Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đóng góp của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh bắc trung bộ và duyên hải miền trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------
ĐẶNG THỊ THANH HẬU
ĐÓNG GÓP CỦA THỦY SẢN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HẠ THỊ THIỀU DAO
ii
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Đóng góp của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
Đặng Thị Thanh Hậu
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường
Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học của
Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành khóa học này.
Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa
học của tôi – PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi suốt
thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp sức khỏe
và thành đạt.
Tác giả
Đặng Thị Thanh Hậu
iii
TÓM TẮT
Kinh tế thủy sản là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là
khai thác và nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể cho kinh tế ở các địa phương
ven biển. Tuy nhiên, sản lượng những loài có giá trị kinh tế cao đang giảm đi nhanh
chóng, sản lượng của những loài có giá trị thấp tăng lên nhưng cũng đang cạn kiệt dần.
Khai thác xa bờ có vẻ khả dĩ hơn nhưng nhiều tàu hoạt động rất kém hiệu quả, kể cả
các tàu đóng theo chương trình đánh cá xa bờ của Chính phủ. Vì đây là vấn đề không
những liên quan đến đời sống của các cộng đồng cư dân ven biển mà còn liên quan
đến phát triển kinh tế quốc gia. Do đó, đầu tư cho khai thác và nuôi trồng thủy sản cần
được ưu tiên hơn nửa trong chính sách phát triển của các địa phương ven biển nói
riêng và nước ta nói chung. Mặt khác, các nghiên cứu thực nghiệm về đóng góp của
ngành thủy sản nói chung đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh thành còn rất ít mà chủ
yếu thực hiện ở quy mô quốc gia và được xem xét riêng cho sản xuất hoặc xuất khẩu
thủy sản đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu đóng góp của
thủy sản nói chung đến tăng trưởng kinh tế là cần thiết để từ đó gợi ý những chính
sách đầu tư cho lĩnh vực thủy sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương.
Dựa trên mô hình tăng trưởng kinh tế và kế thừa các nghiên cứu trước, luận văn
đã xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế: Lực
lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, vốn
đầu tư cho thực hiện ngành nông – lâm – thủy sản, giá trị xuất khẩu thủy sản, giá trị
sản xuất thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng, tổng
công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ, chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Để đánh giá tác động giữa thủy sản đến tăng trưởng kinh tế, luận văn đã sử dụng
dữ liệu bảng của 14 tỉnh, thành trong giai đoạn 2005 – 2014, kết hợp với phương pháp
phân tích định lượng để đo lường tác động của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế thông
qua ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng: Mô hình tác động cố định (FE) và mô
hình tác động ngẫu nhiên (RE).
Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa các biến trong
mô hình. Trong đó, khai thác thủy sản có tác động tích cực nhất đến sản lượng của nền
kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố khác: Giá trị sản xuất thủy sản, sản lượng nuôi
trồng thủy sản, tổng công suất các tàu đánh bắt xa bờ, lao động, vốn đầu tư và giá trị
xuất khẩu thủy sản cũng có đóng góp nhất định đến sản lượng kinh tế.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.5. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 3
1.8. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................. 6
2.1. Các khái niệm có liên quan đến thủy sản ................................................................ 6
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 7
2.2.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế .............................................................................................................................. 7
2.2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ................................................................. 7
2.2.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế .................................................................. 8
2.2.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ......................................... 8
2.2.2. Lý thuyết về ngành đến tăng trưởng kinh tế ..................................................... 9
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước ....................................................................... 12
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian ............................... 12
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu bảng hoặc dữ liệu chéo .................. 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .. 17
3.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 17
3.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................... 17
v
3.1.2. Mô tả các biến trong mô hình ......................................................................... 19
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 23
3.2.1. Dữ liệu bảng .................................................................................................... 23
3.2.2. Nguồn dữ liệu .................................................................................................. 24
3.3. Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu ...................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TÁC ĐỘNG CỦA THỦY SẢN
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................................. 27
4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 27
4.2. Tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................... 36
4.3. Lựa chọn mô hình hồi quy .................................................................................... 37
4.4. Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu ............................................................... 38
4.5. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................................... 41
4.6. Kiểm định tự tương quan của RE ở ba mô hình ................................................... 42
4.7. Xử lý sai phạm về hiện tượng tự tương quan của sai số trong mô hình RE ......... 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 48
5.1. Những điểm chính trong kết quả nghiên cứu ....................................................... 48
5.2. Các khuyến nghị chính sách ................................................................................. 49
5.3. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 53
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Dấu kỳ vọng các biến giải thích .................................................................... 18
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ................................ 27
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến số theo năm ........................................................... 32
Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ............................ 36
Bảng 4.4. Tổng hợp ba mô hình được lựa chọn ............................................................ 38
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả hồi quy ............................................................................. 39
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn FE và RE ..................... 40
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm định nhân tử Lagrange để lựa chọn RE hoặc Pooled
OLS ................................................................................................................................ 41
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định đa cộng tuyến .................................................. 41
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả tự tương quan của RE ...................................................... 42
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả hồi quy sau khi xử lý sai phạm ...................................... 43
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTB và DHMT Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
DFID Bộ Phát triển quốc tế
FE Mô hình tác động cố định
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GDP Tổng sản phẩm trong nước
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
GNI Tổng sản phẩm quốc dân
NNI Thu nhập quốc gia ròng
NNP Sản phẩm quốc gia ròng
OLS Phương pháp bình phương bé nhất
RE Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
VAR Mô hình vector tự hồi quy
VECM Mô hình vector hiệu chỉnh sai số