Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra, đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường đại học sư phạm - đại học đà nẵng, một số biện pháp đề xuất.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
ĐẬU THỊ MINH NGUYỆT
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG SINH
VIÊN KHOA ĐỊA LÝ – TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI
HỌC ĐÀ NẴNG, MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN SƢ PHẠM ĐỊA LÝ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐẬU THỊ HÕA
Đà Nẵng, năm 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân
còn có sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên khoa Địa
lý đã luôn ủng hộ, động viên em rất nhiều để em hoàn thành đề tài khóa luận này.
Với tất cả sự kính trọng của mình, em xin được cảm ơn sự giúp đỡ của cô
giáo PGS.TS Đậu Thị Hòa đã tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình hoàn
thành khóa luận.
Đồng thời, cho phép em được cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lý –
Trường ĐHSP Đà Nẵng đã động viên, giúp đỡ, trang bị cho em những kiến thức
quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, tập thể
lớp 11SDL và đặc biệt là gia đình, những người đã động viên, khích lệ để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đậu Thị Minh Nguyệt
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................5
B. NỘI DUNG............................................................................................................6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................6
1.1. Một số lý thuyết về năng lực tự học của sinh viên ..........................................6
1.1.1. Quan điểm về năng lực .....................................................................................6
1.1.2. Các năng lực tự học cần bồi dưỡng cho sinh viên ............................................6
1.2. Các kỹ năng học tập...........................................................................................8
1.2.1. Nhóm kỹ năng nhận thức học tập .....................................................................8
1.2.2. Nhóm những kỹ năng giao tiếp và quan hệ học tập..........................................9
1.2.3. Nhóm kỹ năng quản lý học tập .......................................................................10
1.3. Tự học và kỹ năng tự học của sinh viên.........................................................11
1.3.1. Các quan niệm về tự học.................................................................................11
1.3.2. Vai trò của tự học ...........................................................................................13
1.3.3. Các kỹ năng tự học..........................................................................................15
1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch tự học ...........................................................................15
1.3.3.2. Lựa chọn tài liệu...........................................................................................16
1.3.3.3. Lựa chọn hình thức tự học ...........................................................................16
1.3.3.4. Xử lý thông tin .............................................................................................16
1.3.3.5. Vận dụng tri thức vào thực tiễn....................................................................17
1.3.3.6. Trao đổi và phổ biến thông tin .....................................................................17
1.3.3.7. Kiểm tra, đánh giá ........................................................................................18
1.3.4. Các loại năng lực tự học..................................................................................18
1.3.4.1. Tự học hoàn toàn (học với sách, không có thầy bên cạnh)..........................18
1.3.4.2. Tự học có hướng dẫn....................................................................................19
1.3.4.3. Các phương pháp tự học ..............................................................................20
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình tự học ...............................................22
1.4.1. Nhóm nhân tố bên trong..................................................................................22
1.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài .................................................................................24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA
ĐỊA LÝ – TRƢỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG................................................................26
2.1. Tổ chức điều tra, khảo sát...............................................................................26
2.2. Kết quả điều tra................................................................................................27
2.2.1. Nhận thức của sinh viên trong khoa Địa lý về vấn đề tự học .........................27
2.2.2. Tự học trên lớp................................................................................................31
2.2.3. Tự học ngoài giờ lên lớp .................................................................................32
2.2.4. Tự đánh giá kết quả của tự học .......................................................................36
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................................37
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................37
2.3.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................38
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC ĐỐI VỚI SINH
VIÊN KHOA ĐỊA LÝ – TRƢỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG .......................................43
3.1. Một số biện pháp ..............................................................................................43
3.1.1. Biện pháp tạo hứng thú, động cơ tự học .........................................................43
3.1.2. Biện pháp tự học .............................................................................................51
3.1.3. Biện pháp cải thiện điều kiện tự học...............................................................56
3.2. Một số biện pháp khác.....................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................60
1. Kết luận .................................................................................................................60
2. Kiến nghị...............................................................................................................60
2.1. Đối với trường ĐHSP Đà Nẵng .........................................................................60
2.2. Đối với các giảng viên .......................................................................................61
2.3. Đối với sinh viên khoa Địa lý ............................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng số liệu thể hiện mục đích học tập của sinh viên Khoa Địa lý –
Trường ĐHSP Đà Nẵng............................................................................28
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện sử dụng các hình thức tự học
ngoài giờ lên lớp trong sinh viên khoa Địa lý – Trường ĐHSP Đà Nẵng34
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ quan tâm đến rèn luyện các kỹ năng tự
học cho sinh viên khoa Địa lý – ĐHSP Đà Nẵng ....................................40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 2.1. Thể hiện mục đích tự học của sinh viên khoa Địa lý – Trường ĐHSP
Đà Nẵng. ..............................................................................................30
Biểu đồ 2.2. Thể hiện địa điểm tự học của sinh viên khoa Địa lý. Đơn vị (%)........31
Biểu đồ 2.3. Thể hiện việc thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên khoa Địa lý. .33
Biểu đồ 2.4 Thể hiện điều kiện tự học của nhà trường đến nhu cầu tự học của sinh
viên khoa Địa lý. ..................................................................................39
Biểu đồ 2.5 Thể hiện mất tập trung trong quá trình tự học của sinh viên khoa Địa lý.......40
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự thành công của cuộc cách mạng và khoa học hiện đại đã tạo một bước
nhảy vọt trong nền kinh tế, đưa kinh tế từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế
tri thức, nêu bật vai trò việc sử dụng chất xám, trí óc để tạo ra của cải. Do đó mà
yêu cầu của mỗi cá nhân người lao động ngày càng cao. Vì thế, ngành giáo dục và
đào tạo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho
đất nước, trong đó có việc dạy và học ở bậc đại học trong Nhà trường sư phạm. Với
giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO và phấn đấu trở thành đất nước
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao
thì trong trường sư phạm cần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên phương
pháp học tập thích hợp nhằm khai thác và xử lý tri thức hợp lý. Và trong đó, đặc
biệt quan trọng là phương pháp tự học. Những sinh viên sư phạm sau này sẽ là thầy,
cô giáo giảng dạy trong trường phổ thông, có nhiệm vụ là bồi dưỡng, rèn luyện cho
học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu.
Vấn đề tự học tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm
quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ:
“Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo
của học sinh, bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển
mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn
dân”. Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu
chốt có vị trí cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước.
Với quan điểm dạy học như vậy khoa Địa lý đang giảng dạy theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm, coi người học là chủ thể của quá trình dạy học. Giảng viên
chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra quá trình học. Người học
phải tự điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức, đề cao vai trò tự học, tự chiếm lĩnh
tri thức. Giảng viên nêu ra các vấn đề, sinh viên có nhiệm vụ giải quyết vấn đề. Với
khối lượng kiến thức giảng dạy đồ sộ cùng với phương pháp giảng dạy và môi
trường học tập riêng biệt tại trường ĐHSP nói chung và khoa Địa lý nói riêng.
Phương pháp tự học được xem là phương pháp sử dụng hiệu quả nhất để đáp ứng
2
yêu cầu trên. Với đặc điểm người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức
kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự mình chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp
này được xem là chìa khóa giúp sinh viên có kết quả cao, hình thành cách tư duy hệ
thống và cách giải quyết vấn đề thực tiễn một cách khoa học nhất.
Cho nên vấn đề tự học trong sinh viên phải đặt lên hàng đầu trong trường đại
học sư phạm, đặc biệt là đối với sinh viên khoa Địa lý. Bởi vì, kiến thức địa lý là
vô cùng đa dạng, phức tạp nên thầy cô giáo tương lai phải rèn luyện cho bản thân
những năng lực cần thiết, như năng lực tự học, tự khai thác các nguồn kiến thức
khác nhau (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ,..) để
không chỉ trau dồi tri thức, nắm vững vốn kiến thức chuyên môn mà khi ra
trường có thể làm đầy vốn hiểu biết phục vụ cho việc công tác giảng dạy sau
này.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải sinh viên nào cũng nêu cao
năng lực tự học, tự nghiên cứu. Trong sinh viên còn mang nặng tư tưởng học đối
phó cho thi cử, chưa phát huy hết khả năng tìm tòi, khai thác tri thức, tư duy,
sáng tạo trong các môn học thuộc kiến thức khoa học Địa lý. Cho nên, tôi chọn
đề tài : “Điều tra, đánh giá năng lực tự học trong sinh viên Khoa Địa lý – Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Một số biện pháp đề xuất” làm đề tài khóa
luận.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Đề tài khảo sát thực trạng tự học của sinh viên
- Nhận xét, đánh giá thực trạng
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả
tự học của sinh viên khoa Địa lý – ĐHSP Đà Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này điều tra, nghiên cứu về thực trạng tự học của sinh viên trong khoa
Địa lý.