Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đồ án Cải thiện thông tin hành khách tuyến buýt 34 - Chương 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 3: Đề xuất giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt số 34( BX Mỹ
Đình- BX Gia Lâm)
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THÔNG TIN HÀNH KHÁCH TRÊN TUYẾN
BUÝT SỐ 34 (BX MỸ ĐÌNH- BX GIA LÂM)
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ
Đình- BX Gia Lâm)
3.1.1 Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đến năm 2010 và
năm 2020
a) Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010
Đến năm 2010, vận tải hành khách công cộng cần đạt được chỉ tiêu vận chuyển được
khoảng 30 – 35% lưu lượng hành khách. Theo số liệu dự báo đến năm 2010, số chuyến đi trong
7 quận nội thành là 2,82 triệu khách/ngày tương đương với 1030 triệu khách/năm. Các chuyến
đi của toàn thành phố đạt 7.447 triệu lượt người/ngày, tương đương 2.718 tỷ lượt hành
khách/năm. Khi đó lưu lượng hành khách đi bằng phương tiện giao thông công cộng tương ứng
với 30% và 35% số chuyến đi trong nội thành, dao động trong khoảng 308,5 triệu đến 360 triệu
lượt khách/năm gấp khoảng gần 3 lần năm 2003. Nếu tính chung cho toàn thành phố thì vận tải
hành khách công cộng muốn đạt chỉ tiêu vận chuyển được 30 – 35% khối lượng vận chuyển thì
cần vận chuyển được với lưu lượng hành khách tương ứng là 815 – 951 triệu lượt hành khách 1
năm gấp 5,4 – 6,3 lần năm 2003. Nếu tính chung cho toàn thành phố vận tải hành khách công
cộng muốn đạt được chỉ tiêu vận chuyển được 30% ÷ 35% cần vận chuyển được với lưu lượng
hành khách tương ứng là 815 triệu ÷ 951 triệu hành khách/1 năm gấp 5,4 ÷ 6,3 lần so với năm
2003. Để tăng cường khả năng vận tải bằng xe buýt thì ngoài việc đưa thêm các tuyến xe buýt
mới vào hoạt động, điều chỉnh lại các tuyến xe buýt đang hoạt động cần đưa vào sử dụng loại
phương tiện vận tải hành khách công cộng có khối lượng lớn. Phủ khắp mạng lưới xe buýt ở tất
cả các đường phố có đủ chiều rộng chạy xe; Đưa vào khai thác những tuyến đường xe buýt
chạy riêng ở những tuyến đường có nhu cầu đi lại lớn, những tuyến đường đã tổ chức làn xe
buýt chạy riêng nếu được thay bằng loại phương tiện khác có năng lực vận chuyển lớn hơn sẽ
không dùng làn xe buýt chạy riêng nữa.
Bảng 3.1: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe bus đến năm 2010
Bùi Thị Sinh – K46
1
1