Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đóng góp của nhân dân quảng nam - đà nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền hoàng sa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Ƣ Ƣ
Ử
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ I H C
i:
Ó Ó ỦA NHÂN DÂN QUẢNG NAM -
NG TRONG VIỆC KHẲ NH VÀ BẢO
VỆ HOÀNG SA
Nẵng, 05/2016
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Huyền Trân
Chuyên ngành : ƣ phạm Lịch sử
Lớp : 12SLS
gƣời hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Xuyên
2
MỤC LỤC
L Á Ơ .................................................................................................................1
MỞ ẦU .........................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................6
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8
3.1. ối ượng nghiên cứu ..............................................................................................8
3.2.Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................8
4. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................8
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................8
5.1. Nguồn ư liệu nghiên cứu ........................................................................................8
5.2.Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9
6. óng góp của khóa luận..........................................................................................9
7. Bố cục........................................................................................................................9
NỘI DUNG ...................................................................................................................10
ƢƠ 1: ỔNG QUAN VỀ QUẢNG NAM - NG VÀ QUẦ ẢO
HOÀNG SA...................................................................................................................10
1.1.Tổng quan về Quảng Nam - à ẵng..................................................................10
1.1.1. Vị rí địa lý, đi u kiện tự nhiên..........................................................................10
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................13
1.1.3. Kinh tế, xã hội ....................................................................................................15
1.1.4. Văn hóa, dân cư .................................................................................................18
1.1.4.1. Về văn hóa.......................................................................................................18
1.1.4.2. Về dân cư ........................................................................................................19
1.2.Khái quát về quần đảo Hoàng Sa.........................................................................20
1.2.1. Tên gọi ................................................................................................................20
1.2.2. Vị rí địa lý, đi u kiện tự nhiên..........................................................................21
1.2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................21
1.2.2.2. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................23
1.2.2.3. Đặc điểm địa chất, địa mạo............................................................................25
1.2.3. Hệ thống các đảo v nhóm đảo .........................................................................27
1.2.3.1. Cụm Lưỡi Liềm ...............................................................................................27
1.2.3.2. Cụm An Vĩnh...................................................................................................29
3
1.2.4. Vai trò của quần đảo Hoàng Sa v lợi ích chiến lược, kinh tế ........................30
1.2.4.1. Lợi ích chiến lược của quần đảo Hoàng Sa ...................................................30
1.2.4.2. Lợi ích kinh tế .................................................................................................31
ƢƠ 2: Ó Ó ỦA NHÂN DÂN QUẢNG NAM - NG
TRONG VIỆC KHẲNG NH VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA............33
2.1.Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt am đối với quần đảo
Hoàng Sa .......................................................................................................................33
2.1.1. Từ thế kỷ XVII đến năm 1883 ...........................................................................33
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1945 ..............................................................36
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 ..............................................................39
2.1.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.........................................................................42
2.2. Những hoạt động của nhân dân Quảng Nam - à ẵng trong việc bảo vệ
chủ quyền Hoàng Sa.....................................................................................................46
2.2.1. Tham gia vào lực lượng bảo vệ biển đảo ..........................................................46
2.2.2. Chống hải tặc trên biển......................................................................................52
2.2.3. Tham gia vào lực lượng tuần tra cứu hộ, cứu nạn ..........................................61
2.3. Những hoạt động vừa khai thác tài nguyên biển, vừa bảo vệ chủ quyền ở
Hoàng Sa của cƣ dân Quảng Nam - à ẵng ...........................................................66
2.3.1. Khai hác, đánh bắt cá .......................................................................................66
KẾT LUẬN...................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................76
PHỤ LỤC 1...................................................................................................................80
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH ...........................................................................83
4
L Á Ơ
Được sự phân công của Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà
Nẵng và sự đồng ý của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Xuyên tôi đã thực hiện đề tài:
“Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ
chủ quyền Hoàng Sa” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo
trong khoa Lịch Sử của trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng, với lòng yêu
nghề, sự tận tâm đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt bốn năm tôi học tập và
rèn luyện dưới mái trường này. Xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo Thạc sĩ
Nguyễn Xuyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chu đáo để tôi có thể hoàn thành tốt
bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, tốt
nhất, tuy nhiên nguồn kiến thức thì vô tận và thời gian làm khóa luận thì có hạn,
cùng với đó là buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài làm vẫn còn nhiều hạn chế và sai sót
mà bản thân không thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô để
khóa luận của mình được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Huyền Trân
5
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam với bao sử tích và kì
tích về sự phát triển của dân tộc như một chuỗi dài đấu tranh sinh tồn, cũng từ
những trang sử hào hùng đó đã để lại bao kí ức đẹp trong người dân Việt qua các
thế hệ. Hình ảnh của một biển Đông như là một không gian sinh tồn, một không
gian văn hóa từ bao đời nay của người Việt. Trong đó, Hoàng Sa và Trường Sa mãi
trường tồn cùng dân tộc.
Cùng với chủ quyền lãnh thổ trên đất liền là chủ quyền lãnh thổ của nước ta
trên biển Đông. Biển đảo, qua nhiều đời vẫn luôn gắn chặt với đời sống của dân cư
nước Việt, chính vì vậy mà biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc
sống, là thiêng liêng... Trong đó, quần đảo Hoàng Sa là quần đảo quan trọng, tiền
tiêu của Tổ quốc trên biển Đông, gắn với chủ quyền quản lý và khai thác của nước
ta qua nhiều thế kỷ, nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc. Từ thế kỷ XVII đến đầu thế
kỷ XIX, quần đảo Hoàng Sa đã được các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thời
chúa Nguyễn cho đến triều Nguyễn) chiếm hữu và xác lập chủ quyền qua các thời
kỳ lịch sử. Những hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền của mình trên quần đảo này đã
được các chúa Nguyễn cũng như vua quan triều Nguyễn hết sức coi trọng, từ việc
thành lập các đội Bắc Hải, đến xây dựng lực lượng thủy binh mạnh mẽ với tên gọi
Hoàng Sa nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ chủ quyền vùng biển Hoàng
Sa, Trường Sa. Ngoài ra, những hoạt động khác của triều đình phong kiến như đo
đạc thủy trình, vẽ bản đồ hay cắm mốc chủ quyền, xây dựng các chùa miếu trên đảo
cũng nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nhà nước ta đối với quần đảo này.
Năm 1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định
thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, và trở thành
huyện đảo trực thuộc thành phố Đà Nẵng vào tháng 1 năm 1997. Với việc khẳng
định quyền quản lý hành chính của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, cùng với
công cuộc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo này qua nhiều giai đoạn lịch sử đã
góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
6
Trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, có sự đóng góp không
nhỏ của nhân dân hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Góp phần làm sáng tỏ tính lịch sử
và tính pháp lý, chủ quyền thực sự của quần đảo, cũng như việc bảo vệ chủ quyền
quần đảo Hoàng Sa. Qua đó, giáo dục ý thức chủ quyền lãnh thổ đối với nhân dân,
nhất là thế hệ trẻ, phục vụ tốt quá trình đấu tranh lâu dài nhằm bảo vệ chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng từ đó, bồi dưỡng tinh thần yêu quê
hương đất nước, yêu biển đảo quê hương, có thái độ cương quyết, cứng rắn đối với
việc bảo vệ đất nước, bảo vệ biển đảo nói chung và Hoàng Sa nói riêng.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “ óng góp của nhân dân Quảng Nam -
Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quy n Hoàng Sa” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa luôn là đề
tài thu hút sự quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu của nhiều học giả, những nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều những công trình đi sâu nghiên cứu các
nguồn sử liệu, thư tịch cổ nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Hoàng Sa.
Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về chủ quyền Hoàng Sa dựa trên
các nguồn sử liệu, những chứng cứ lịch sử đã được các nhà sử học, các nhà nghiên
cứu lịch sử nghiên cứu và đưa ra như sau:
Trong “Phủ biên tạp lục” (năm 1972) của Lê Quý Đôn, bản dịch của tác giả
Lê Xuân Giao, mô tả chi tiết về các hoạt động của đội Bắc Hải, đội Hoàng Sa, minh
chứng cho sự xác lập chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Dưới thời kỳ triều Nguyễn, có nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Dư Địa Chí trong bộ Lịch
Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (năm 1821) và sách Hoàng Việt
Địa Dư Chí (năm 1833) đều có nội dung về Hoàng Sa với nhiều điểm tương tự như
trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII. Đại Nam Thực Lục
phần tiền biên, quyển 10 tiếp tục khẳng định xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng
bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ
nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in
7
xong năm 1879) có tất cả 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với
nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt
Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tài liệu rất quí giá là Châu bản triều
Nguyễn (thế kỷ XIX), ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của đình thần
các bộ như Bộ Công và các cơ quan khác hay những dụ của các vua về việc xác lập
chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng
thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (năm 1845)
có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục. Đặc biệt, trong bộ chính sử “Đại
Nam thực lục chính biên” (năm 2007), “Đại Nam nhất thống chí”(năm 1992) hay
bộ “Minh Mệnh chính yếu” (năm 1994) cũng đã đề cập rất nhiều đến việc dựng bia,
cắm mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng chính là bằng
chứng cho việc quan tâm và bảo vệ chủ quyền của vua quan triều đình phong kiến
Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Hiện nay, có nhiều sách tập hợp từ những báo cáo khoa học, những nghiên
cứu từ các cứ liệu lịch sử, những tư liệu quý từ các thư tịch cổ như: “Hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa bộ phận lãnh thổ Việt Nam” của tác giả Vũ Phi Hoàng, nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, phát hành năm 1988; cuốn “Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam” do NXB Trẻ phát hành năm 2009, cuốn của tác giả Nguyễn Đình
Đầu (2014); Chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa hay cuốn
“Hoàng Sa, Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế” (2008) của
tác giả Nguyễn Quốc Thắng cũng đã đưa ra được những chứng cứ, cung cấp được
những nguồn tư liệu nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong việc khẳng
định và bảo về chủ quyền Hoàng Sa. Và vào năm 2014, cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa”
do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa
xuất bản, đưa ra những thông tin, cung cấp những nguồn tư liệu cổ cũng như những
tư liệu từ những nhân chứng sống từng hoạt động và làm việc ở Hoàng Sa, nhằm
khẳng định lại chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam đối với quần đảo này.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu, những hội thảo, những triển lãm trưng bày
về việc xác lập chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tuy
nhiên, nhìn chung vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và
đầy đủ về sự đóng góp của hai địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng trong việc khẳng
định chủ quyền và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa. Tuy vậy, những tư liệu quan trọng
8
trên đều có thể giúp tôi đưa vào thực hiện được đề tài khóa luận “Đóng góp của
nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng
Sa” của mình.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ối ượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự đóng góp của nhân dân 2 tỉnh Quảng
Nam, Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu mà chúng tôi nghiên cứu là
hai tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ khi Việt Nam khẳng định chủ
quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài nhằm thấy được những đóng góp của
nhân dân Quảng Nam, Đà Nẵng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Hoàng
Sa qua các thời kỳ.
Nghiên cứu vấn đề này, còn nhằm mục đích đem lại những chứng cứ, cứ liệu
lịch sử khẳng định lại một lần nữa với các nước trên thế giới rằng Hoàng Sa,
Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, góp phần vào việc tuyên truyền và tác động
vào nhận thức của mọi người, nhất là thế hệ trẻ thấy được việc bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ của Tổ quốc là quan trọng và luôn được đặt lên hàng đầu.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn ư liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, tư liệu ở
thư viện Khoa Học - Tổng Hợp Đà Nẵng, phòng học liệu khoa Lịch Sử, trường Đại
Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng, trên các sách báo, các tạp chí liên quan, cũng
như khai thác nguồn tư liệu từ các website có nguồn tin đảm bảo tính chính thống
về tư liệu. Đặc biệt là những nguồn tư liệu khai thác tại chổ ở hai địa phương Quảng
Nam và Đà Nẵng.