Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều năm 2022 - 2023
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
253.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1190

Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều năm 2022 - 2023

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:

Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ

đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày

trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác

Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của

những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu” nên. [...] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông

viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. a) Chỉ ra câu văn nêu ý tổng quát, các câu phát triển ý và câu khái quát lại ý cả đoạn. b) Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng ở đoạn văn trên là biện pháp gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy. Câu 2. Ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn

Nguyên Hồng?

A. Cùng đường bí lối

B. Cùng hội cùng thuyền

C. Cùng bất đắc dĩ

D. Cùng trời cuối đất

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của

những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?

A. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh là văn bản nghị luận, còn văn bản của Nguyên Hồng là văn bản thể

loại hồi kí. B. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, văn bản của Nguyên Hồng viết về chính nhà

văn. C. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng được viết ở hai thời điểm khác nhau. D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi. Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)

Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)

b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!