Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 7 docx
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
195.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1379

ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 7 docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

chuyên đẻ vào tổ của từng loài chim nhất định và mỗi dòng đã có thích nghi về

màu vỏ trứng cho thích hợp.

Thời kỳ đẻ trứng của các loài chim ký sinh cũng tùy thuộc vào thời kỳ sinh sản

của các loài bị ký sinh. Thường thì chúng đẻ vào các tổ đang dở lứa, chưa ấp, mỗi

tổ một quả nếu như chim chủ tổ có cỡ bé hơn chim ký sinh (tìm vịt đẻ vào tổ chim

chích) và vài ba quả nếu như chim chủ có cỡ bằng chim ký sinh (tu hú đẻ vào tổ

sáo sậu). Con mái của loài cu cu hình như là loài chim tìm tổ giỏi nhất. Nó có thể

đẻ hơn 25 quả trứng trong một mùa. Cứ cách khoảng hai ngày nó lại tìm được một

tổ mới có một trứng. Nó cặp quả trứng đó vào mỏ, đẻ vào tổ một quả trứng rồi vội

vàng bay đi và ăn luôn quả trứng đã ăn cắp được. Cũng có lúc nó phải đẻ vào tổ đã

có nhiều trứng và trong trường hợp này nó vứt bớt vài ba quả trước lúc đẻ để chim

chủ khó nhận thấy có sự thay đổi.

Thời kỳ phát triển phôi thai của các loài cu cu ký sinh tổ rất ngắn, khoảng 11 -

15 ngày và trứng của chúng thường nở cùng lúc hay trước trứng chim chủ. Trừ một

số trường hợp như tu hú, chim non của con ký sinh cùng sống chung với chim non

của bố mẹ nuôi cho đến lúc rời tổ, còn ở các loài khác (cu cu, tìm vịt, chèo chẹo...)

chim non vừa nở ra đã lăn đi lăn lại trong tổ cho đến lúc hích được quả trứng hay

con chim non của chim chủ văng ra ngoài tổ mới chịu nằm yên. Nó độc chiếm

chiếc tổ và cả sự chăm sóc của bố mẹ nuôi.

Trừ một số trường hợp rất ít như các loại gà châu Úc, trứng phát triển nhờ nhiệt

độ của lá mục hay nhờ tro, cát nóng ở gần miệng núi lửa còn trứng của tất cả các

loài chim khác đều phát triển nhờ nhiệt độ của cơ thể chim tỏa ra lúc ấp.

Thực ra phôi chim đã bắt đầu phát triển từ lúc trứng còn đang ở trong bụng mẹ,

nhưng sau khi đẻ ra sự phát triển đó tạm ngừng và chỉ tiếp tục lại khi trứng nằm

trong môi trường có nhiệt độ từ 34o đến 39oC, nhưng tốt nhất là ở nhiệt độ 38o.

Chim ấp là để tạo nên nhiệt độ cần thiết đó cho trứng. Nhưng ấp không có nghĩa là

chỉ nằm phủ lên trứng là đủ. Lông chim là vật dẫn nhiệt rất kém vì thế trong thời

gian ấp, ở chim xuất hiện “tấm ấp” đặc biệt để sưởi ấm trứng. Ở bụng chim, lông

tạm thời rụng bớt, lớp mỡ cũng bị tiêu giảm, mạng mạch máu nhỏ phát triển làm

cho nhiệt độ ở đây cao hơn ở các vùng khác của cơ thể. Lúc ấp, chim xù lông bụng

ôm lấy ổ trứng và để tấm ấp áp sát vào trứng. Số tấm ấp có thể thay đổi từ một đến

ba tùy loài. Và nếu trong khi ấp cả hai chim trống mái cùng tham gia thì tấm ấp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!