Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đồ án chuyên ngành kế toán ( cực hay và hiếm).doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Th.S Đỗ Huyền Trang
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta thấy phần lớn quá trình cung cấp thông tin cho kế hoạch và ra các
quyết định trong quá trình kinh doanh đều phụ thuộc vào việc phân loại chi phí
theo cách ứng xử của chi phí.
Để đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và
chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp của các nhà quản trị doanh nghiệp. Kế toán
quản trị tiến hành phân loại chi phí và phân tích chi phí hỗn hợp theo cách ứng xử
của chi phí. Tức là, khi các chi phí trong doanh nghiệp biến đổi thì các nhà quản trị
doanh nghiệp phải thấy trước sự biến động của các chi phí đó.
Nếu các nhà quản trị doanh nghiệp muốn có những thông tin tối ưu nhất để
đưa ra các quyết định tốt nhất thì sự nhận diện về cách ứng xử của chi phí là một
trong những kỹ năng rất cần thiết đối với công việc của họ.
Dự toán là tổng thể các dự toán về khối lượng được thể hiện theo một cơ
cấu nhất định và là sự cụ thể hóa bằng các con số, các kế hoạch và các dự án. Cho
nên quá trình lập dự toán bao gồm tất cả các chức năng và các cấp quản lý cho dù
phương pháp lập dự toán giữa các doanh nghiệp là khác nhau. Có 2 quan điểm về
cách lập dự toán là phương pháp lập từ quản lý cấp cao và phương pháp lập từ cơ
sở. Hay nói cách khác là phương pháp lập dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.
Trong đó, phương pháp lập dự toán linh hoạt được thực hiện thông qua mô hình
ứng xử của chi phí giúp cho các nhà quản trị xây dựng các mục tiêu do chính họ đề
ra trong tương lai.
SVTH:Lờ Quang Dũng Trang: 1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Th.S Đỗ Huyền Trang
PHẦN 2: NỘI DUNG
A. CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ Ở DOANH NGHIỆP
I. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp
1. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí cố định
Theo cách ứng xử thì chi phí cố định là chi phí cơ cấu mà phụ thuộc vào
khả năng sản xuất hay các quyết định đầu tư đã được định sẵn. Chi phí cố định
không phụ thuộc vào số lượng, mức độ hoạt động.
2. Định nghĩa về cách ứng xử chi phí biến đổi
Theo cách ứng xử thì chi phí biến đổi là chi phí phụ thuộc vào mức độ hoạt
động. Muốn thực hiện loại chi phí này, trước tiên ta phải giả thiết về tính tuyến
tính và tỷ lệ của loại chi phí này.
II. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Theo cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp thì chi phí hoạt động kinh doanh
được chia làm 3 loại đó là: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
1. Biến phí (chi phí biến đổi, chi phí khả biến, VC)
a. Khái niệm 1:
Biến phí là chi phí mà xét về mặt tổng số có quan hệ tỷ lệ thuận với những
thay đổi của một hoạt động cụ thể nào đó.
Mức hoạt động gồm: số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu
thụ, doanh thu, số giờ máy chạy,...
Biến phí khi tính cho một đơn vị hoạt động thì ổn định, không thay đổi.
Nếu không có hoạt động thì biến phí bằng không.
b. Khái niệm 2:
Biến phí là những khỏan mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động
của đơn vị. Mức độ hoạt động có thể là: số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng
sản phẩm tiêu thụ, số giờ vận hành máy,... Các chỉ tiêu này có thể thay đổi tỷ lệ
với mức sản xuất hoặc mức độ hoạt động tiêu dùng.
SVTH:Lờ Quang Dũng Trang: 2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Th.S Đỗ Huyền Trang
Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại, nếu xem xét
trên một đơn vị mức dộ hoạt động (ví dụ: một sản phẩm, một giờ máy chạy...) biến
phí là 1 hằng số.
Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng,... Những
chi phí này tăng khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp tăng và ngược lại.
c. Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 2 loại: Biến phí tỷ lệ và biến
phí cấp bậc
+ Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ, biến phí tuyệt đối):
Biến phỉ tỷ lệ là biến phí có quan hệ tỷ lệ thuận với mức hoạt động.
Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí
giống cây trồng,... tỷ lệ thuận với mức hoạt động sản xuất.
Nói cách khác, biến phí tỷ lệ là loại biến phí mà sự biến động của chúng
thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động.
Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí hoa hồng bán hàng,...
Trong lĩnh vực toán học, biến phí tỷ lệ được biểu diễn theo phương trình sau:
y = ax
Trong đó: y: tổng biến phí
a: biến phí trên 1 đơn vị mức độ hoạt động
x: mức độ hoạt động
SVTH:Lờ Quang Dũng
y
0
a
x
y = ax
y
0 x
y = a
3
x
y = a
3
x
y = a
1
x
Trang: 3