Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới- Lãi suất cơ bản
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
244.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1888

Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới- Lãi suất cơ bản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hoá, đưa đất nước phát triển và hội

nhập với cộng đồng quốc tế là tiến trình được ưu tiên hàng đầu của đảng và nhà

nước ta hiện nay. Việc mở cửa và tự do hóa thương mại hoàn toàn, tiến tới từng

bước tự do hoá tài chính trong khuôn khổ và các chế tài kiểm soát chặt chẽ theo

hướng thị trường có sự điều tiết của nhà nước là bước quan trọng nhằm thúc đẩy

phát triển kinh tế, đưa đất nước hoà nhập với sự phát triển chung của khu vực và

quốc tế. Do vậy, sử lý bài toán lãi suất và diều hành chính sách lãi suất được

xem là vấn đề hết sức nhạy cảm. được hầu hết các nước đang phát triển hết sức

quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc sử lý bài toán lãi suất

và điều hành chính sách lãi suất đang là vấn đề rất phức tạp, khó khăn và cấp

bách nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Lãi suất vừa là công cụ hết sức quan trọng và nhạy cản trong việc điều

hành chính sách tiền tệ quốc gia, vừa là giá cả sử dụng vốn trong hoạt động tín

dụng. Nó có tác động to lớn đối với việc tăng hay giảm khối lượng tiền trong lưu

thông, thu hẹp hay mở rông tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích

thích hay cản trở đầu tư, tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

Vai trò đó ngày càng quan trọng và phức tạp cùng với quá trình đổi mới hoạt

động ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển sâu sắc.

Như vậy, lãi suất ngân hàng là một phạm trù kinh tế có tính chất hai mặt,

Nếu xác định lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản suất_lưu

thôn7g hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy,lãi suất ngân hàng vừa là công

cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, vừa là công cụ đièu hành vi mô của các ngân

hàng thương mại. Như vậy cần có một chính sách lãi suất phù hợp, có hiệu lực

cao và được áp dụng nhất quán trong phạm vi cả nước. Song chính sách lãi suất

phải dược ngân hàng nhà nước điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo cho phù hợp với

từng thời kỳ, phù hợp với nhu cầu huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhằm

phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế,đồng thời dảm bảo cho hoạt động của

các ngân hàng thương mại thực sự có hiệu quả.

1

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT

I. LÃI SUẤT – KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT

1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất của lãi suất.

1.1. Lý thuyết của J.M.KEYNES về lãi suất.

J.M.KEYNES (1883-1964) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng

lãi suất không phải là số tiền trả cho công việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu vì khi

tích trữ tiền mặt người ta không nhận được một khoản trả công nào, ngay cả

trường hợp tích trữ rất nhiều trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì

vậy, lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “cho sở

thích chi tiêu tư bản”. Lãi suất do đó còn được gọi là công trả cho sự cha ly với

của cải, tiền tệ.

Từ sự phân tích trên ta thấy, lượng tiền lưu thông nó phụ thuộc vào lãi

suất. Nếu lãi suất cao thì người dân sẽ gửu tiền nhiều hơn dẫn đến lượng tiền

trong lưu thông giảm vì lúc này thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng lên.

Ngược lại, khi lãi suất thấp đồng nghĩa với việc chi phí của việc giữ tiền giảm

thì người dân sẽ sữ dụng tiền nhiều hơn vào việc chi tiêu hay đầu tư vào mục

đích khác có khả năng sinh lời lớn hơn.

1.2. Lý thuyết của C. Mac về lãi suất.

C. Mac đã nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của lãi suất ở trong xã hội tư

bản chũ nghĩa và cả trong xã hội chủ nghĩa xã hội và ông đã rút ra những kết

luận rất có giá trị.

1.2.1 Lý thuyết của C.Mac về nguồn gốc và bản chất của lãi suất trong nền

kinh tế hang hoá Tư Bản Chũ Nghĩa.

Qua quá trình nghiên cứu bản chất của xã hội tư bản, C. Mac đã vạch trần

qui luật giá trị thặng dư_Tức là giá trị do lao dộng không công của công nhân

làm thuê tạo ra. Đây là qui luật kinh tế cơ bản của chũ nghĩa tư bản và nguồn

gốc của mọi loại lãi suất đều xuất phát từ giá trị thặng dư.

Theo C.Mac khi xã hội phát triển thì tư bản tài sản tách rời tư bản chức

năng, tức là quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản. Nhưng mục

đích của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư thì không thay đổi. Vì vậy khi

trong xã hội phát sinh mối quan hệ đi vay và cho vay, đã là tư bản thì sau một

thời gian giao cho nhà tư bản đi vay sử dung, tư bản cho vay được hoàn trả lại

cho chủ sở hữu của nó kèm theo một giá trị tăng thêm và ông gọi đó là lợi tức

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!