Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC
NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU
Ngành: Kinh tế học
NGUYỄN THỊ NHẬT THU
Hà Nội-2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC
NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06
Nguyễn Thị Nhật Thu
Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS,TS Nguyễn Hoàng Ánh
2. PGS,TS Đỗ Hương Lan
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG – HÌNH ...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU.........................25
1.1 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu......25
1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu....................25
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết về đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu .........27
1.2 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và việc giảm nhập
siêu song phương .................................................................................................32
1.2.1 Một số vấn đề lý thuyết về nhập siêu ......................................................32
1.2.2 Các nhân tố tác động chung đến đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu và cán
cân thương mại song phương ..........................................................................35
1.3 Kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập với Trung Quốc để
giảm nhập siêu .....................................................................................................46
1.3.1 Giới thiệu về nền kinh tế Malaysia .........................................................47
1.3.2 Đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia với Trung
Quốc...................................................................................................................47
1.3.3 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia.............49
1.3.4. Những kinh nghiệm của Malaysia có thể áp dụng cho Việt Nam .......56
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2002-2016...........................................................................................59
2.1.Thực trạng nhập siêu hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn
2002-2016..............................................................................................................59
2.1.1 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010...................59
2.1.2 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2011-2016...................60
iii
2.1.3 Nhâp siêu của Việt Nam-Trung Quốc trong cán cân thương mại chung
...........................................................................................................................61
2.2 Vai trò của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trong cán cân thương mại
Việt-Trung giai đoạn 2002-2016.........................................................................62
2.2.1 Thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung ...........................62
2.2.2 Tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến tình trạng nhập siêu
của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 ......................................66
2.3 Đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung
Quốc giai đoạn 2002-2016...................................................................................71
2.3.1 Hiệu quả trong hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc.............71
2.3.2 Khả năng đảm bảo phát triển bền vững quốc gia ..................................75
2.4 Thực trạng các thành tố tác động đến đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập
khẩu Việt-Trung ..................................................................................................77
2.4.1 Thành tố Yếu tố sản xuất ........................................................................77
2.4.2 Thành tố Chính phủ ................................................................................79
2.4.3 Thành tố Các ngành công nghiệp phụ trợ .............................................85
2.4.4 Thành tố Doanh nghiệp ..........................................................................89
2.4.5 Thành tố Nhu cầu....................................................................................93
2.4.6 Thành tố Cơ hội.......................................................................................95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................98
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỂ GIẢM NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC .....................................................99
3.1. Bối cảnh đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm giảm nhập siêu
của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2018-2030 ........................................99
3.1.1 Thị trường Trung Quốc...........................................................................99
3.1.2. Thị trường Việt Nam ............................................................................102
3.2 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam...........................................................103
3.2.1 Cơ hội .....................................................................................................103
3.2.2 Thách thức .............................................................................................107
3.3 Hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến
năm 2030.............................................................................................................109
iv
3.3.1 Phương hướng đổi mới tổng thế...........................................................109
3.3.2 Một số nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực ........................................110
3.4 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để hạn chế nhập siêu với
Trung Quốc ........................................................................................................113
3.4.1 Giải pháp của chủ thể Nhà nước ..........................................................113
3.4.2 Giải pháp của chủ thể Doanh nghiệp...................................................130
3.4.3 Giải pháp của chủ thể Nhà khoa học ...................................................146
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................148
KẾT LUẬN............................................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................153
PHỤ LỤC...............................................................................................................175
v
DANH MỤC BẢNG – HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Chuyển đổi các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu sang
các thành tố của mô hình Kim cương .......................................................................37
Bảng 1.2 Tác động của yếu tố Chính phủ đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................38
Bảng 1.3 Tác động của Yếu tố sản xuất đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................40
Bảng 1.4 Tác động của yếu tố Nhu cầu đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................41
Bảng 1.5 Tác động của yếu tố Doanh nghiệp đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại song phương...........................................................................................42
Bảng 1.6 Tác động của yếu tố Công nghiệp phụ trợ và Cơ hội đến cơ cấu xuất nhập
khẩu và cán cân thương mại song phương................................................................43
Bảng 1.7 Mức chi cho hoạt động R&D và số bằng phát minh sáng chế ..................53
Bảng 1.8 Kim ngạch thương mại giữa Malaysia với Thượng Hải............................55
Bảng 2.1 Cán cân thương mại Việt Nam với một số khu vực/quốc gia ...................61
Bảng 2.2: Nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc phân theo hàm
lượng .........................................................................................................................66
Bảng 2.3: Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc ...............................................68
Bảng 2.4 Lợi thế so sánh trong một số nhóm hàng của Việt Nam và các nước
ASEAN......................................................................................................................71
Bảng 3.1: Phương hướng liên kết hàng ngang giữa doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
với các công ty đa quốc gia.....................................................................................137
Bảng 3.2: Số lượng các hệ thống siêu thị lớn ở Trung Quốc năm 2016.................142
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu song
phương.......................................................................................................................45
Hình 2.1 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010 ...............59
Hình 2.2 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2016 ...............60
Hình 2.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa ...................62
Hình 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt-Trung theo yếu tố hàm lượng các
năm 2002, 2008, 2016...............................................................................................64
Hình 2.5 Xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị điện-điện tử (HS85) giữa Việt Nam
và Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 ........................................................................65
Hình 2.6: Nhập siêu nhóm hàng dệt may và da giày trên tổng nhập siêu từ Trung
Quốc giai đoạn 2002-2015........................................................................................69
Hình 2.7: Thị phần các thị trường xuất khẩu nguyên phụ liệu may mặc cho Việt
Nam năm 2016 ..........................................................................................................70
Hình 2.8 Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.....................................72
Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 ............................................................72
Hình 2.9 Tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong GDP .................73
Hình 2.10 Khó khăn của các đơn vị xúc tiến thương mại Việt Nam năm 2016 .......83
Hình 2.11: Thứ hạng của Việt Nam và Trung Quốc về Năng lực khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2017..........................................................................95
Hình 2.12 Mức chi cho R&D/doanh thu tại các doanh nghiệp Đông Nam Á giai
đoạn 2014-2017.........................................................................................................97
Hình 3.1 Tác động tích cực của một số FTA thế hệ mới đến cơ cấu xuất nhập khẩu
hàng hóa Việt Nam thời gian tới.............................................................................104
Hình 3.2 Phương hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc
đến năm 2030 ..........................................................................................................109
Hình 3.3 Điều kiện tổng hợp để phát triển các cụm ngành công nghiệp Việt Nam124
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT
TẮT
NGHĨA GỐC TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT
1 ACFTA
ASEAN-China Free Trade
Area
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN – Trung Quốc
2 AEC Asean Economic Community
Khu vực kinh tế chung
ASEAN
3 AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
4 ASEAN
Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CAEXPO China Asean Expo Hội chợ Trung Quốc-Asean
5 E&E
Electrical and Electronic equip
ment
Thiết bị điện và điện tử
6 EPC
Engineering Procurement and
Construction
Thiết kế- Cung cấp thiết bị
công nghệ -Thi công xây
dựng công trình
7 EPZ Export Processing Zone Khu chế xuất
8 EVFTA
European
Commmunities-Vietnam Free
Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – EU
9 FDI ForeignDirirect Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
12 GMP Good Manufacturing Practices
Hướng dẫn thực hành sản
xuất tốt
13 HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Point System
Hệ thống phân tích mối nguy
và kiểm soát điểm tới hạn
14 HS Harmonised commodity Hệ thống mã hóa và mô tả
2
description and coding system hàng hóa
15 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
16 ISO
International Organization for
Standardization
Tổ chức quố tế về Tiêu
chuẩn hóa
17 MNC Multi-Nation Company Công ty đa quốc gia
18 NICs Newly Industrialized Countries
Các nước công nghiệp hóa
mới
19 NIEs Newly Industrial Economies
Các nền kinh tế công nghiệp
mới
20 OBM Own Brand Manufacturer
Nhà sản xuất theo thương
hiệu của mình
21 ODM Own Design Manufacturer
Nhà thiết kế và chế tạo sản
phẩm theo đơn đặt hàng
22 OECD
Organisation for Economic
Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và
phát triển
23 OEM
Original Equipment
Manufacturer
Nhà sản xuất thiết bị gốc
24 RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định đối tác toàn diện
khu vực
25 R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển
26 SITC
Standard International Trade
Classification
Hệ thống phân loại hàng hóa
xuất nhập khẩu
27 SPS
Sanitary and Phytosanitary
Measures
Biện pháp kiểm dịch động
thực vật
28 TBT Technical Barriers to Trade
Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại
29 TNCs Trans-Nations Companies Công ty xuyên quốc gia
30 TPP
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreemen
Hiệp định Đối tác Kinh tế
xuyên Thái Bình Dương
3
31 UNCTAD
United Nation Conference on
Trade and Development
Hội nghị của Liên hợp quốc
về thương mại và phát triển
32 VKFTA
Vietnam Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam-Hàn Quốc
33 VietGAP
Vietnamese Good Agricultural
Practices
Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam
34 WB World Bank Ngân hàng thế giới
35 WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế
giới
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là sự sắp xếp và mối quan hệ về mặt tỷ trọng
giữa các mặt hàng, nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc
gia. Chính phủ các quốc gia luôn nỗ lực hướng đến một cơ cấu xuất nhập khẩu hàng
hóa phát huy được lợi thế so sánh, tác động tích cực đến thương mại và đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững. Tốc độ đa dạng hóa xuất khẩu là một trong những chìa
khóa cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên ở các
nước đang phát triển còn có thể tác động đến kinh tế xã hội và thể chế chính trị của
quốc gia đó (Isham, Wollcock, 2012).
Việt Nam hiện đang xuất siêu sang các thị trường Âu-Mỹ nhưng lại nhập siêu
mạnh từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, trong đó nghiêm
trọng nhất là với Trung Quốc. Nguyên nhân là do thị trường Âu-Mỹ có nhu cầu rất
lớn đối với hàng hóa thâm dụng lao động như dệt may, da giày, hoa quả và thủy hải
sản nhưng Việt Nam hầu như ít nhập khẩu từ những thị trường này. Trong khi đó,
do nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị công nghệ lớn, nhưng
chỉ xuất khẩu được nông lâm thủy sản thô và sơ chế giá trị thấp sang các thị trường
châu Á. Số liệu thống kê của WTO, Liên hợp quốc và Tổng cục thống kê Việt Nam
đều cho thấy nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng nhanh ở mức báo động.
Thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi
Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Năm 2001, nhập siêu của Việt Nam với
Trung Quốc mới ở mức 787 triệu USD nhưng con số này liên tục tăng mạnh và đến
năm 2015 đã lên đến 43,7 tỷ USD, gấp hơn 55 lần so với năm 2001. Năm 2016, giá
trị nhập siêu giảm mạnh còn gần 25 tỷ USD nhưng giá trị nhập khẩu thực chất vẫn
rất cao (61,6 tỷ USD). Quy mô nhập siêu cao, kéo dài và không có dấu hiệu được
cải thiện như của Việt Nam với Trung Quốc hiện nay là vấn đề đáng lo ngại vì nó
phản ánh thương mại Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Việc thuộc quá mức vào một thị trường xuất nhập khẩu là một yếu tố rủi ro
không thể xem thường. Nếu có biến động từ thị trường Trung Quốc về nguyên phụ
liệu đầu vào cho sản xuất thì việc làm và thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ
5
gặp khó khăn lớn. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm sút, tác động tiêu cực
đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế nước ta. Nếu Trung Quốc có chính
sách hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam, lượng hàng hóa tồn đọng không xuất khẩu
được cũng sẽ cũng gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất và doanh nghiệp Việt.
Hơn nữa, phụ thuộc kinh tế tất yếu sẽ kéo theo phụ thuộc chính trị của Việt Nam
vào Trung Quốc.
Nhiều nghiên cứu gần đây như của MUTRAP (2009), Bùi Trinh, Nguyễn Văn
Huân (2011), Tô Trung Thành, Nguyễn Trí Dũng (2012), Lương Văn Khôi (2012)
đều chỉ ra, nhập siêu của Việt Nam kéo dài bắt nguồn từ vấn đề cơ cấu. Như vậy có
thể khẳng định, thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc có nguyên
nhân chủ yếu là do cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Như vậy, nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu xuất nhập khẩu với Trung Quốc như
hiện nay, tình trạng nhập siêu của Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng nặng hơn nữa
trong những năm tới. Ràng buộc từ các FTA mới ký kết cùng tác động mạnh mẽ
của cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu buộc Việt Nam phải có sự điều chỉnh
căn bản trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nếu muốn bắt kịp với xu hướng phát
triển của nền kinh tế thế giới. Bản thân ngưởi tiêu dùng Trung Quốc cũng như Việt
Nam cũng đang có sự thay đổi lớn trong nhu cầu và quan điểm tiêu dùng. Do Trung
Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay nên đổi mới được cơ
cấu trao đổi hàng hóa với Trung Quốc cũng sẽ tạo ra được sự đổi mới căn bản trong
cơ cấu thương mai hàng hóa chung của Việt Nam.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Đổi mới
cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc nhằm
hạn chế tình trạng nhập siêu”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu về tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến tăng trưởng
Nghiên cứu về tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế
nói chung: Cơ cấu định tính trong rổ hàng xuất khẩu và tác động của nó đối với
tăng trưởng kinh tế là một vấn đề đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả. Braford
6
(1987) phân tích để tìm ra bản chất và nguyên nhân những thay đổi trong cơ cấu
kinh tế của các nước châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ giữa những thay đổi này
với tăng trưởng kinh tế, tác động của những thay đổi đó đến các mối quan hệ
thương mại. Mayer, Wood (2001) kiểm tra các cơ cấu xuất khẩu của các nước Nam
Á thông qua lăng kính mô hình Heckscher-Ohlin và kết luận rằng các sản phẩm
hàm lượng lao động cao bất thường là kết quả của lực lượng lao động trình độ thấp.
Lederman, Maloney (2003) trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đã kết
luận cơ cấu thương mại là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của một
quốc gia. Trong đó, nguồn lực sẵn có và thương mại nội ngành ảnh hưởng tích cực
đến tăng trường, tập trung xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Rodrik
(2006) kiểm tra chính xác hơn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu về chất lượng cơ cấu
xuất khẩu và tăng trưởng GDP, tác giả chỉ ra những thay đổi về cấu trúc trong chất
lượng của rổ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và báo cáo tăng trưởng kinh tế
giữa năm 1992 và 2003. Sử dụng chuỗi thời gian dài (1962-2000), Rodrik (2006) và
Hausmann, Hwang, Rodrik (2005) ước tính ảnh hưởng của chất lượng hàng hóa
xuất khẩu (hàm lượng công nghệ ) đối với tăng trưởng GDP. Sohn, Lee (2008)
nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng dựa trên các biến "cơ cấu
thương mại". Nghiên cứu giới thiệu lại ba học thuyết giải thích mối quan hệ giữa
thương mại và tăng trưởng là định lý Rybczynski; mô hình Sản phẩm khác biệt của
Krugman và Helpmen; mô hình Tăng trưởng nội sinh. Mỗi học thuyết đưa ra một
giải thích khác nhau về cách thức cấu trúc hàng hóa xuất nhập khẩu tác động đến
năng suất hay tăng trưởng của một nền kinh tế. Sự tăng thêm hàm lượng công nghệ
của sản phẩm sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế (Lall, 2005; Rodrik, 2006).
Nghiên cứu tác động của cơ cấu xuất nhập khẩu đến phát triển bền vững:
Quan hệ giữa cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với cán cân thương mại thực chất phản
ánh tác động của cơ cấu thương mại hàng hóa đến tăng trưởng kinh tế nói chung của
một quốc gia. Một số nghiên cứu khẳng định việc nâng cấp cơ cấu xuất nhập khẩu
quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Sự mở rộng xuất khẩu
thiếu định hướng đúng đắn có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy
giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường (Kaulin, Freinkman, 2009; Hồ Trung
Thanh, 2009, 2012; Halle, 2010; Lê Văn Hùng, 2010). Tăng trưởng xuất khẩu nếu
7
chỉ chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều
các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Cơ cấu nhập khẩu cũng đe dọa
đến tăng trưởng bền vững nếu tập trung vào công nghệ trung gian, hay hàng tiêu
dùng xa xỉ…Do vậy, duy trì một cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững là nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc
gia. Các tác giả tiếp cận theo hướng này tiêu biểu có Lê Danh Vĩnh, Hồ Trung
Thanh (2012), Nguyễn Văn Nam (2012), Trần Công Sách (2012), Vũ Huyền
Phương (2014) v.v…
2.2 Tình hình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trên
thế giới
Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu: Thực trạng đổi
mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu là vấn đề được nghiên cứu nhiều ở mọi quốc gia,
thậm chí nhiều tổ chức thương mại quốc tế cũng thực hiện hàng loạt các nghiên cứu
quy mô liên quan đến vấn đề này. OECD là một trong những tổ chức có nhiều
nghiên cứu quy mô liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa của các nước đang
phát triển. Chương 3 thuộc nghiên cứu “Trade Liberalisation and Economic
Performance: Latin America versus East Asia 1970-2006” qua trường hợp một số
quốc gia phát triển và đang phát triển cụ thể rút ra các yếu tố thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu (Duran, Mulder, 2008a). Bên cạnh đó, loạt
nghiên cứu về kinh nghiệm đổi mới cơ cấu thương mại của bốn nước Chile,
Philippines, Thái Lan và Ecuador lựa chọn một số nhóm hàng tiêu biểu của mỗi
nước, nghiên cứu sự chuyển biến trong cơ cấu xuất nhập khẩu và rút ra kinh nghiệm
liên quan đến kinh tế vĩ mô (Bartók, Onodera, 2007; Antonio, Onodera, 2007;
Tangkitvanich, Onodera, 2007; Duran, Mulder, 2008b).
Nghiên cứu về cơ cấu thương mại hàng hóa trên quy mô toàn cầu cho thấy
thương mại quốc tế đang dần bị chi phối bởi những “đối tác chủ chốt“ (key player),
sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các đối tác thương mại, sự phát triển của mạng
lưới sản xuất toàn cầu, sự đa dạng hóa của các nhà xuất khẩu hàng công nghệ cao và
sự tương đồng trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (Hummels, 2001; Zhi,
2003; OECD, 2005; Hausmann, Klinger, 2006). Các nghiên cứu cũng dự đoán trong