Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Trảng Bàng Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bản luận văn “Đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn huyện Trảng Bàng – Tây Ninh” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có
sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không
được trích dẫn theo quy định.
Toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố, sử
dụng hoặc nộp để nhận bằng cấp tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, hoặc bất cứ
nơi nào khác.
Tây Ninh, ngày 30 tháng 7 năm 2017
Người thực hiện
Phan Thị Châu
ii
LỜI C M N
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của
quý Thầy, Cô; các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài: “Đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn huyện Trảng Bàng – Tây Ninh”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại học Mở
thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành đến PGS.TS Hoàng Thị Phương Thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Hà đã hết
lòng giảng dạy, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Cho phép Tôi được gởi lời cám ơn đến các Chuyên viên, Ban lãnh đạo Hội
Liên Hiệp Phụ Nữ Trảng Bàng, Chi Cục Thống kê huyện Trảng Bàng đã đóng
góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình thu thập
số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn các anh, chị học viên cao học của Trường đã nhiệt tình hỗ trợ,
động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Nhân đây, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã ủng hộ, động viên Tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài
này.
Trân trong!
Tây Ninh, ngày 30 tháng 7 năm 2017
Người thực hiện
Phan Thị Châu
iii
TÓM TẮT
Luận văn “Đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình trên địa bàn
huyện Trảng Bàng – Tây Ninh” nhằm xác định tỷ lệ đóng góp của phụ nữ trong
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Trảng Bàng – Tây Ninh.
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn : Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
định lượng. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ nhằm
giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu là căn cứ quan trọng để
đưa ra mô hình nghiên cứu. Ngiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phỏng
vấn trực tiếp các phụ nữ có gia đình trên địa bàn nghiên cứu, bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện với kích cỡ mẫu hợp lệ là 260, dữ liệu thu thập được tiến hành
phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ có gia đình nông thôn tại huyện Trảng
Bàng- Tây Ninh có tỷ lệ đóng góp vào kinh tế gia đình trung bình (47.85%). Các
nhân tố ảnh hưởng đến đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình cũng được
xác định là thời gian nội trợ, học vấn, tham gia chương trình, nghề nghiệp, thu nhập
phụ nữ, quy mô, sức khỏe, tỷ lệ phụ thuộc, cương vị.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn kiến nghị một số giải pháp để nâng cao tỷ lệ
đóng góp của phụ nữ trong kinh tế gia đình tại huyện Trảng Bàng- Tây Ninh, góp
phần trong công tác giảm nghèo, ổn định kinh tế gia đình, nâng cao vị thế cho phụ
nữ trên địa bàn nông thôn Tây Ninh
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI C M N............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
MỤC LỤC...................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH S ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ................................................. viii
DANH MỤC CÁC B NG .................................................................................... viiiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................ix
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ÐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................10
1.1. Lý do nghiên cứu.........................................................................................10
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................12
1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................12
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................13
1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................13
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu................................................................13
1.7. Kết cấu đề tài của nghiên cứu. ....................................................................14
CHƯ NG 2: C SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................16
2.1. Những đóng góp của phụ nữ trong kinh tế gia đình....................................16
2.1.1. Một số khái niệm......................................................................................16
2.1.2. Vị trí và vai trò của phụ nữ trong kinh tế gia đình ...................................19
2.1.3. Những đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình............................20
2.1.3.1. Đóng góp của phụ nữ trong việc tạo thu nhập cho kinh tế gia đình......20
2.1.3.2. Đóng góp của phụ nữ trong công việc gia đình ....................................22
2.1.3.3. Lượng hóa giá trị lao động của phụ nữ trong gia đình..........................24
2.1.3.4. Đóng góp của phụ nữ trong việc ra quyết định .....................................25
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia
đình .......................................................................................................................26
2.2.1. Mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.2 6
2.2.2. Quan niệm về giới những phong tục tập quán ở nông thôn .....................27
2.2.3. Trình độ học vấn, chuyên môn khoa học kỹ thuật của phụ nữ ................29
2.2.4. Yếu tố vốn đầu tư ....................................................................................29
2.2.5. Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ...................................................30
2.2.6. Yếu tố sức khỏe ........................................................................................31
v
2.2.7. Tỷ lệ phụ thuộc.........................................................................................31
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm.......................................................................30
2.4. Tổng quan về kinh tế xã hội........................................................................30
2.4.1. Tổng quan kinh tế xã hội huyện Tây Ninh...............................................37
2.4.2. Tổng quan kinh tế xã hội huyện Trảng Bàng ...........................................38
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................41
CHƯ NG 3: PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................45
3.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................45
3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................47
3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức...................................................................47
3.4. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu...............................................48
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................55
3.5.1. Nguồn dữ liệu thu thập.............................................................................55
3.5.2. Xác định kích thước mẫu .........................................................................56
3.5.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................56
3.5.4.Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ...........................................................56
3.5.5. Phân tích dữ liệu.......................................................................................57
CHƯ NG 4: PHÂN TÍCH KẾT QU NGHIÊN CỨU........................................60
4.1. Thống kê các biến........................................................................................60
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu.................................................................................60
4.1.2 Thống kê các biến tỉ lệ ..............................................................................66
4.2. Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu........................................................66
4.2.1. Kết quả hồi quy ........................................................................................66
4.2.2. Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu................................................66
4.2.3. Giải thích các biến có ý nghĩa thống kê ...................................................71
4.2.4. Giải thích các biến không có ý nghĩa thống kê ........................................76
CHƯ NG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................76
5.1. Kết luận .......................................................................................................76
5.2. Kiến Nghị ....................................................................................................76
5.3. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................79
T I LI U THAM H O ...............................................................................80
PHỤ LỤC ..................................................................................................................86
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH S ĐỒ V BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................ 43
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu........................................................................... 46
vii
DANH MỤC CÁC B NG
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan ...............................32
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Tây Ninh..................38
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Tây Ninh qua các năm...............................................39
Bảng 2.4: Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp và
thủy sản phân của huyện Trảng Bàng qua các năm.................................................41
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu ...............................52
Bảng 4.1: Tỷ lệ đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình .......................60
Bảng 4.2: Tuổi của phụ nữ và tỷ lệ đóng góp kinh tế ...................................... 60
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của phụ nữ và tỷ lệ đóng góp kinh tế.....................61
Bảng 4.4: Nghề nghiệp của phụ nữ và tỷ lệ đóng góp kinh tế ...........................62
Bảng 4.5: Cương vị của phụ nữ và tỷ lệ đóng góp kinh tế .................................62
Bảng 4.6: Sức khỏe của phụ nữ và tỷ lệ đóng góp kinh tế .................................63
Bảng 4.7: Thời gian nội trợ của phụ nữ trong gia đình ......................................63
Bảng 4.8: Thời gian nội trợ của phụ nữ và tỷ lệ đóng góp kinh tế ....................63
Bảng 4.9: Tham gia các chương trình đào tạo thu nhập của phụ nữ và tỷ lệ đóng
góp kinh tế trong gia đình ........................................................................................64
Bảng 4.10: Thu nhập hàng tháng của người phụ nữ...........................................65
Bảng 4.11: Thu nhập hàng tháng của phụ nữ và tỷ lệ đóng góp kinh tế trong gia
đình...........................................................................................................................65
Bảng 4.12. Qui mô gia đình và tỷ lệ đóng góp kinh tế.......................................65
Bảng 4.13: Tỷ lệ phụ thuộc trong gia đình.........................................................66
Bảng 4.14: Tỷ lệ phụ thuộc và tỷ lệ đóng góp kinh tế của người phụ nữ trong
gia đình.....................................................................................................................66
Bảng 4.15: Thống kê tỉ lệ ...................................................................................67
Bảng 4.16: Kết quả hồi qui bội...........................................................................68
Bảng 4.17: Ma trận tương quan Pearson giữa các biến......................................70
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................71
Bảng 4.19: Tóm tắt kết quả nghiên cứu..............................................................74
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCN Khu Công nghiệp
XHCN Xã hội chủ nghĩa
KHKT Khoa học kỹ thuật
GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm trong nước
9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ÐỀ T I NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, đặt vấn đề, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và đồng thời kết cấu luận văn sẽ
được trình bày ở cuối chương này.
1.1. Lý do nghiên cứu
Gia đình là một tế bào của xã hội, một gia đình hạnh phúc ấm no sẽ là nền tảng tốt
cho sự phát triển của toàn xã hội. Để có được một gia đình hạnh phúc có kinh tế ổn
định thì cần đến rất nhiều yếu tố đóng góp của thành viên trong gia đình và thành viên
quan trọng nhất là người mẹ, người vợ của chúng ta. Trong gia đình, người phụ nữ
luôn thực hiện tốt vai trò của mình, người phụ nữ đã đóng góp từ những công việc nhỏ
nhất như nội trợ, chăm lo giáo dục con cái… đến việc tham gia ra quyết định, tạo ra thu
nhập cho gia đình. Tất cả đều cần đến bàn tay phụ nữ. Những đóng góp của phụ nữ
trong gia đình luôn được xã hội xem như là một việc tất yếu mà người phụ nữ phải
làm. Những đóng góp của phụ nữ trong gia đình không được đánh giá cao.
Chúng ta chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề xã hội nói chung còn những vấn
đề gia đình ngày càng trở nên nhỏ bé. Nói đến giải phóng phụ nữ, người ta dường như
quên mất rằng, gánh nặng gia đình còn đang đè nặng lên vai các bà mẹ, các người vợ.
Có thể nói rằng, so với nam giới, phụ nữ có nhiều hạn ch ế, nhưng thực tế hiện nay phụ
nữ đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Họ đóng
góp quan trọng vào quá trình xây dựng hạnh phúc gia đình, trong đó có việc cùng các
thành viên trong gia đình sản xuất, phát triển kinh tế. Theo Katie (2012) thì Phụ nữ
trung bình tái đầu tư lên đến 90% thu nhập vào các hộ gia đình của họ. Phụ nữ có thể sử
dụng thu nhập của gia đình một cách hiệu quả nhất cho việc tổ chức tốt cuộc sống gia
đình, xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc.