Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỒ án CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ( THIẾT kế ) đề tài thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp ngao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
______________________
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
( THIẾT KẾ )
Đề tài: “Thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp ngao ngâm
muối năng suất 10 tấn nguyên liệu/ca ”
Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Yến
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thương
Lớp : KTTP04 – K63
MSSV : 20180554
Hà Nội, 2022
CHƯƠNG I: LẬP LUẬN KINH TẾ
1. Tổng quan về nguyên liệu ngao
Nghêu hay ngao là tên gọi dùng để chỉ các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ
(nhuyễn thể) thuộc họ Veneridae chuyên sống ở vùng nước ven biển có độ mặn cao,
nhiều đất cát sỏi, phân bố khá phổ biến ở vùng biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Nghêu có thân hình tròn, màu trắng hoặc vàng nhạt. Đây là loài hải sản có giá trị kinh
tế cao, dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc. Dù quá trình trưởng thành của nghêu
có rất nhiều rủi ro, nhưng với số lượng trứng nhiều, nên loài nghêu hiện đã trở thành
vật nuôi khá dễ dàng, ít tốn kém.
I.1. Tình hình sản xuất ngao tại Việt Nam
Nghề nuôi ngao ven biển nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ về diện
tích, sản lượng nuôi cũng như mức độ thâm canh trong những năm qua. Theo báo cáo
của Vụ Nuôi trồng Thủy sản (2011), tổng diện tích nuôi ngao của cả nước năm 2010 là
hơn 15.000 ha, đạt sản lượng trên 85.000 tấn, trong đó xuất khẩu được 19.000 tấn với
giá trị xuất khẩu khoảng 40 triệu đô la Mỹ. Trong định hướng phát triển nuôi nhuyễn
thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT), diện tích nuôi ngao đến năm 2015 là 26.040 ha và đến năm 2020 là
32.960 ha; sản lượng ngao thu được năm 2015 dự kiến là 330.000 tấn và đến năm 2020
dự kiến thu được là 430.700 tấn (Bộ NN&PTNT, 2011).Mặc dù nuôi ngao đã mang lại
nguồn thu lớn, không chỉ góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo và
thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương vùng ven biển, nghề nuôi ngao đang
gặp phải những khó khăn trong một vài năm gần đây từ việc ngao nuôi bị chết hàng
loạt tại một số địa phương như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.... Nhiều
nông hộ gặp khó khăn về nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào nuôi ngao sau nhiều lần
nuôi bị thất bại. Thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm không ổn định. Các vấn đề này
đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nghề nuôi ngao ở nước
ta.Do vậy, nghiên cứu đánh giá hiện trạng nghề nuôi ngao ven biển miền Bắc và Bắc
Trung bộ (B&BTB),
Việt Nam, đặc biệt tập trung vào thu thập và phân tích các thông tin như diện tích và
sản lượng nuôi tại các địa phương, hình thức và quy mô nuôi, hiện tượng ngao chết
trong những năm qua, các nhận định chủ quan về nguyên nhân gây chết cũng như các
biện pháp quản lý của nông hộ là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp kỹ thuật và quản lý, góp phần ổn định nghề nuôi ngao ven biển miền
B&BTB.
Sản lượng ngao nuôi liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây từ 30,1 nghìn
tấn năm 2010 lên 110,3 nghìn tấn năm 2019, đạt tốc độ tăng bình quân 23,3%/năm.
Năm 2020 tổng sản lượng ngao nuôi của tỉnh đạt 114,9 nghìn tấn (tăng 6,3% so với
năm 2019). Hiện nay, sản lượng ngao nuôi của tỉnh Thái Bình lớn nhất cả nước (chiếm
khoảng 44,5%). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, đối với
phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình, ngao được xác định là đối tượng phát triển chủ lực.
Tỉnh đã thực hiện quy hoạch vùng nuôi và phát triển ổn định cả về sản lượng và diện
tích từ năm 2010 đến 2021. Tổng diện tích nuôi ngao của tỉnh hiện nay đạt 3.169 ha;
trong đó, huyện Tiền Hải có 1.869 ha, tập trung tại 3 xã Nam Thịnh, Đông Minh, Đông
Hoàng; huyện Thái Thụy có 1.300 ha, tập trung tại các xã Thái Đô, Thụy Trường, Thụy
Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng. Nghề nuôi ngao Meretrix Lyrata có nguồn gốc từ vùng
đồng bằng Sông Cửu Long, được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và đưa vào phát
triển nuôi ở hầu hết các tỉnh ven biển, có những bước phát triển mạnh mẽ cả về diện
tích và sản lượng nuôi, đã và đang vươn lên trở thành một trong bốn ngành thủy sản
nuôi công nghiệp chủ lực của Việt Nam gồm: tôm, cá tra, cá rô phi và ngao. Diện tích
nuôi ngao và các loài nhuyễn thể tính đến năm 2019 ước khoảng 41.500 ha với tổng
sản lượng gần 310.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt gần 94 triệu USD;
trong đó, ngao là 63 triệu USD.
Các sản phẩm ngao Meretrix Lyrata của Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường
nhiều nước trên thế giới như: các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...; trong đó,
thị trường châu Âu chiếm tỷ trọng 52% tổng sản lượng ngao xuất khẩu của Việt Nam.
Khi nghề nuôi ngao phát triển đã khai thác một cách hiệu quả diện tích bãi triều ven
biển và tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động tại các địa phương của Việt
Nam.
I.2. Tình hình tiêu thụ ngao trong nước và trên thế giới
Nhìn chung các mặt hàng ngao khá được ưa chuộng và tiêu thụ tốt ở thị trường
nội địa và cả xuất khẩu. EU là thị trường nhập khẩu lớn chiếm trên 64% tổng giá trị.
Theo VASEP , 6 tháng đầu năm 2021 , EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhuyễn thể
hai mảnh vỏ của Việt Nam , chiếm 60 % tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này đi các thị
trường , trong đó , sản phẩm ngao chiếm tỷ trọng cao nhất . Số liệu từ VASEP xuất
khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang EU 6 tháng đầu năm 2021 đạt 36,9
triệu USD , tăng 35 % so cùng kỳ năm ngoái . Nếu như quý I / 2021 , xuất khẩu mặt
hàng này sang EU chỉ tăng trưởng 11 % thì sang quý I / 2021 đã tăng 56 % so cùng kỳ
năm ngoái . Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU liên tục tăng trưởng 2 con số