Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đồ án chuyên đề xây dựng hệ thống thuỷ lợi hồ chứa iam’la, huyện krông pa tỉnh gia lai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai là một huyện còn nghèo nàn, lạc hậu, nguồn
sống chính của nhân dân ở đây là sản xuất nông nghiệp nhưng sản xuất không
ổn định, năng suất thấp vì không có nguồn tưới.
Do đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi Hồ chứa IaM’la là rất cần
thiết để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế dân sinh của huyện, thực hiện
đường lối hiện đại hoá, công nghiệp hoá và phát triển nông thôn, xoá đói giảm
nghèo,.. .
Hồ chứa nước IaM’la được xây dựng có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp
nước tưới cho 5150 ha, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 36000 dân, ngoài ra còn
phục vụ việc lợi dụng tổng hợp công trình như: cải tạo môi trường sinh thái
trong vùng, kết hợp giao thông thuỷ hay nuôi trồng thuỷ sản. . .
Theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện KrôngPa tỉnh Gia Lai với
mục tiêu nông nghiệp được xác dịnh là mặt trận hàng đầu trong việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế của huyện, trong đó thuỷ lợi là yếu tố cơ bản nhất. Công trình
sau khi xây dựng đi vào vận hành sử dụng sẽ giúp huyện KrôngPa thực hiện
được những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra.
Chương I
Tổng quan về công trình
1.1. Vị trí và nhiệm vụ công trình
1.1.1.Vị trí địa lý.
Vùng dự án thuộc vùng lưu vực sông Mla, từ xã Mla đến xã Phú Cần (nơi
sông Mla nhập vào sông Ba), cách thành phố Plâyku 120km về phía Đông -
Nam, cách thị xã Tuy Hoà 65km về phía Tây - Nam.
Toạ độ địa lý của vùng dự án nằm trong khoảng:
1308’ đến 1318’ vĩ độ Bắc.
10835’ đến 10852’ kinh độ Đông.
1.1.2. Thành phần công trình.
Hệ thống công trình đầu mối bao gồm các hạng mục công trình sau:
Đập đất ngăn sông tạo thành hồ chứa.
Công trình tràn xả lũ xuống hạ lưu.
Cống ngầm lấy nước vào hệ thống tưới.
1.1.3. Nhiệm vụ công trình.
Công trình đầu mối IaM 'la với nhiệm vụ chính là cung cấp nước tưới cho
5150 ha, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 36000 dân, ngoài ra còn phục vụ việc
lợi dụng tổng hợp công trình: nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp giao thông thuỷ, cải
tạo môi trường...
1.2. Các điều kiện tự nhiên
1.2.1. Đặc trưng địa hình của công trình đầu mối.
Công trình đầu mối IaM 'la được xây dựng trên lưu vực sông IaM'la ở thượng
nguồn núi cao từ 800m đến 1000m có độ dốc trung bình, với chiều dài suối từ 7
8 km. Vùng lòng hồ sông ở cao độ 210m 183m ở vùng tuyến đập, độ dốc
trung bình. Lòng hồ có dạng thung lũng hẹp bằng phẳng xen giữa các dãy núi
cao. Tính từ đập đất theo sông M’la lòng hồ dài 2800m, rộng trung bình 1000m.
Địa hình khu vực hồ chứa gồm 2 dạng : Dạng địa hình bào mòn và dạng địa
hình tích tụ.
Vùng tuyến công trình đầu mối nghiên cứu tại đoạn sông hẹp, về phía hạ lưu
khoảng 400 m sông uốn cong và có ghềnh đá, hai bờ là núi cao, tương đối dốc,
cây cối thưa thớt. Do địa hình sườn núi tương đối dốc nên đập đất ngắn nhưng
khối lượng đất đá đào của tràn lớn, việc bố trí đường quản lí khó khăn.
Tuyến đập:
Từ điều kiện địa hình chọn vị trí xây dựng tuyến đập là chỗ có núi thu hẹp,
lòng sông M’la tương đối thẳng và ít thay đổi, chiều rộng khoảng 43m, cao độ
đáy sông khoảng 183,5m.
Tuyến cống:
Bên bờ phải thềm sông có địa hình tương đối phẳng, đặt cống lấy nước và bố
trí mặt bằng thi công cống.
Tuyến tràn xả lũ:
Bên bờ trái sau phần thềm sông tương đối phẳng là sườn núi tương đối dốc,
có cao độ từ 200m 240m, đặt tràn xả lũ tại cao độ 202,9m
Cách tuyến đập khoảng 500m về phía hạ lưu là các khu đồi thấp và sườn đồi
tương đối bằng phẳng, lại nằm bên đường thi công trục chính nên thuận lợi cho
việc bố trí mặt bằng thi công.
Địa hình khu tưới:
Khu tưới cách tuyến đập khoảng 2 km, dọc hai bên sông M’la, có rất nhiều
suối chảy vào sông theo hướng vuông góc, phân cắt khu tưới thành nhiều khu
nhỏ, cộng với những dãy đồi trọc bao bọc, nên địa hình khu tưới rất phức tạp.
Mặt đất dốc về phía sông, thường 3 15, càng lên cao càng dốc, cao độ từ
183m 118m.
Bảng 1-1:Quan hệ F ~ Z, W ~ Z tính đến tuyến công trình
Z (m) 184.0 189.0 192.0 195.0 198.0 201.0 204.0 207.0 210.0
W (10 6m3
) 0 0.29 1.19 3.30 6.99 12.17 18.67 26.52 36.00
F (10 4m2
) 0 17.22 44.82 99.49 149.0 196.73 273.21 287.01 344.21
1.2.2..Đặc điểm địa chất:
Hồ chứa nước IaM 'la được bao bọc xung quanh bởi các dải núi cao > 300m,
dày 3 5 km. Khu vực lòng hồ phân bố chủ yếu là đá Granit, phần trên bao phủ
bởi các trầm tích hiện đại và tầng phủ pha tàn tích với chiều dày trung bình từ 2
3m. Đá gốc thuộc loại ít nứt nẻ. Do đó hồ có khả năng giữ nước đến cao trình
206,9m.
Phần thượng lưu của lòng hồ có các sườn đồi với tầng phủ mỏng có chỗ lộ đá
nên ít có khả năng xảy ra hiện tượng sạt lở và tái tạo bờ hồ .
Riêng khu vực thung lũng hẹp trong lòng hồ, các sườn đồi có độ dốc vừa,
phía bờ phải tầng phủ dày (5 8m) chủ yếu là á cát á sét nhẹ chứa dăm sạn. Vì
vậy, khi dâng nước trong lòng hồ mái dốc bị bão hoà nước, cùng với các tác
động của sóng và gió có thể xảy ra hiện tượng tái tạo lại bờ hồ.
Tại khu vực đầu mối vùng tuyến đập địa tầng và tính chất địa chất công trình
các lớp đất từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp 1: Cát hạt thô chứa nhiều cuội sỏi đến hỗn hợp cát cuội sỏi màu xám,
xám vàng, xám trắng, bão hoà nước, kết cấu chặt. Nguồn gốc bồi tích, phân bố
chủ yếu ở lòng sông IaM 'la với chiều dày từ 3 4m. Đây là lớp thấm rất mạnh
với hệ số thấm K = 5,30x10-2 7,90x10-2 cm/s.
- Lớp 4: Đất á cát chứa nhiều dăm sạn đến hỗn hợp dăm sạn á cát màu xám
vàng, nâu đỏ. Dăm sạn thành phần chủ yếu là thạch anh, Granit phong hoá, kích
thước từ 4 10mm; hàm lượng từ 30 40%. Đất ẩm, kết cấu chặt. Nguồn gốc
pha tàn tích. Trong tầng đôi chỗ chứa các tảng lăn Granit kích thước 0,5 1m,
cứng chắc. Phân bố chủ yếu ở 2 vai đập với chiều dày thay đổi từ 0,5 3m. Đây
là lớp thấm vừa đến mạnh, với hệ số thấm K = 1,00x10-2 4,00x10-2 cm/s.
Đá gốc: Gồm 2 loại chính:
- Đá Granít màu xám trắng; phớt hồng; khi phong hoá mạnh đá có màu nâu
đỏ; phong hoá vừa có màu xám vàng. Đá có cấu tạo khối; kiến trúc nửa tự hình.
Thành phần khoáng vật chủ yếu là Plagioclaz; thạch anh; felspat Kali; biotit;
ngoài ra còn có một số thành phần khoáng vật phụ và quặng như Canxit, Apatit,
Zircon. Đá có tuổi Trias giữa đến muộn thuộc hệ tầng Vân Canh, pha 2.
- Đá mạch Lamprophyr màu xám sẫm, xám đen, khi phong hoá mạnh có màu
xám nâu, phong hoá vừa có màu xám xanh. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc nổi
ban. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Plagiclaz; Clorit thứ sinh, Pyroxen,
Sunphur, ngoài ra còn có một số khoáng chất phụ và quặng như khoáng vật
màu, thuỷ tinh... Đá có tuổi Trias giữa đến muộn thuộc hệ tầng Vân Canh, pha 2.
Khi đá gốc bị phong hoá biến đổi mạnh mẽ, đá phong hoá không đều từ trên
xuống dưới từ đá phong hoá hoàn toàn đến đá phong hoá nhẹ tươi:
- Đá phong hoá hoàn toàn gồm đất á sét chứa dăm sạn màu xám vàng, xám
xanh trong đất đôi chỗ lẫn các mảnh đá chưa phong hoá hết. Hàm lượng đất
chiếm 70 80%, các mảnh đá chiếm 30 20%; trạng thái thiên nhiên cứng, kết
cấu chặt. Trong nõn khoan đôi chỗ còn giữ nguyên hình dạng của đá gốc chưa
phong hoá hết. Chiều dày của đới phong hoá thay đổi từ 2 > 20 m. Đây là lớp
thấm yếu đến vừa với hệ số thấm K = 4,66x10-4 1,4x10-5 cm/s.
- Đá phong hoá mạnh bị biến đổi màu sắc, nõn khoai bị vỡ thành các thỏi nhỏ
và đất á sét chứa dăm sạn . Đá mềm bở búa đập nhẹ dễ vỡ, chiều dày của đới
phong hoá này thay đổi từ 2 > 5m. Đây là lớp thấm yếu với hệ số thấm K =
3,3x10-5 4,4x10-5 cm/s.
- Đá phong hoá vừa, nứt nẻ mạnh; đá bị biến đổi màu sắc; tương đối cứng; búa
đập mạnh mới vỡ. Chiều dày của đới phong hoá này thay đổi từ 2 đến >10m.
Đây là lớp thấm yếu đến vừa với hệ số thấm K = 1,14x10-3 6,8x10-4 cm/s và
lượng mất nước đơn vị q = 0,06 0,227 (l/ph.m.m).
- Đá phong hoá nhẹ đến tươi; ít nứt nẻ; khe nứt kín, nõn khoan nguyên thỏi; rất
cứng; búa đập rất mạnh mới vỡ. Chiều dày của đới phong hoá này chưa xác
định. Đây là lớp thấm yếu, có chỗ thấm vừa với lượng mất nước đơn vị q = 0,09
0,125 (l/ph.m.m).
Địa chất tuyến đập:
Vùng tuyến đập có phương vuông góc với sông M 'la, hai bên sườn dốc vừa
( = 10 15). Địa tầng gồm các lớp: lớp 1, lớp 4, đá gốc granít, lamprophyr
với đầy đủ các đới đá phong hoá hoàn toàn đến nhẹ, tươi.
- Lớp 1 phân bố ở lòng suối với chiều dày thay đổi từ 34m rộng 30m, đây là
lớp có độ bền kháng cắt khá (1= 34, C = 0) nhưng thấm mạnh(K = 5x10-2
cm/s).
- Lớp 4 phân bố ở hai bên thềm sông và vai đập chiều dày từ 0,5 3m, đây là
lớp có độ bền kháng cắt khá (1 = 19, C = 0,12 KG/cm2
) nhưng thấm khá mạnh
(K = 5x10-3 cm/s).
- Bên dưới lớp 1 và lớp 4 là lớp đá phong hoá hoàn toàn thành đất với chiều
dày từ 2 > 20m, đây là các lớp có độ bền kháng cắt trung bình (1=14, C =
0,16KG/cm2
), tính lún khá mạnh; tính thấm yếu đến vừa (K = 1x10-4 cm/s).
Nền đập ở khối thượng lưu và đáy móng chân khay chống thấm đặt trên đới
đá gốc phong hoá hoàn toàn. Khối hạ lưu đặt trực tiếp trên lớp 1 và lớp 4.
Địa chất tuyến cống:
Tuyến cống đặt ở bờ phải tuyến đập, móng cống đặt trên lớp đá phong hoá
vừa, đây là các lớp đá có độ ổn định và độ bền cao, đảm bảo an toàn lâu dài. Tuy
nhiên, trong giai đoạn BVTC cần khoan thăm dò thêm tại phần đầu và phần cuối
cống để xác định chính xác bề mặt đá gốc.
Địa chất công trình tuyến tràn xả lũ:
Tuyến tràn đặt ở bờ trái tuyến đập. Địa tầng của các lớp đất đá tại tuyến
tràn là lớp 4 và đá gốc Granit với đầy đủ các đới đá phong hoá hoàn toàn đến
nhẹ và tươi. Móng đặt trên nền đá Granit phong hoá vừa và trong đá Granit
phong hoá nhẹ đến tươi, đây là các lớp đá có độ ổn định và độ bền cao, đảm bảo
an toàn và ổn định lâu dài.
1.2.3.Đặc điểm địa chất thuỷ văn:
Trong khu vực nghiên cứu có 2 loại nguồn nước chính là nước mặt và nước
ngầm.
Nước mặt:
Tồn tại ở sông M’la và các khe suối nhỏ. Về mùa mưa nước thường đục do
có lượng phù sa lớn, về mùa khô nước vàng nhạt, đục, không mùi vị, ít cặn lắng.
Nước mặt có quan hệ thuỷ lực với nước ngầm trong tầng phủ tàn tích ở khu vực
nghiên cứu.Về mùa mưa , nước mặt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nước
ngầm; về mùa khô thì ngược lại, nước ngầm cung cấp cho nước mặt. Mực nước
và thành phần hoá học của nước mặt thay đổi theo mùa.
Nước ngầm:
Bao gồm:
- Nước ngầm trong các bồi tích và trong tầng phủ pha tàn tích và phong hoá
hoàn toàn của đá gốc, phân bố ở độ sâu 5 6m kể từ mặt đất, nước vàng nhạt,
đục, ít cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, về mùa khô thường cạn
kiệt và thường xuất lộ ranh giới giữa tầng phủ và đá gốc.
- Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc: Là loại nước ngầm chủ yếu trong khu
vực nghiên cứu, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 6 10m, nước vàng nhạt,
đục, ít cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt vào mùa
mưa; về mùa khô là nguồn cấp nước chủ yếu cho nước sông. Nhìn chung, nước
chỉ tập trung ở trong các khe nứt nên nguồn nước nghèo nàn. Mực nước và
thành phần hoá học của nước ngầm thay đổi theo mùa.
Nước ngầm và nước mặt trong khu vực nghiên cứu có tính ăn mòn khử
kiềm.
1.2.4.Vật liệu xây dựng
a. Đất.
Vị trí - trữ lượng:
Tiến hành khảo sát 3 mỏ vật liệu đất xây dựng cho khu vực đầu mối (kí
hiệu VL4, VL5, VL6). Mỏ VL6 nằm trong khu vực lòng hồ, mỏ VL4 và VL5
phân bố ở hạ lưu tuyến đập và đều là khu vực có dân cư, đặc biệt là mỏ VL5
nằm trong khu vực khá đông dân cư.
Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu:
Mỏ VL 4:
- Lớp 2: Đất á sét nặng đến trung màu xám nâu nhạt, đất ẩm vừa, trạng thái
nửa cứng, kết cấu chặt vừa.Nguồn gốc bồi tích, có thể khai thác làm vật liệu đất
xây dựng với chiều dày 0,5 1,5m.
- Lớp 4: Đất á cát chứa nhiều dăm sạn đến hỗn hợp dăm sạn á cát màu xám
vàng, nâu đỏ. Đất ẩm, kết cấu chặt. Nguồn gốc pha tàn tích. Không khai thác
làm VLXD.
- Lớp 5: Đất á sét nặng có chỗ là á sét trung màu xám nâu đất ẩm, nửa cứng
đến cứng , kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc tàn tích. Có thể khai thác làm vật liệu
đất xây dựng với chiều dày 1 2m.
Mỏ VL 5:
- Lớp 2: Đất á sét nặng đến trung màu xám nâu nhạt, đất ẩm vừa, trạng thái
nửa cứng, kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc bồi tích, có thể khai thác làm vật liệu đất
xây dựng với chiều dày 0.5 1m.
- Lớp 5: Đất á sét nặng có chỗ là á sét trung màu xám nâu đất ẩm, nửa cứng
đến cứng, kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc tàn tích. Có thể khai thác làm vật liệu đất
xây dựng với chiều dày 0,4 1,5m .
- Đá granit phong hoá hoàn toàn gồm đất á sét chứa dăm sạn màu xám vàng,
xám xanh, đôi chỗ lẫn các mảnh đá chưa phong hoá hết; trạng thái thiên nhiên
của đất cứng, kết cấu chặt. Có thể khai thác làm vật liệu đất xây dựng.
Mỏ VL 6:
- Lớp 5: Đất á sét nặng có chỗ là á set trung màu xám nâu đất ẩm, nửa cứng
đến cứng, kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc tàn tích. Có thể khai thác làm vật liệu đất
xây dựng với chiều dày 0,4 1,5m.
- Đá Granit phong hoá hoàn toàn gồm đất á sét chứa dăm sạn màu xám vàng,
xám xanh, đôi chỗ lẫn các mảnh đá chưa phong hoá hết; trạng thái thiên nhiên
của đất cứng, kết cấu chặt. Có thể khai thác làm vật liệu đất xây dựng.
Vật liệu xây dựng có tính trương nở, co ngót và tan rã cơ học. Đây là đặc tính
bất lợi của vật liệu đất đắp đập. Trong khu vực gần đập không có nguồn thay thế
vì vậy cần tiến hành các biện pháp để hạn chế được các tác hại của các tính chất
đặc biệt của đất vật liệu như: Tránh cho khối đất tiếp xúc trực tiếp với nước và
phải có khối gia tải bảo đảm chống được áp lực trương nở của đất.
Do lớp 5 của mỏ VL 4 có tính co ngót mạnh, tính trương nở rất mạnh
(41,2%), áp lực trương nở lên tới 0,86 KG/cm2, nên không dùng lớp 5 của mỏ
VL 4 để đắp đập.
Sử dụng lớp 5 của mỏ VL 6 và lớp 2 của mỏ VL 5 làm lõi chống thấm. Khai
thác lớp 6 của mỏ VL5 làm khối thượng lưu, lớp 5 của mỏ VL5 làm khối hạ
lưu.
Tại khối thượng lưu do lớp 6 của mỏ VL 5 có tính tan rã mạnh và tính trương
nở tương đối mạnh nên cần đắp lớp bảo vệ phía trước (ngay sau lớp đá xây ở
thượng lưu). Lớp bảo vệ này có thể khai thác lớp 4, lớp đá phong hoá mạnh đến
vừa khi đào móng, đập, tràn, cống.
Do vật liệu đắp khối thượng lưu và hạ lưu đập đều khai thác từ lớp 5 và 6 của
mỏ VL 5, nên cần khai thác lớp 2 của mỏ VL 5 trước để đắp lõi đập, sau đó có
thể khai thác lớp 2 từ mỏ VL 4 hoặc VL 6.
Mỏ VL 5 hiện nay là khu vực tập trung dân cư của xã IaM'la nên cần khoanh
vùng khai thác hợp lý để giảm thiểu đền bù.
b. Vật liệu cát cuội sỏi.
Vị trí và trữ lượng:
Mỏ cát sỏi VLC 1 và VLC 2 nằm trên sông M’la cách tuyến đập khoảng 2
4,5km. Đây là mỏ cát sỏi đã được nhân dân khai thác sử dụng cho việc xây dựng
nhà cửa và các công trình xây dựng phúc lợi.
Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu:
Mỏ vật liệu cát sỏi VLC 1:
- Lớp 1: Cát cuội sỏi màu xám trắng, xám vàng, bão hoà nước; kết cấu chặt
vừa, cát thạch anh hạt vừa đến thô chiếm hàm lượng 75 100%; cuội sỏi tròn
cạnh kích thước từ 5 100 mm; chiếm hàm lượng 25 0%. Nguồn gốc bồi tích.
Khai thác làm vật liệu cát sỏi chiều dày trung bình từ 1 2m.
Mỏ vật liệu cát sỏi VLC 2:
- Lớp 1: Cát cuội sỏi màu xám trắng, xám vàng, bão hoà nước; kết cấu chặt
vừa, cát thạch anh hạt vừa đến thô chiếm hàm lượng 70 95%; cuội sỏi tròn
cạnh kích thước từ 5 100 mm; chiếm hàm lượng 30 5%. Nguồn gốc bồi tích.
Khai thác làm vật liệu cát sỏi chiều dày trung bình từ 1,3 2,5m.
c. Đánh giá về khả năng khai thác:
- Khối lượng khảo sát vật liệu cát đủ và đạt chất lượng so với yêu cầu.
- Trữ lượng thăm dò về sỏi không đạt yêu cầu nên vật liệu sỏi phải thay thế
bằng đá dăm.
Bảng 1-2: Các chỉ tiêu cơ lý đất nền vùng đầu mối dùng trong tính toán
Tên lớp
Chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 4 Lớp 6 (Đá PHHT)
Hạt sét% 7.10 19.30
Hạt bụi% 10.50 17.50
Hạt cát% 45.30 42.50 46.20
Sỏi sạn % 50.50 39.60 16.10
Cuội dăm% 4.20 0.30 0.90
Giới hạn chảy WT 20.50 25.88
Giới hạn lăn WP 14.94 16.46
Chỉ số dẻo WN 5.56 9.42
Dung trọng ướt w(T/m3
) 1.87 1.92
Dung trọng khôc(T/m3
) 1.70 1.74
Tỷ trọng 2.66 2.64 2.65
Độ lỗ rỗng 35.59 34.25
Lực dính C(KG/cm2
) 0.00 0.12 0.16
Góc ma sát trong (độ) 34 19 14
Hệ số thấm K(cm/s) 5x10-2 5x10-3 5x10-5
Bảng1-3:Các chỉ tiêu cơ lý vật liệu đất dùng trong tính toán
Tên lớp
Chỉ tiêu
Lớp2
MVL4
Lớp 5
MVL4
Lớp 2
MVL5
Lớp 5
MVL5
Lớp 6
MVL5
Lớp 5
MVL6
Hạt sét% 20.5 15.5 21.7 20.0 10.1 20.8
Hạt bụi% 18.3 9.7 31.8 17.1
Hạt cát% 52.1 47.4 45.7 50.5 49.8 53.6
Sỏi sạn % 9.1 27.1 0.8 8.8 20.7 8.7
Cuội dăm% 0.3
Giới hạn chảy WT 28.44 28.35 32.73 22.13 25.37 25.23
Giới hạn lăn WP 17.48 17.67 21.10 15.67 16.56 15.40
Chỉ số dẻo WN 10.96 10.68 11.63 6.46 8.81 9.83
Dungtrọng ướt w(T/m3
) 1.87 1.92 1.91 1.95 1.88 1.95
Dungtrọngkhô c(T/m3
) 1.63 1.72 1.63 1.60 1.70 1.70
Tỷ trọng 2.66 2.65 2.66 2.66 2.67 2.64
Lực dính C(KG/cm2
) 0.16 0.13 0.16 0.13 0.12 0.13
Góc ma sát trong (độ) 14 15 14 15 18 15
Hệ số thấm K(cm/s) 1x10-5 1x10-4 3x10-5 1x10-4 5x10-4 5x10-5
1.2.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn:
a. Khí tượng:
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ không khí trung bình của năm là: 25,6.
- Nhiệt độ cao nhất là: 40,7 (vào tháng IV).
- Nhiệt độ thấp nhất là: 8,5 (vào tháng I).
Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm tương đối trung bình là: 77%.
- Độ ẩm thấp nhất là: 15%.
Tốc độ gió lớn nhất theo tần suất và theo hướng:
Cho theo bảng sau:
Bảng1-4: Tốc độ gió lớn nhất theo tần suất và theo hướng
Hướng V(m/s)
2% 4% 50%
Bắc 22.4 19 10.6
Nam 20.9 19.6 11.5
Đông 23.6 21.6 15.4
Tây 20.9 19.4 12.2
Đông - Bắc 23.4 21.8 12.9
Tây - Bắc 23.6 21.3 11.0
Đông - Nam 27.9 23.9 9.7
Tây - Nam 21.7 20 11.3
Bốc hơi:
Lượng tổn thất bốc hơi trung bình nhiều năm hồ IaM'la được tính theo
phương trình cân bằng nước:
Z= ZMN – ZLV = ZMN - (Xo -Yo ).
Trong đó: Z: Lượng nước tổn thất bốc hơi trung bình nhiều năm.
ZMN: Lượng bốc hơi mặt nước trung bình nhiều năm.
ZLV: Lượng bốc hơi lưu vực trung bình nhiều năm.
Xo: Lượng mưa lưu vực trung bình nhiều năm (Xo = 1230mm).
Yo: Lớp dòng chảy trung bình nhiều năm (Yo = 568mm).
Lượng tổn thất bốc hơi:
Z = 961 - (1230 - 568) = 299mm.
Lượng tổn thất bốc hơi được phân phối theo tháng:
Bảng 1-5: Phân phối tổn thất bốc hơi theo tháng
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Z 23.7 29.2 42.8 38.5 32.2 23.3 25.6 23.3 15.3 12.8 13.7 18.6 299
Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là: 2484.3 giờ.
Lượng mưa:
Từ tài liệu mưa của trạm CheoReo và Krông pa thấy rằng lượng mưa giữa
các trạm tương đối đều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V, tháng VI sau đó lượng
mưa lại giảm ở tháng thứ VII đến cuối tháng VIII lượng mưa tăng dần lên và
kết thúc vào tháng XI.
Lượng mưa trong mùa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Mưa lớn
thường tập trung vào các tháng IX, tháng X. Mùa khô từ tháng I đến tháng IV,
lượng mưa chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa bình quân nhiều năm: Lượng mưa bình quân nhiều năm lưu vực
hồ IaM 'la được tính từ giá trị bình quân số học lượng mưa bình quân cùng thơì
kì của trạm Cheoreo và Krôngpa:
- Lượng mưa bình quân lưu vực: Xlưu vực = 1230,0mm.
- Lượng mưa tưới P = 75%: X75% =1029,5mm.
b. Thuỷ văn:
Dòng chảy chuẩn:
- Diện tích lưu vực: 110 km2
.
- Mô đum dòng chảy chuẩn: Mo = 18 (l/s.km2
).
- Lưu lượng bình quân nhiều năm: Qo = 1,98 (m3
/s).
- Hệ số thiên lệch Cs = 1,02.
- Hệ số phân tán Cv = 0,51.
Dòng chảy năm thiết kế:
Dòng chảy năm thiết kế ứng với mức đảm bảo P = 75% được phân phối cho
từng tháng theo tỉ lệ phân phối của mô hình điển hình năm 1988 trạm Krông
Hnăng.
Bảng 1-6:Phân phối dòng chảy năm thiết kế
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Q75% 0.724 0.578 0.477 0.444 0.453 0.628 0.604 0.821 1.28 3.63 3.87 1.48 1.25
Bảng 1-7:Qúa trình lũ lớn nhất năm ứng với tần suất thiết kế hồ IaM’la
Thời đoạn(h) Qp(m3
/s) Thời đoạn(h) Qp(m3
/s)
0.2% 1% 0.2% 1%
1 1.2 0.994 31 92.2 76.5
2 2.4 1.99 32 76.7 63.6
3 3.59 2.96 33 63.5 52.7
4 16.8 13.7 34 51.5 42.7
5 84.1 69.2 35 40.7 33.8
6 204 169 36 31.1 25.8
7 395 328 37 22.8 18.9
8 602 497 38 21.0 17.4
9 783 646 39 18.1 15.0
10 949 783 40 15.3 12.7
11 1040 864 41 12.6 10.4
12 1100 924 42 9.73 8.07
13 1070 895 43 6.91 5.74
14 1050 875 44 6.00 4.98
15 997 825 45 5.31 4.40
16 928 765 46 4.60 3.82
17 853 706 47 3.91 3.24
18 743 611 48 3.20 2.65
19 671 558 49 2.49 2.07
20 587 488 50 2.11 1.75
21 515 428 51 1.94 1.61
22 443 369 52 1.76 1.46
23 371 309 53 1.58 1.31
24 311 258 54 1.40 1.16
25 264 219 55 1.23 1.024
26 216 179 56 1.05 0.875
27 180 149 57 0.875 0.726
28 150 124 58 0.707 0.586
29 132 109 59 0.527 0.437
30 110 91.4 60 0.359 0.298
Dòng chảy lũ :
Lượng lũ thiết kế ứng với các tần suất được cho theo bảng sau:
Lượng lũ thiết kế ứng với các tần suất
P (%) 0.2 1 5 10
Qmaxp (m3
/s) 1100 924 719 605
Wp (106
m3
/s) 54.98 45.63 34.89 29.01