Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đóng góp của Ngô Thì Nhậm đối với nền ngoại giao Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 2 (89) Đối ngoại Việt Nam
6/2012 77 1 78 6/2012
ĐÓNG GÓP CỦA NGÔ THÌ NHẬM
ĐỐI VỚI NỀN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Tóm tắt
Thế kỷ 18 là một thế kỷ đầy biến động dữ dội trong lịch sử Việt
Nam, trong đó, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và sự thành lập vương
triều Quang Trung có thể xem là sự kiện quan trọng bậc nhất, khép lại
những năm dài đất nước chìm đắm trong nội chiến đẫm máu và ách xâm
lược của phương Bắc, phương Nam, mở ra một khung cảnh mới độc lập,
thống nhất cho sự phát triển của dân tộc. Nếu như người anh hùng áo vải
Quang Trung luôn được nhớ đến trong vai trò lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn và là vị vua đầu tiên của một triều đại phong kiến có nhiều cống
hiến cho sự phát triển của dân tộc, thì Ngô Thì Nhậm lại luôn được khắc
ghi như một “cố vấn” đặc biệt, là cánh tay đắc lực cho mỗi thắng lợi
quân sự, ngoại giao của Quang Trung lúc bấy giờ. Chính Ngô Thì Nhậm
đã hiện thực hóa phương châm ngoại giao dùng “ngòi bút thay giáp
binh” của vương triều Quang Trung và đã góp phần không nhỏ trong
việc xây đắp quan hệ bang giao hòa bình giữa hai nước Việt- Trung lên
một tầm cao mới.
Giảng viên, Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bối cảnh lịch sử tác động đến đường lối, phong cách ngoại giao
của Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Nhậm được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ kính, trù mật
vùng ven bờ sông Nhuệ, làng Tả Thanh Oai2
, nằm ở phía Nam, “cách
kinh đô hơn một dặm”3
và từ lâu đã nổi tiếng là nơi sản sinh ra nhiều
nhân tài đỗ đạt, đóng góp nhiều công trạng với đất nước. Đây cũng là quê
hương của nhiều nhân vật tiếng tăm trong lịch sử thuộc dòng họ Ngô Thì,
trong đó không hiếm những trường hợp “huynh đệ đồng triều, phụ tử thế
khoa”,4
hay cũng có người từng là danh sư có công dạy dỗ thành tài hàng
trăm học trò thành cử nhân, tiến sĩ.5
Được nuôi dưỡng trong một dòng họ, gia đình giàu truyền thống
Nho học như vậy nên chí học hành, giúp nước, giúp đời của Ngô Thì
Nhậm đã được định hình ngay từ rất sớm. Chuyện kể rằng, ngay từ buổi
thiếu thời, Ngô Thì Nhậm đã tự chọn tên tự cho mình là Hy Doãn. Nếu
“Nhậm” là “nhận làm” thì “Hy” có nghĩa là “noi theo” và “Doãn” chính
là Y Doãn - tức một vị đại thần của nhà Ân Thương, một nhân vật lý
tưởng tượng trưng cho hành động phò vua giúp nước, đảm nhiệm trọng
trách lớn trong thiên hạ. Hơn thế nữa, ngay từ thủa bé, Ngô Thì Nhậm đã
tỏ rõ sự thông minh, tài trí thiên bẩm của mình. Mới 16 tuổi, Ngô Thì
Nhậm đã trước thuật được một công trình về sử học Việt Sử toát yếu.
2 Đến nay vẫn quen gọi là làng Tó. Tó là tên nôm đã được phiên âm thành tên chữ: Tả
Thanh Oai, đối diện với Hữu Thanh Oai (tên cũ là Hữu Chân) ở hữu ngạn sông Nhuệ.
3 Xem thêm: Văn Lan, Văn Lang, Lê Sĩ Thắng, Chương Thâu, Ngọc Liễn, Ngô Thì
Nhậm - Con người và sự nghiệp, Nxb. Văn hóa Thông tin Hà Tây, 1974.
4 Tức là anh em cùng làm quan trong một triều đình, cha con cùng nhau đỗ đạt trong
một kỳ thi.
5 Đan nhạc công Ngô Thì Chân, cụ của Ngô Thì Nhậm, dạy đến 400 học trò, trong số
này có 5 tiến sĩ và 100 cử nhân.
, 6/2012: 77-94.