Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đóng góp của chúa nguyễn phúc nguyên trong công cuộc khai phá và mở mang vùng đất đàng trong thời chúa nguyễn 1563 - 1635.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
Đề tài:
ĐÓNG GÓP CỦA CHÚA NGUYỄN PHÚC NGUYÊN TRONG
CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÀ MỞ MANG VÙNG ĐẤT ĐÀNG
TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN 1563 - 1635
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhung
Chuyên ngành : Lịch sử
Lớp : 13SLS
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phương
Đà Nẵng, tháng 5/2017
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
Đề tài:
ĐÓNG GÓP CỦA CHÚA NGUYỄN PHÚC NGUYÊN TRONG
CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÀ MỞ MANG VÙNG ĐẤT ĐÀNG
TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN 1563 - 1635
Đà Nẵng, tháng 05/2015
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhung
Chuyên ngành : Lịch sử
Lớp : 13SLS
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phương
3
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa
Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đã trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Duy Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý thư viện trường Đại học
Khoa học Huế, Thư viện tổng hợp Đà Nẵng, Thư viện trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng và phòng học liệu khoa lịch sử.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trong khuôn khổ phạm vi đề tài cũng
như kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của quý thầy
cô, các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhung
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu vấn đề ..............................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7
4.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................8
5.1. Nguồn tư liệu....................................................................................................8
5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................8
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................9
6.1. Về mặt khoa học...............................................................................................9
6.2. Về mặt thực tiễn ...............................................................................................9
7. Cấu trúc đề tài......................................................................................................9
NỘI DUNG ..............................................................................................................10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT ĐÀNG TRONG VÀ CHÚA
NGUYỄN PHÚC NGUYÊN (1563-1635)..............................................................10
1.1. Khái quát vùng đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn .......................................10
1.2. Quá trình khai phá đất Đàng Trong trước thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên
14
1.3. Vài nét về thân thế và sự nghiệp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên ................16
CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CHÚA NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
TRONG CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÀ MỞ MANG VÙNG ĐẤT ĐÀNG
TRONG (1563-1635)...............................................................................................19
2.1. Mở rộng vùng quản lý của chúa Nguyễn .......................................................19
2.1.1. Thành lập trấn Dinh Biên, mở rộng Bình Định và Phú Yên ...................19
2.1.2. Mở rộng đất Mô Xoài và Đồng Nai - Gia Định ......................................20
2.1.3. Đẩy mạnh công cuộc khai hoang của người Việt trên vùng đất mới ......27
2.2. Phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ................................................................29
2.2.1. Xây dựng và phát triển nền kinh tế Đàng Trong .....................................29
2.2.2. Mở rộng quan hệ giao lưu hội nhập với bên ngoài.................................34
2.2.3. Chính sách phát triển giáo dục, văn hóa - xã hội....................................38
2.3. Xây dựng bộ máy nhà nước độc lập, dần thoát ly khỏi sự lệ thuộc chính
quyền Lê – Trịnh....................................................................................................43
2.4. Xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ............................................................47
2.4.1. Thành lập đội Hoàng Sa ..........................................................................47
2.3.3. Chống giặc ngoại xâm và nội phản .........................................................51
KẾT LUẬN..............................................................................................................54
PHỤ LỤC.................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XVI-XVIII là giai đoạn khá đặc biệt của lịch sử dân tộc. Đây là thời
kỳ mà đất nước liên tiếp bị chia cắt bởi các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài
hơn nửa thế kỷ và sau đó là sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài với cuộc chiến
tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hơn 200 năm. Cũng chính trong giai đoạn phức tạp
này đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
Sự kiện chúa Nguyễn Hoàng rời vùng đất Thuận Hóa vào Nam lập nghiệp
lớn cùng với người Việt đã mở đầu công cuộc khai phá và mở mang vùng đất mới.
Song song với quá trình khai hoang mở rộng đất đai là quá trình di dân của người
Việt đến định cư, xây dựng làng xóm. Hàng ngàn xóm làng trù phú đã được mọc
lên, vùng đất mới đã trở thành một vùng đất sầm uất của người Việt ở Đàng Trong.
Điều này đã tạo nên thay đổi lớn của Đại Việt trong suốt mấy thế kỷ qua, chính sự
phát triển nhanh và mạnh này đang dần kéo trọng tâm văn hóa chính trị xuống phía
Nam.
Các chúa Nguyễn đều có đóng góp không hề nhỏ trong công cuộc khai phá
và mở mang bờ cõi Đàng Trong, nhưng chúng ta không thể không nhắc đến một vị
chúa đã có nhiều công lao trong khai phá và mở mang bờ cõi đó là chúa Nguyễn
Phúc Nguyên. Chúa đã xây dựng một chính quyền độc lập thoát li khỏi nhà Lê, tiếp
tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam và giao lưu buôn bán sầm uất với các thương gia
nước ngoài. Chính những công lao to lớn ấy đã giúp cho người Việt định cư lâu dài
và phát triển nền kinh tế phía Nam.
Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu về chúa Nguyễn Phúc Nguyên với công cuộc
khai phá mở rộng đất đai Đàng Trong giúp chúng ta hiểu rõ hơn những công lao to
lớn của vị chúa này đối với dân tộc ta. Ngoài ra còn cho thấy quá trình khai phá đất
đai của người Việt trong giai đoạn này. Đồng thời với lòng đam mê nghiên cứu
mong muốn tìm hiểu về vị chúa thông minh, có tài mưu lược và có nhiều công lao
to lớn với dân tộc đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Đóng góp của chúa Nguyễn Phúc
6
Nguyên trong công cuộc khai phá và mở mang vùng đất Đàng Trong thời chúa
Nguyễn”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm lên làm chúa, Nguyễn Phúc Nguyên đã có nhiều đóng góp
cho triều đại và dân tộc. Bởi vậy đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thế
nhưng nghiên cứu về những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong công
cuộc khai phá và mở mang đất Đàng Trong thì chỉ dừng lại ở những bài giới thiệu
sơ lược.
Cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn soạn năm 1776, nói về việc thành
lập và nhiệm vụ của đội Hoàng Sa thời chúa Nguyễn. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ trong công cuộc khai phá đất đai và chỉ nêu
một cách chung chung về các chúa mà chưa thể hiện đầy đủ những đóng góp của
Nguyễn Phúc Nguyên trong mở mang vùng đất mới.
Cuốn “ Việt sử xứ Đàng Trong 1558-1777”,(Phan Khoang, 1967), là một
công trình nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vương quốc Chămpa,
vương quốc Chân Lạp, mở đất Gia Định. Đây là công trình cung cấp tài liệu rất
quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động ở nước ta. Tuy nhiên, về vấn
đề khai phá và mở mang bờ cõi Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên vẫn
chưa được tìm hiểu sâu và đầy đủ.
Cuốn “Gia Định Thành Thông Chí”,(Trịnh Hoài Đức, NXB Giáo dục Hà
Nội 1999), là tập sách lịch sử - địa lý quý giá tập hợp những ghi chép về cương vực,
địa giới, quá trình khai hoang phát triển của trấn Gia Định từ buổi hoang sơ đến thời
nhà Nguyễn. Những nghiên cứu và ghi chép của tác giả đã cung cấp cho chúng ta
những tư liệu về khai hoang lập ấp, những chính sách khai phá về vùng đất Mỹ Tho,
Biên Hòa, các tỉnh Nam Bộ ngày nay… Dưới thời chúa Nguyễn và thời kỳ đầu của
vương triều Nguyễn. Nhưng vẫn chưa nói đến đóng góp của chúa Nguyễn Phúc
Nguyên trong khai phá vùng đất Đàng Trong.
Tác phẩm: Xứ Đàng Trong lịch sử Việt Nam kinh tế-xã hội thế kỷ XVIIXVIII, của Li Tana, do Nguyễn Nghị dịch Nhà xuất bản Trẻ năm 2014, tác phẩm đề
cập đến vấn đề khai phá và phát triển như kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, tiền tệ,