Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều Tra Đa Dạng Côn Trùng Cánh Cứng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tại Vườn Quốc Gia Phia Oắc Phia Đén Huyện Nguyên Bình Tỉnh Cao Bằng
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1000

Điều Tra Đa Dạng Côn Trùng Cánh Cứng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tại Vườn Quốc Gia Phia Oắc Phia Đén Huyện Nguyên Bình Tỉnh Cao Bằng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA

ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

NGÀNH: QLTN&MT

MÃ SỐ: 7850101

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Hằng

Ths. Nguyễn Thị Mai Lương

Sinh viên thực hiện : Nông Khánh Duy

MSV : 1853150085

Khoá học : 2018 - 2022

Hà Nội, 2022

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu

nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá

khóa luận của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2022

Người cam đoan

Nông Khánh Duy

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,

sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn

thành bản khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Hằng, là người trực

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên rừng và

Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp, tập thể giảng viên và cán bộ trong Khoa

đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Hạt Kiểm Lâm huyện

Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng; Lãnh đạo và cán bộ ban quản lý VQG Phia Oắc –

Phia Đén, Lãnh đạo và cán bộ Trạm kiểm lâm của VQG Phia Oắc – Phia Đén, đã

tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện nghiên

cứu đề tài này.

Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè, thầy cô đã cổ vũ và động viên, giúp

đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2022

Sinh viên

Nông Khánh Duy

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC...........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU MẪU....................................................vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................viii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.......................................................ix

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 3

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................. 3

1.1.1. Nghiên cứu về thành phần và đặc điểm phân bố của côn trùng cánh

cứng................................................................................................................ 3

1.1.2. Nghiên cứu về tính đa dạng và bảo tồn côn trùng cánh cứng............. 5

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................ 10

1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của cánh cứng

...................................................................................................................... 10

1.2.2. Nghiên cứu về tính đa dạng và bảo tồn côn trùng cánh cứng........... 14

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 20

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 20

2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 20

2.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu ............................................... 20

2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20

2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21

2.5.1. Phương pháp thu thập đánh giá và kế thừa tài liệu ......................... 21

2.5.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................ 21

2.5.3. Phương pháp điều tra thực địa.......................................................... 21

2.5.4. Phương pháp xử lý, bảo quản và giám định mẫu.............................. 33

iv

2.5.5. Xử lý số liệu điều tra.......................................................................... 35

3.1. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................... 36

3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 36

3.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai ................................................................ 36

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ............................................................... 37

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội........................................................................... 38

3.2.1. Dân số - dân tộc................................................................................. 38

3.2.2. Lao động việc làm và thu nhập.......................................................... 39

3.3. Thực trạng kinh tế - xã hội ....................................................................... 39

3.3.1. Y tế ..................................................................................................... 39

3.3.2. Giáo dục............................................................................................. 39

3.4 Hiện trạng kết cấu hạ tầng......................................................................... 40

3.4.1. Giao thông ......................................................................................... 40

3.4.2. Thủy lợi .............................................................................................. 40

3.4.3. Mạng lưới điện................................................................................... 40

3.4.4 Nước sinh hoạt.................................................................................... 40

3.5. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại........................................................... 41

3.5.1. Thuận lợi............................................................................................ 41

3.5.2. Khó khăn và hạn chế.......................................................................... 41

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 43

4.1. Thành phần loài và đặc điểm về phân bố của côn trùng Cánh cứng tại vườn

quốc gia Phia Oắc – Phia Đén ......................................................................... 43

4.1.1. Thành phần loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu......... 43

4.1.2. Đặc điểm về phân bố của côn trùng Cánh cứng tại tại vườn quốc gia

Phia Oắc – Phia Đén................................................................................... 47

4.2. Đánh giá tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ Cánh

cứng tại khu vực nghiên cứu ........................................................................... 49

4.2.1. Đa dạng loài côn trùng cánh cứng.................................................... 49

4.2.2. Đa dạng về sinh cảnh của côn trùng Cánh cứng .............................. 50

v

4.3. Đánh giá vai trò của côn trùng Cánh cứng trong hệ sinh thái.................. 52

4.4. Đặc điểm hình thái của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng

(Coleoptera) tại khu vực nghiên cứu............................................................... 53

4.4.1. Cua bay Cheirotonus battareli, họ bọ hung Srarabaeidae ................ 53

4.4.2. Loài Serrognathue platymelus, họ Kẹp kìm Lucanidae .................... 54

4.4.2. Loài Onthophagus tauru, Họ Bọ Hung Scarabaeidae ...................... 55

4.4.4. Loài Harmonia axyridis, Họ Bọ rùa Coccinellidae .......................... 56

4.4.5. Loài Chrysomela aenea, họ Ánh kim Chrysomelidae ....................... 58

4.5. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại vườn

quốc gia Phia Oắc – Phia Đén ......................................................................... 59

4.5.1. Các giải pháp chung.......................................................................... 59

4.5.2. Các giải pháp cụ thể để quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng

thiên địch...................................................................................................... 61

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ............................................................. 64

1. Kết luận........................................................................................................ 64

2. Kiến nghị ..................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt

CITES

Convention on International Trade in Endangered Species

of Wild Fauna and Flora: Công ước về thương mại quốc tế

các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

CC Cánh cứng

ĐDSH Đa dạng sinh học

NĐ Nghị định

ODB Ô dạng bản

OTC Ô tiêu chuẩn

IUCN

International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources: Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.

VQG Vườn quốc gia

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

SC Sinh cảnh

HST Hệ sinh thái

SH Sinh học

STH Sinh thái học

TTV Thảm thực vật

ĐTV Động thực vật

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU MẪU

Bảng 2.1: Hiện trạng rừng và đất rừng Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén.......... 21

Biểu mẫu 01: Phiếu điều tra côn trùng................................................................ 27

Biểu mẫu 02: Phiếu điều tra cây đứng ................................................................ 28

Biểu mẫu 03: Biểu điều tra cây đổ...................................................................... 29

Biểu mẫu 04: Biểu điều tra gốc chặt ................................................................... 29

Biểu mẫu 05: Biểu điều tra số lượng côn trùng sống dưới đất ........................... 30

Biểu mẫu 06: Biểu điều tra thành phần côn trùng bằng phương pháp điều tra bằng

vợt........................................................................................................................ 31

Biểu mẫu 07: Điều tra thành phần loài bằng bẫy đèn ......................................... 31

Bảng 4.1.Thành phần loài và mức độ bắt gặp côn trùng Cánh cứng.................. 43

tại VQG Phia Oắc - Phia Đén ............................................................................. 43

Bảng 4.2. Các loài côn trùng Cánh cứng thuộc nhóm thường gặp..................... 47

Bảng 4.3. Các loài Cánh cứng thuộc nhóm gặp ngẫu nhiên ............................... 48

Bảng 4.4. Thống kê loài theo họ côn trùng cánh cứng ....................................... 49

Bảng 4.5. Số lượng loài côn trùng Cánh cứng theo các dạng sinh cảnh............. 50

Bảng 4.6. Các loài xuất hiện ở tất cả các dạng sinh cảnh ................................... 51

Bảng 4.7. Các loài chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh...................................... 51

Bảng 4.8. Vai trò của các loài côn trùng Cánh cứng trong hệ sinh thái ............. 52

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén.................... 23

Hình 2.2. Các dạng sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu........................................ 25

Hình 2.3. Bản đồ các tuyến điều tra tại VQG Phia Oắc – Phia Đén................... 25

Hình 2.4. Điều tra cây gỗ đứng trong sinh cảnh cây gỗ...................................... 28

Hình 2.5. Điều tra cây gỗ đổ ............................................................................... 29

Hình 2.6. Điều tra gốc chặt ................................................................................. 30

Hình 2.7. Điều tra côn trùng thảm mục cây cỏ dưới đất..................................... 30

Hình 2.8. Điều tra côn trùng bằng vợt bắt........................................................... 31

Hình 2.9. Phương pháp thu mẫu bằng bẫy đèn ................................................... 32

Hình 2.10. Phương pháp thu mẫu bằng bãy hố................................................... 33

Hình 2.11. Cắm kim chỉnh tư thế chân ở cánh cứng........................................... 34

Hình 4.1. Tỷ lệ bắt gặp các loài côn trùng cánh cứng......................................... 47

Hình 4.2. Vai trò của các loài côn trùng cánh cứng trong khu vực nghiên cứu . 52

Hình 4.3. Loài Euchirinae cheirotonus............................................................... 53

Hình 4.4. Loài Serrognathue platymelus ............................................................ 54

Hình 4.5. Loài Onthophagus tauru ..................................................................... 55

Hình 4.6. Loài Harmonia axyridis...................................................................... 56

Hình 4.7. Loài Chrysomela aenea....................................................................... 58

ix

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂMNGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

=================o0o===================

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên khóa luận: Điều tra đa dạng côn trùng cánh cứng và đề xuất giải

pháp quản lý tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh

Cao Bằng

2. Sinh viên thực hiện: Nông Khánh Duy

3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Hằng, Ths. Nguyễn Thị Mai

Lương

4. Mục tiêu nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu góp phần quản lý, bảo tồn đa dạng

sinh học côn trùng thuộc Bộ cánh cứng (Coleoptera) tại vườn quốc gia Phia Oắc

- Phia đen Cao Bằng.

5. Nội dung nghiên cứu:

- Xác định thành phần loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm phân bố và tính đa dạng các loài côn trùng cánh cứng

tại khhu vực nghiên cứu

- Dẫn liệu một số đặc điểm sinh học sinh thái của một số loài côn trùng

cánh cứng thường gặp tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất một số biện pháp quản lý và bảo tồn côn trùng tại khu vực nghiên

cứu.

6. Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập và kế thừa các tài liệu, báo cáo, tình hình nghiên cứu về côn

trùng rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu.

- Ngoài thu thập và kế thừa tài liệu, kết quả liên quan thì cần tiến hành

phỏng vấn người dân địa bàn về kinh tế và công dụng một số loài côn trùng được

sử dụng tại địa phương.

x

- Điều tra thực địa để thu thập các loài côn trùng cánh cứng tại khu vực

nghiên cứu.

7. Kết quả đạt được:

Sau thời gian nghiên cứu về côn trùng Cánh cứng tại VQG thuộc bộ Cánh

cứng tại VQG Phia Oắc – Phia Đén đã thu được những kết quả như sau:

Kết quả điều tra côn trùng Cánh cứng tại tại VQG Phia Oắc – Phia Đén đã

ghi nhận ta thấy số loài Cánh cứng theo các họ điều tra được tại khu vực nghiên

cứu là 70 loài và 52 giống thuộc 12 họ. Trong đó, họ Bọ hung (Scarabaeidae) là

họ có số loài chiếm nhiều nhất với 15 loài chiếm đến 21,43% số lượng loài đã

điều tra được, tiếp đến là họ Xén tóc (Cerambycidae) và họ Ánh kim

(Cicindelinae) đều có 14 loài chiếm 20%, họ Bóng tối (Tenebrionidae) và họ Bổ

củi (Elateridae) 6 loài/ họ chiếm 8,57%/họ. Bọ rùa (Coccinellidae), họ Vòi voi

(Curculionidae) và họ Kẹp kìm (Lucanidae) có 3 loài/họ chiếm 4,29%/họ. Họ đom

đóm (Lampyridae) và họ Bọ chân chạy 2 loài/họ chiếm 2,86%/họ. Ban miêu và

họ Bọ hổ trùng 1 loài/họ chiếm 1,43%.

Với 12 giống họ Bọ hung là họ chiếm số giống nhiều nhất với 23,08%, tiếp

đến là họ Xén tóc với (Cerambycidae) với 11 giống chiếm 21,15%, họ Ánh kim

(Cicindelinae) với 10 giống chiếm 19,23%, Bọ rùa (Coccinellidae), họ Vòi voi

(Curculionidae), họ Kẹp kìm (Lucanidae) và họ Bổ củi (Elateridae) có 3 giống/họ,

chiếm 5,77%/họ. Họ đom đóm (Lampyridae) và họ Bóng tối (Tenebrionidae) đều

2 giống, chiếm 3,85%/họ. Ban miêu và họ Bọ hổ trùng đều 1 giống, chiếm

1,92%/họ.

Đa số là các loài thuộc nhóm ít gặp với 47 loài chiếm 67,14% trên tổng số

70 loài, tiếp đến là các loài trong nhóm ngẫu nhiên gặp với 14 loài chiếm 20%, ít

nhất là các loài trong nhóm thường gặp chỉ với 9 loài chiếm 12,86%. Loài côn

trùng trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Cua bay (Euchirinae cheirotonus) thuộc

nhóm ngẫu nhiên gặp trên đỉnh núi Phia Oắc thuộc VQG.

Số loài phân bố nhiều nhất ở sinh cảnh núi đất (rừng phục hồi) 43 loài chiếm

61.43%, tiếp đến là sinh cảnh Núi đất (Rừng tự nhiên) với 39 loài chiếm 55,71%,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!