Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra đa dạng thực vật trong một số sinh cảnh thuộc hệ sinh thái nông nghiệp ở xã Tiên Phong huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47
41
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ SINH CẢNH
THUỘC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở XÃ TIÊN PHONG
HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Yến
*
, Nguyễn Thị Nguyệt, Phạm Thị Vân
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nước ta là một nước nông nghiệp, việc nghiên cứu các hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông
nghiệp nói riêng là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Kết quả điều tra đa dạng thực vật trong một số
sinh cảnh thuộc hệ sinh thái nông nghiệp ở xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
chúng tôi thu được: ở sinh cảnh ruộng trồng lúa nước có 34 loài, 30 chi, 18 họ; sinh cảnh ruộng
trồng đậu tương có 28 loài, 25 chi, 11 họ; sinh cảnh ruộng trồng bí xanh có 19 loài, 18 chi, 10 họ;
sinh cảnh vườn nhà có 138 loài, 112 chi, 42 họ. Sự đa dạng thực vật ở đây thể hiện ở số lượng loài,
chi và sự phân bố của chúng trong nhiều sinh cảnh khác nhau ở khu vực nghiên cứu. Từ kết quả
thu được chúng tôi đã phân loại thành phần dạng sống của các loài thực vật trong khu vực nghiên
cứu thành các nhóm: Thân thảo (T), thân bò (Bo), thân leo (L), thân gỗ (G) và thân bụi (B).
Từ khóa: Đa dạng thực vật, Hệ sinh thái nông nghiệp, xã Tiên Phong
MỞ ĐẦU
*
Tiên Phong là một xã nông nghiệp ở phía
Nam của huyện Phổ Yên có diện tích tự nhiên
là 1.493 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp
(chiếm 79,96%), trồng các loại cây nông
nghiệp: Lúa, ngô, đậu tương, lạc, vừng...
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 25oC, lượng
mưa trung bình năm từ 1400 – 1800 mm. Với
những điều kiện thuận lợi như vậy, xã có hệ
sinh thái nông nghiệp đa dạng gồm nhiều
giống cây trồng. Trên địa bàn xã có 100% dân
số là người Kinh, không có người dân tộc
thiểu số. Tổng nhân khẩu là 14.356 khẩu nên
Tiên Phong là một xã đông dân, số người
trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao tạo cho
xã một nguồn lao động dồi dào. Nguồn sống
chính của cộng đồng dân cư ở đây là sản xuất
nông nghiệp, các giống cây trồng ở địa
phương khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên
có nhiều giống cây trồng lai, cây trồng biến
đổi gen có năng suất cao được đưa vào sản
xuất đã làm giảm diện tích một số giống cây
trồng của địa phương, do đó làm giảm sự đa
dạng nguồn gen của các giống cây trồng này.
Bài báo này là kết quả điều tra, nghiên cứu
tính đa dạng thực vật trong một số hệ sinh
thái nông nghiệp ở xã Tiên Phong.
*
Tel: 0913 868546, Email: [email protected]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là tất cả các loài thực vật trong một số sinh
cảnh của hệ sinh thái phụ đồng ruộng và sinh
cảnh vườn nhà của hệ sinh thái phụ khu vực
dân cư ở xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Sử dụng tài liệu được
cung cấp từ các cơ quan quản lí nhà nước như
Ủy ban nhân dân xã, phòng Nông nghiệp
huyện Phổ Yên và sử dụng tài liệu có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra trong dân: Điều tra
trong nhân dân và phỏng vấn các hộ gia đình
ở xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên để nắm được các loài cây trồng hiện
có ở địa phương.
Phương pháp điều tra thực địa: Cùng người
dân đi khảo sát, thống kê các loài cây trồng và
dạng sống của chúng, cụ thể là trên hệ sinh
thái nông nghiệp và các kiểu hệ sinh thái phụ
của chúng.
Phương pháp phân tích mẫu: Các loài cây
trồng thu được qua điều tra, ghi chép đều
được xác định tên loài, tên họ (tên Việt Nam,
tên khoa học), dạng sống, theo các tài liệu:
Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nguyễn
Tiến Bân (chủ biên), (2003 - 2005)[1]; Cây
46Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn