Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người cơ tu tại xã hòa bắc, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
----------
TRẦN THỊ HỒNG PHƯỢNG
Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri
thức bản địa của cộng đồng người Cơ tu tại xã
Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
và đề xuất biện pháp bảo tồn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có một hệ thực vật rất phong phú. Đó là do Việt Nam nằm trong vùng
nhiệt đới thuận lợi cho sự sinh sôi nẩy nở của cây cỏ. Việt Nam không có sa mạc lại
nằm trên khối Indosinias của vỏ trái đất bền vững từ mấy triệu năm nay, là đường giao
lưu giữa hai chiều thực vật phong phú của miền nam Trung Quốc, của Malaysia,
Indonesia, và Philippines. Nên, nếu ở rừng Amazon, trung bình ta gặp được 90 loài/ha,
thì ở Đông Nam Á, ta đếm đến được 160 loài/ha [6]. Sự phong phú ấy là một diễm
phúc cho dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ ở rất nhiều nơi, dân ta còn sống một nền văn minh
dựa trên thực vật. Cây cỏ không phải là “cỏ cây vô loại” mà là những ân nhân nuôi
dưỡng chúng ta, che chở, bảo vệ chúng ta, thậm chí còn chữa bệnh cho chúng ta
nữa…[6]. Chính vì thế, từ xa xưa con người đã biết sử dụng các loài cây cỏ trong tự
nhiên, đặc biệt là các loài cây cỏ có trong rừng để làm thuốc chữa bệnh, từ các loại
bệnh thông thường đến các loại bệnh khó chữa trị.
Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và của
ngành y học nói riêng, công nghệ chế biến các loài dược liệu ngày càng phát triển một
cách mạnh mẽ hơn bằng các công nghệ, kỹ thuật, hóa chất và máy móc tiên tiến. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số ở các nước
đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc
sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc
vào nguồn dược liệu hoặc các dược chất chiết xuất từ dược liệu.
Ở nước ta lĩnh vực y học nhân dân rất rộng lớn. Những kinh nghiệm đó nằm rải
rác trong nhân dân. Những kinh nghiệm đó thường chỉ truyền miệng từ người này sang
người khác, qua mỗi người lại thay đổi một tí, có khi lại bị che giấu, xuyên tạc do
người có kinh nghiệm muốn giữ độc quyền [7]. Hơn nữa vẫn còn một lượng lớn kiến
thức về cây dược liệu chưa được chú ý đến, đặc biệt là kiến thức bản địa của các cộng
đồng người đồng bào dân tộc ít người về các thực vật được sử dụng làm dược liệu. Các
kiến thức đó ngày càng bị mất dần, làm cho những giá trị về dược liệu của các loài cây
cỏ trong thiên nhiên bị giảm sút. Hơn nữa, người dân ở miền núi vẫn có thói quen khai
thác cây thuốc nam sẵn có từ rừng tự nhiên mang về dùng cũng như “săn lùng” các cây
3
dược liệu có giá trị kinh tế cao phục vụ cho mục đích thương mại. Điều này dẫn đến
nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên này một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài có
giá trị cao, quý hiếm có thể bị tuyệt chủng. Chính vì vậy cần thiết phải có các hoạt
động bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu do chính người dân sống gần rừng
thực hiện nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
Người Cơ tu là đồng bào dân tộc ít người duy nhất ở xã Hòa Bắc - Một xã miền
núi nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng không xa về phía Tây. Nguồn kiến thức
bản địa của họ là vô cùng quý giá, nhất là nguồn kiến thức về các loài thực vật được sử
dụng làm dược liệu. Tuy nguồn kiến thức này chưa được khoa học công nhận nhưng
qua việc sử dụng và kiểm nghiệm trên thực tế đã mang lại kết quả đôi khi tốt hơn cả sự
mong đợi. Tuy nhiên, hiện nay việc duy trì và phát triển nguồn dược liệu tại đây đang
gặp nhiều thách thức bởi sự tác động mạnh mẽ của con người vào hệ sinh thái rừng
như cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác vàng Khe Đương, dự án thủy điện
Gruco Sông Côn…Vì vậy việc chú trọng đến nguồn dược liệu tại xã Hòa Bắc và sử
dụng chúng một cách có hiệu quả đang là một vấn đề cần được quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra nguồn tài
nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cơ tu tại xã Hòa Bắc,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn” nhằm mục tiêu:
- Điều tra, thu thập và sắp xếp có hệ thống các loài cây, cỏ ở xã Hòa Bắc được
người dân tộc Cơ tu sử dụng làm thuốc.
- Phân tích sự đa dạng sinh học của cây thuốc về thành phần loài, bộ phận sử
dụng, công dụng và vùng phân bố của chúng.
- Đề xuất một số ý kiến về biện pháp sử dụng, khai thác hợp lý và bảo tồn, phát
triển các loài cây thuốc hiện có, đặc biệt là các loài cây thuốc quý có giá trị chữa bệnh
tốt.
Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ vào quá trình
nghiên cứu cây thuốc phục vụ cho con người, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế địa
phương.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC
1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới
Tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới được hình thành từ rất lâu
đời, qua nhiều thế hệ. Lịch sử nền Y học Trung Quốc, Ấn Độ đều đã ghi nhận về việc
sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây 3000- 5000 năm. Những người có cơ sở lý luận cho
rằng vua Thần Nông là người phát minh ra cây thuốc. Theo truyền thuyết một ngày vua
Thần Nông nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc tới 70 lần, rồi soạn
ra cuốn sách đầu tiên gọi là “ Thần Nông bản thảo”. Trong bộ sách này có ghi chép tất
cả 365 vị thuốc và là một bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y [7].
Cùng với sự ra đời của Dược liệu Phương Đông vào thế kỉ thứ I, thầy thuốc
người Hy Lạp Dioscorides khi giới thiệu trên 600 loài cây thuốc đã tập trung vào công
dụng chữa bệnh của cây cỏ. Về mặt Tài nguyên học, Dioscorides là người đặt nền
móng cho môn Dược học. Vào thời kỳ này nhà Tài nguyên học La mã, Plinus cho ra
đời bộ “Bách khoa toàn thư” 37 tập đã giới thiệu 1000 loài cây cỏ có ích [3].
Từ những kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa họa đã đúc kết thành nhiều thuốc
sách có giá trị để lại cho hậu thế. Một trong những tập sách có giá trị của thời đại là
tập “Bản thảo cương mục”do Lý Thời Trân soạn và hoàn thành năm 1578. Đây được
coi là bộ sách dược vật hoàn chỉnh nhất của Đông y, “Bản thảo cương mục” có tổng
cộng 52 quyển tập hợp 1892 chủng loại cây, con, vật thuốc khác nhau trong đó có 374
loại do đích thân Lý Thời Trân tìm ra. Bộ sách liệt kê 11.096 đơn thuốc (phương tễ)
trong đó có 8000 do Lý Thời Trân sưu tập mới hoặc tự sáng chế.
Bên cạnh đó, “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” là bộ sách y học cổ truyền lâu đời
của phương Đông và là tài sản riêng của y học cổ truyền Trung Hoa. Những nhà y học
cổ truyền xưa nay như Hoa Đà, Biển Thước, Y Doãn của Trung Hoa cổ, Hải Thượng
Lãn Ông, Tuệ Tĩnh của nước ta, đều coi bộ Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là cuốn sách
gối đầu nằm trong việc nghiên cứu, chẩn trị, bổ, tả liệu dược bệnh nhân và truyền dạy
môn sinh đệ tử, và cho đến ngày nay bộ sách vẫn được sử dụng trong thực tế lâm sàng.