Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 2 ppsx
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
194.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1476

ĐỜI SỐNG CÁC LOÀI CHIM part 2 ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nước để bắt cá, tất cả đều cần có đôi mắt thật tinh thì mới phát hiện được con mồi.

So với mắt người thì mắt chim tinh hơn nhiều, như mắt của chim cắt có thể tinh

hơn mắt người đến 8 lần. Mắt chim tinh không phải vì có cấu tạo kiểu “kính viễn

vọng” như một số người tưởng mà chính là mắt chim có nhiều tế bào cảm quang

hơn mắt người nhiều. Ở đáy mắt của chim cắt có đến 1,5 triệu rưỡi tế bào cảm

quang trong lúc đó ở đáy mắt của người, trên vùng tương ứng chỉ có 200 nghìn tế

bào cảm quang. Chính vì vậy mà hình của một con thỏ in lên đáy mắt người chỉ là

một hình thô, lờ mờ, trong lúc đó hình con thỏ in lên đáy mắt của chim cắt là một

hình rất rõ ràng. Cùng một con thỏ, ở độ xa như nhau, người ta chỉ thấy được một

cách đại khái còn chim cắt thì thấy rất rõ.

Khác với mắt người, mắt chim còn có một cơ quan đặc biệt là cơ quan lược, có

nhiều mạch máu dùng để cung cấp thêm máu cho mắt. Cơ quan lược còn làm giảm

bóng mờ ở đáy mắt giúp chim nhận thấy được những vật chuyển động ở rất xa.

Mắt chim có kích thước rất lớn. Nhiều loài chim có mắt lớn hơn cả khối não.

Mắt của đại bàng và của dù dì lớn bằng mắt người trong lúc đó trọng lượng của đại

bàng và của dù dì chỉ bằng 1/10 trọng lượng của người, còn mắt của đà điểu châu

Phi, lớn gần bằng quả cam với đường kính khoảng 5 cm.

Chim không những phân biệt được các vật rõ hơn người mà còn nhìn thấy được

các vật ở khoảng cách rất xa mà chúng ta khó tưởng tượng được. Chim cắt có thể

nhìn rõ con chuột ở khoảng cách trên 1.000 mét, còn đà điểu thì phân biệt được kẻ

thù ở khoảng cách 5 - 7.000 mét, vì vậy mà một số loài thú ăn cỏ như ngựa vằn,

sơn dương thường kiếm ăn quanh quẩn gần đà điểu lợi dụng đà điểu như vật canh

gác bảo vệ cho mình. Chim không những có thể nhìn thấy vật ở xa mà còn có khả

năng nhìn thấy vật rất gần nhờ sự điều chỉnh một cách rất nhanh chóng thủy tinh

thể trong mắt. Chỉ trong nháy mắt thủy tinh thể của mắt chim đã có thể chuyển từ

dạng hơi dẹt thành dạng gần hình cầu để có thể thấy được rõ vật ngay ở đầu mỏ

mình.

Điều đáng chú ý là mắt chim không những có thể sử dụng như một kính viễn

vọng để nhìn rõ vật ở xa và đồng thời như một kính lúp để nhìn rõ vật nhỏ ở rất

gần mà còn có góc nhìn rất rộng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!