Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954-1975)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN
NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954-1975)
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Cam
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
Lớp : 17SLS
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trương Anh Thuận
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” là nội dung em chọn để nghiên
cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau bốn năm theo học chuyên ngành sư phạm lịch sử tại
trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin
chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trương Anh Thuận thuộc Khoa Lịch Sử -
Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn
em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra em xin chân
thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Lịch Sử đã đóng góp những ý kiến quý báu cho
luận văn của em.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn Khoa Lịch Sử Trường Đại học sư phạm - Đại
học Đà Nẵng, lãnh đạo và các thầy cô đang công tác tại trường đã tạo điều kiện và thời
gian cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi
hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn
Tác giả
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
4.1 Mục đích nghiên cứu .........................................................................................4
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
5.1. Nguồn tư liệu....................................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
6. Đóng góp đề tài........................................................................................................6
7. Bố cục của đề tài......................................................................................................7
NỘI DUNG.....................................................................................................................8
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................................................8
1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................8
1.2. Dân cư và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa......................................................10
1.3. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của các dân tộc thiểu số ........12
Chương 2: CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)................20
2.1. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đối với các dân
tộc thiểu số ở Nam Trà My (1954-1975)...................................................................20
2.1.1. Giai đoạn 1954-1965 ...................................................................................20
2.1.2. Giai đoạn 1965-1968 ...................................................................................28
2.1.3. Giai đoạn 1969-1975 ...................................................................................29
2.2. Đóng góp của các dân tộc thiểu số ở Nam Trà My đối với cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954-1975)..............................................................................................32
2.2.1. Xây dựng căn cứ kháng chiến .....................................................................32
2.2.2. Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận .................................................37
2.2.3. Chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu...................................................44
2.2.4. Cùng cả nước tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương .................52
2.3. Đánh giá đóng góp của các dân tộc thiểu số ở Nam Trà My trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975)....................................................................................57
KẾT LUẬN ..................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63
PHỤ LỤC .....................................................................................................................67
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu
số đã có những đóng góp quan trọng. Những con người ấy với sự hy sinh thầm lặng, đã
trở thành biểu tượng cao đẹp, đáng được ghi nhận, vinh danh, là niềm tự hào thiêng liêng
của cả dân tộc Việt Nam. Nước ta tùy nhỏ bé nhưng sự oanh liệt, đoàn kết của cả dân
tộc đã làm nên sự nghiệp lớn, dù với kể xâm lược thì ta vẫn có câu sống là thù chết là
bạn. Qua đó, cho thấy tính nhân đạo của dân tộc Việt Nam làm cho các nước trên thế
giới phải khâm phục tinh thần dũng cảm.
Cũng như đồng bào cả nước, đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My (Cadong,
Mnông, Xêđăng) đã nổ lực phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, cần cù
lao động, kiên cường chống chọi với điều kiện khắc nghiệt…. Dân tộc thiểu số Nam Trà
My luôn kề vai sát cánh, đùm bọc tương trợ lẫn nhau, cùng nhau góp sức chiến đấu bảo
vệ quê hương, đất nước.
Nhìn nhận một điều, sự đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My thể
hiện rất rõ nét trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ đầy căm go, ác liệt. Trong kháng
chiến chống Mỹ, đồng dân tộc thiểu số Nam Trà My đã tham gia chiến đấu, chăm chỉ
lao động cần cù phục vụ vật chất cho cuộc kháng chiến của dân tộc, ngoài ra còn là
những con người vận động người dân ý nghĩ lung lay đi theo cách mạng. Đồng bào thiểu
số đã ra sức tăng gia sản xuất ở hậu phương, xông pha vào các trận tuyến họ vừa cung
cấp sức người sức của cho chiến tranh chống kẻ thù xâm lược.
Những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My nói riêng, các
huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và cả nước nói chung trong kháng chiến chống Mỹ,
nhất là giai đoạn 1954-1975 đã góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng cả
nước. Địa bàn Nam Trà My có vị trí chiến lược quan trọng và quan trọng hơn đó là chỗ
dựa, là nơi đứng chân xây dựng, là nguồn cung cấp, tiếp tế, là bàn đạp tiến công của các
lực lượng vũ trang cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Sự hy sinh thầm lặng vô tư
của con người nơi đây đã góp phần to lớn cho thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân năm 1975. Chiến tranh tuy đã lùi xa về quá khứ, nhưng những đóng góp
2
của đồng dân tộc thiểu số Nam Trà My vẫn luôn sống mãi trong mỗi con người nơi đây
bởi họ đã từng sống và chiến đấu trên mảnh đất này.
Quá khứ là những gì đã qua nhưng nó lại là nền tảng cho hiện tại và tương lai,
nhiều thứ xảy ra xung quanh nhưng đều cho bài học kinh nghiệm từ trong quá khứ những
gì đã xảy ra. Qúa khứ là cả kinh nghiệm một nền tảng để phục vụ cho hiện tại và tương
lai. Tìm hiểu nghiên cứu về sự đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà MyQuảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như là một sự khơi dậy, lòng biết ơn đối
với sự đóng góp, hi sinh của những người đi trước.
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực tế hiện nay, đề tài lịch sử về sự đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số Nam
Trà My - Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ chỉ mới được đề cập một cách
khá chung hoặc trong những công trình nghiên cứu chung về lịch sử Đảng, ký ức của
các chiến sĩ của huyện Nam Trà My và các chiến sĩ chiến đấu ở trên mảnh đất này, đặc
biệt là quân khu ủy V đã từng đóng ở đây. Cụ thể của một số công trình nghiên cứu về
sự đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ:
Từ Ánh Nguyệt với công trình Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong
kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954-1965 công bố năm 2019. Đề tài khoa học cấp
trường, Trường Đại học sư phạm Huế. Tác phẩm đã có những khái quát về sự đóng góp
của đông đảo nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong đấu tranh chính trị từ năm 1954-
1965 diễn ra dưới nhiều hình thức như mixtinh, biểu tình, bãi khóa, đình công, tự thiêu…
Đóng góp của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trên đấu tranh chính trị còn mang tính
khái quát chung, trong đó có sự đóng góp của dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi của
tỉnh Quảng Nam chưa được làm rõ.
Ngoài ra, còn có Trích yếu về việc xin tăng cường quân lực đề đối phó với những
âm mưu của Việt Cộng đang lung lạc tại quận Trà My (23-3-1956) của Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia IV. Qua đó, cho thấy sau hiệp định Geneva thì Mỹ đã có những âm mưu
lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc để gây mâu thuẫn,
tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Trà My. Chúng tích cực truyền bá tư tưởng
3
phản động, kích động ly khai dân tộc, gây chia rẽ đồng bào các dân tộc, mua chuộc, lôi
kéo những phần tử xấu trong đồng bào dân tộc thiểu số để chống phá. Chúng đả kích
chính sách, pháp luật về dân tộc của Nhà nước ta; xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta vi
phạm dân chủ, nhân quyền, “chèn ép”, “phân biệt đối xử”, đàn áp người dân tộc thiểu
số. Trước tình hình trên, để góp phần đảm bảo an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động
và những phần tử cơ hội chính trị cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong
việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, nhằm không ngừng phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền
bình đẳng của đồng bào dân tộc thiểu số. Dưới sự lãnh đạo của Cán bộ nhân dân Trà
My đã chủ động đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Chủ
động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng
vấn đề dân tộc, kích động lôi kéo đồng bào gây rối, bạo loạn. Sự đóng góp của dân tộc
thiểu số Trà My ( Nam Trà My và Bắc Trà My) đã làm thất bại âm mưu của địch, tiền
đề để cán bộ và dân tộc thiểu số có thời gian chuẩn bị về lương thực phẩm, xây dựng
căn cứ, vũ khí cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Bên cạnh đó, còn có tác phẩm Lịch sử Đảng bộ xã Trà Mai (2010), Lịch sử Đảng
bộ huyện Trà My (1945-1975), Lịch sử Đảng bộ xã Trà Linh (1930-2015). Những tác
phẩm này chủ yếu viết về Lịch sử Đảng bộ huyện và xã, nhưng cũng đã tái hiện lại
những hoạt động đấu tranh của dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My từ hoạt động
đấu tranh dân tộc thiểu số đã có những đóng góp nhất định trên tất cả các mặt làm nên
thắng lợi của dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì. Ngoài những tác phẩm
nêu trên, còn có tác phẩm, bài báo, công trình nghiên cứu cũng thể hiện những đóng góp
của dân tộc thiểu số Nam Trà My trong kháng chiến chống Mỹ.
Ngoài ra, còn có tài liệu hồi ký, lời kể nhân chứng tham gia kháng chiến chống
Mỹ như Trên những chặng đường cách mạng (hồi ký) của Võ Chí Công, Nxb Chính trị
Quốc gia. Căn cứ Nước Là - Mật khu Đỗ Xá, Khí phách của một thời và mãi mãi (hồi
ký của các chiến sĩ tham gia chiến đấu) - của Ban tuyên giáo huyện ủy Nam Trà my,
NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Về nhân chứng như có lời kể của đồng chí
Hồ Văn Bốn - Chủ tịch Hội CCB xã Trà Mai và đồng chí Hồ Văn Ný - người trực tiếp
tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu giai đoạn 1954-1975, Lời kể của bà Hồ Thị