Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc, bài thuốc qua tri thức bản địa của người dân huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
HUỲNH THỊ TƯỜNG VY
ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC, BÀI
THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
ĐÀ NẴNG, 2016
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
HUỲNH THỊ TƯỜNG VY
ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC, BÀI
THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
Ngành: SƯ PHẠM SINH HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Huy Bình
NIÊN KHÓA 2012 - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận
Huỳnh Thị Tường Vy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tôi xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, các thầy cô thuộc
khoa Sinh- Môi trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, tôi hết sức cảm ơn các cô, chú, các thầy Lang trong cộng đồng
người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp cho tôi nhiều bài thuốc
hay, những cây thuốc quý.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên,
đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa
luận Tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Huy Bình, thầy trực tiếp
hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp để tôi hoàn thành
tốt khóa luận và đúng thời hạn.
.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận
Huỳnh Thị Tường Vy
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc .................................3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới.................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam ...............................6
1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ..........................................................................9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................9
1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................12
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................12
2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................12
2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................12
2.4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................13
2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13
2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu .........................................................................13
2.5.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn thông qua phiếu điều tra............................13
2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................13
2.5.4. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ...........................................................16
3.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc do người dân huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................................................16
3.1.1. Danh mục cây thuốc........................................................................................16
3.1.2. Đa dạng về đặc điểm hình thái và phân bố của các loài cây thuốc.................32
3.2. Phân tích sự đa dạng của cây thuốc do người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi ..............................................................................................................65
3.2.1. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc................................................65
3.2.2. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh ..............................66
3.2.3. Đa dạng về bộ phận được sử dụng của cây để là thuốc ..................................68
3.2.4. Danh sách các loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam .................................69
3.3. Kết quả điều tra các bài thuốc thuốc do người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi sử dụng................................................................................................69
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc ............................84
3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh ...............................84
3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người dân...84
3.4.3. Một số nguyên nhân khác ...............................................................................85
3.5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc........85
3.5.1. Khai thác hợp lí...............................................................................................85
3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc....................................................................86
3.5.3. Công tác bảo tồn..............................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................90
1. Kết luận .................................................................................................................90
2. Kiến nghị...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục các loài cây thuốc được người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi ...........................................................................................................................17
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái cơ bản của các loài cây thuốc...............32
Bảng 3.3. Sự phân bố các ngành thực vật tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi ....65
Bảng 3.4. Sự phân bố cây thuốc theo sinh cảnh .......................................................66
Bảng 3.5. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc ..................68
Bảng 3.6. Các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam .................................69
Bảng 3.7. Tổng hợp các bài thuốc theo nhóm bệnh .................................................69
Bảng 3.8. Tổng hợp các bài thuốc được người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
sử dụng để phòng và chữa bệnh ................................................................................71
Bảng 3.9. Danh sách một số Thầy Lang tiêu biểu....................................................83
Bảng 3.10. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh cho người dân ............................84
Bảng 3.11. Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân..............85
Bảng 3.12. Thái độ của người dân đối với việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc ........87
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tính đa dạng cây thuốc tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi........ 66
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố cây thuốc theo sinh cảnh............................................... 67
Biểu đồ 3.3. Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc.. 68
Biểu đồ 3.4. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người dân ....................... 84
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, mối đe dọa lớn nhất của toàn nhân loại không phải là chiến tranh
hay vũ khí hạt nhân mà chính là sự xuất hiện hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm. Hằng
ngày nó đang âm thầm hủy hoại và giết chết hàng vạn người vô tội. Để thoát khỏi
tình trạng nguy hiểm này, thuốc Tây đang là trợ lực phổ biến được sử dụng nhằm đạt
hiệu quả nhanh nhất phù hợp với mọi đối tượng. Bên cạnh những mặt tích cực, thuốc
Tây còn có những tác dụng không mong muốn. Thuốc Tây được sản xuất từ các hợp
chất thiên nhiên là lựa chọn tối ưu cho nền y học tương lai, các hợp chất từ thiên
nhiên sẽ khắc phục được những hạn chế rủi ro.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO trong số 250.000 loài thực vật
được biết hiện nay thì có 35.000 loài thực vật làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất
để chế biến thuốc. Việt Nam có 150.000 loài được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hoặc
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm. Đây được xem là nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá của quốc gia là nền tảng của sự phát triển Y học cổ truyền dân tộc.
Tuy nhiên, trong 100 năm trở lại đây có khoảng 1000 loài thực vật bị tuyệt chủng và
khoảng 60.000 có thể gặp rủi ro. Nếu hiện trạng này không chấm dứt thì nguồn tài
nguyên cây thuốc bị suy giảm trầm trọng theo thời gian, kéo theo sự mai một dần
của nền Y học cổ truyền.
Với tổng diện tích 24.341.3 ha trải dài bên tả ngạn sông Trà Khúc, dốc từ Tây
sang Đông, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá là nơi có khu hệ thực
vật khá đa dạng và phong phú. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt,
nhiệt độ TB (25oC - 260C) và lượng mưa TB (2.300 - 2.500mm/năm) [13]. Dân cư
xấp xỉ 96.334 người với 11 xã miền núi, họ sống chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy người dân có được những kinh nghiệm quý báu về
sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc. Khi đời sống được nâng cao, giao thông thuận
tiện họ được tiếp cận với y tế chăm sóc sức khỏe thì các tri thức y học truyền thống
bị lãng quên. Trong khi đó, hiện tại rất cần những tri thức vô giá về y học cổ truyền
để chữa những căn bệnh hiểm nghèo mà Tây y bỏ cuộc.
Ngày nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn tài nguyên sinh vật,
đặc biệt các nghiên cứu về hoạt chất và công dụng của các vị thuốc Nam. Tuy nhiên
2
rất ít công trình nghiên cứu về cây thuốc tại huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi thông
qua tri thức bản địa. Để đánh giá độ đa dạng, kiểm soát sự suy giảm hàng năm và có
biện pháp bảo tồn hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc, lưu giữ những tri thức y học
dân gian quý giá cho thế hệ mai sau. Chúng tôi chọn đề tài” Điều tra nguồn tài
nguyên cây thuốc, bài thuốc qua tri thức bản địa của người dân huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Điều tra và phát hiện các cây thuốc, bài thuốc được sử dụng trong cộng đồng
người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất các biện pháp lưu trữ, bảo tồn
và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra các cây thuốc, bài thuốc được sử dụng trong cộng đồng người dân
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phân tích sự đa dạng thành phần loài, bộ phận sử dụng và vùng phân bố của
các loài cây thuốc.
- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất
biện pháp bảo tồn.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bổ sung thêm nguồn tư liệu khoa học giúp cho việc quản lí nhằm bảo vệ và phát
triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Đồng thời, cung cấp tư liệu cho những công trình nghiên cứu tiếp theo.