứu hê ̣giá
tri ̣văn hóa truyền
thống trong đổi mớ
i và hôi nh ̣ âp̣ , tác giả Ngô Đức Thinh cho r ̣ ằng: “Chúng ta bảo
3
tồn văn hoá truyền thống hay các giá trị văn hoá truyền thống phải trên nguyên
tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị
truyền thống đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát
huy, còn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế và dần loại trừ. Do
vậy, nguyên tắc phát triển phải là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo
tồn, phát huy giá trị truyền thống”. [42]
Bàn về nhiêm v ̣ u ̣Giữ gìn và phá
t huy giá tri ̣truyền thống của con ngườ
i
Việt Nam - Môt yêu c ̣ ầu tất yếu khách quan trong sự nghiêp công nghi ̣ êp ḥ óa, hiên ̣
đai ḥ óa, tác giả Trương Hoà
i Phương viết: “Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá
trị truyền thống của con người Việt Nam là yêu cầu tất yếu khách quan trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thực hiện đươc̣ nhiêm v ̣ u ̣đó cần có
hai nguyên tắc. Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
về các giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Thứ hai, thường xuyên quan
tâm, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các
giá trị truyền thống của con người Việt Nam” [32, tr 63].
Trong bà
i viết Bàn thêm về vấn đề truyền thống văn hóa Viêt Nam, ̣ giáo sư
Trần Quốc Vươṇ g đãhoạch đinh ba phương hư ̣ ớng, chiến lươc trong vi ̣ êc xây ̣
dưṇ g nền văn hóa mớ
i Việt Nam xãhôi ch ̣ ủ nghia. Th ̃ ứ 1, chiến lược kế thừa tinh
hoa truyền thống, hay nói vắn và dễ hiểu, chiến lược bảo tồn. Thứ 2, chiến lược
xóa bỏ những phong tục - tập quán cổ truyền, những lạc hậu, lỗi thời, và những
ảnh hưởng, di hại của văn hóa (đúng hơn: phản văn hóa) đô hộ - thực dân cũ và
mới, gọi là chiến lược cải tạo. Thứ 3, chiến lược xây dựng ý thức hệ mới, nền văn
hóa mới, con người mới Việt Nam, trên nển tảng chủ nghĩa Mác – Lê- nin hay
chính là chiến lược phát triển - đổi mới. [55]
Tác giả Huỳnh Thanh Phương trong bà
i viết Văn hoc v ̣ à văn hóa dân tôc ̣ đã
nêu lên mối quan hê ̣giữa văn hoc ṿ à văn hóa: Văn học biểu hiện văn hóa, cho nên
văn học là tấm gương của văn hóa. Ông khẳng đinh: ̣ “Văn học, nghệ thuật cùng với
triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của
4
chỉnh thể cấu trúc văn hóa” [57]. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử
của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ thành quả sáng tạo
một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hóa của một dân tộc
cũng như của nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lọc, bảo
tồn và phát triển để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa là chặng
đường tìm kiếm, vừa là nơi định hình những giá trị. Có thể nói văn học là văn hóa
lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Trong công trình Nghiên cứu về những giá tri ̣văn hóa truyền thống trong
tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyên Khuy ̃ ến, Tú Xương, tác giả Dương Thu
Hằng nhận định: “Giá trị văn hóa truyền thống là tập hợp những nhân tố tích cực,
phổ biến về tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của
một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở
nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số biểu hiện của giá
tri văn h ̣ óa truyền thống đã được đề cập đến như: Tinh thần yêu nước; tinh thần tự
chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; tinh thần nhân ái, khoan dung; tinh thần
đoàn kết; tinh thần cần cù, tiết kiệm; tinh thần hiếu học; tinh thần mong muốn cuộc
sống bình dị, yên ổn trong hòa bình, đề cao các giá trị văn hóa làng xã, dòng họ,
gia đình; tinh thần nhẫn nại chịu đựng; giản dị, khiêm tốn, chất phác, thật thà...”
[12, tr 21]. Đó là những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã
tạo nên cốt cách riêng biệt của con người Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu kể trên đãtiếp cân gi ̣ á
tri ̣văn hóa ở nhiều
phương diên kh ̣ ác nhau. Tuy nhiên chưa có môt công tr ̣ ình nào đề câp đ̣ ến vấn đề
giá
tri ̣của văn hóa truyền thống trong các tác phẩm văn hoc Vi ̣ êt Nam trung đ ̣ ai ̣
ở chương trình Ngữvăn phổ thông hiên ḥ ành. Khai thác đềtà
i giá
tri truy ̣ ền thống
trong các tác phẩm văn hoc trung đ ̣ ai Vi ̣ êt Nam s ̣ ẽbổ sung thêm hướng nghiên
cứu về văn hóa Viêt đ̣ ồng thờ
i sẽgóp phần đổi mớ
i day ̣ - hoc Ng ̣ ữvăn ở trường
phổ thông. Đề tài của chúng tôi kế thừa, tiếp nối những công trình, bài nghiên cứu
trước đó, đồng thời phát triển một số điểm, cung cấp thêm tài liệu tham khảo về