Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt
được những thành tựu to lớn: trong thời kỳ 1991-1995 kinh tế tăng trưởng với
tốc độ nhanh bình quân 8,2% một năm. Do kinh tế phát triển đời sống của
nhân dân đã đủ ăn và bước đầu có tích luỹ, số hộ nghèo giảm xuống.
Kinh tế thị trường, đã làm phảt sinh sự phân hóa giàu nghèo trong dân
cư. "Tình trạng phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa thành thị
và nông thôn, giữa các vùng nông thôn với nhau, giữa hộ giầu và hộ nghèo
trong từng cộng đồng đang diễn ra khá rộng. Chúng ta thừa nhận tình trạng
phát triển không đều đó, nhưng bản chất chế độ của chúng ta không cho phép
để nó diễn ra tự phát và khoảng cách giữa giầu và nghèo ngày càng lớn, tạo
nên sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội" [13 ; 5].
"Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, một trong những nước nghèo
nhất thế giới, lại bị thiên tai thường xuyên và hậu quả nặng nề của chiến tranh
kéo dài nên tình trạng nghèo đói nặng nề của nhân dân là khó tránh khỏi. Đại
bộ phận số hộ nghèo đói tập trung ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa ...
Sự phân tầng thu nhập, phân hóa giàu nghèo những năm qua diễn ra nhanh
chóng và mức độ chênh lệch lớn" [19 ; 117].
Do đó nhiệm vụ cải thiện nâng cao đời sống của dân cư xóa đói giảm
nghèo là nhiệm vụ vừa cấp thiết vừa lâu dài đối với tất cả các cấp, các ngành,
các địa phương. Đời sống của dân cư gắn bó chặt chẽ với thu nhập và tiêu
dùng của họ. Thu nhập là yếu tố quyết định tiêu dùng, quyết định mức sống
và mức độ tích luỹ tài sản. Tiêu dùng của dân cư cũng tác động rất rõ đến thu
nhập của họ.
Do đó nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư, đề ra các giải pháp
để cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo, đảm bảo
1
công bằng xã hội có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
Đối với tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi còn nghèo nàn lạc hậu, công cuộc
xóa đói giảm nghèo lại càng trở nên cấp thiết cả trước mắt và lâu daì.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
1/ Khẳng định sự cần thiết và tác dụng của việc phân tích thu nhập và
tiêu dùng của dân cư trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
2/ Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu thống kê thu
nhập và tiêu cùng của dân cư.
3/ Lựa chọn phương pháp tiên tiến sử dụng nguồn số liệu ở địa phương
tính toán các chỉ tiêu phản ánh thực trạng thu thập và tiêu dùng của dân cư
Yên Bái, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời
sống, tăng thu nhập và tiêu dùng, xóa đói giảm nghèo trong dân cư.
4/ Cách thu thập thông tin về thu nhập, tiêu dùng của dân cư.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề giải quyết các vấn đề đã nêu ra, đề tài sử dụng một số biện phương
pháp thống kê truyền thống (số tương đối, số bình quân, các chỉ tiêu đo độ
biến thiên, chỉ số, phân tổ ...) và một số phương pháp thống kê hiện đại
(đường cong Loremz, hệ số Gini, hệ số Elteto - Frigyes v.v...).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
Đề tài nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
5. Những đóng góp của luận án:
- Nghiên cứu hoàn thiện các khái niệm, phạm trù liên quan đến thu nhập
và tiêu dùng của dân cư.
- Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng
của dân cư.
- Nghiên cứu mối quan hệ thu nhập - tiêu dùng và tích luỹ trong dân cư.
- Các giải pháp xóa đói giảm nghèo, các kiến nghị về nghiệp vụ thống kê
trong phân tích thu nhập - tiêu dùng của dân cư.
6. Kết cấu của luận án:
2
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thu thập và tiêu dùng của dân
cư.
Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp phân tích thu
nhập và tiêu dùng của dân cư.
Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích thu
nhập và tiêu dùng của dân cư tỉnh Yên Bái thời kỳ 1991-
1996.
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP
VÀ TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƯ
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ THU NHẬP CỦA DÂN CƯ.
Thu nhập của dân cư là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và hoạt động trợ cấp của Nhà nước trợ giúp của xã
hội mà dân cư (hộ) nhận được trong một thời gian nhất định (thường là 1
tháng hoặc 1 năm). Mức sống của dân cư cao hay thấp, sự phân hóa giàu
nghèo, chênh lệch giữa hộ giầu và hộ nghèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố quan trọng nhất là mức thu nhập của dân cư (từng hộ, từng
lao động, hoặc từng nhân khẩu). Thu nhập là yếu tố quyết định đến quy mô và
cơ cấu tiêu dùng - Thu nhập là yếu tố quyết định đến quy mô và cơ cấu tiêu
dùng - Để đánh giá và phân tích thu nhập của dân cư, chúng ta cần xem xét
một số khái niệm sau.
1.1.1. Tổng thu của dân cư:
Tổng thu của dân cư là biểu hiện bằng tiền của các kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ, do lao động của họ đem lại. Và
các khoản thu từ Nhà nước, từ các tổ chức kinh tế xã hội, mà dân cư nhận
được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng hoặc một
năm).
Tổng thu của dân cư bao gồm các khoản sau đây:
- Thu do hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề, dịch vụ.
- Thu về tiền công tiền lương.
- Thu về hoạt động tài chính lãi gửi tiền tiết kiệm, lãi mua cổ phiếu, trái
phiếu, tín phiếu ...
- Thu do cho thuê tài sản.
- Thu do nhận được các khoản tài trợ, phụ cấp từ Nhà nước (hưu trí, trợ
cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, học bổng, trợ cấp gia
4
đình chính sách) trợ giúp của dự án ...
- Thu do nhận được các khoản trợ giúp của các tổ chức xã hội (chữ thập
đỏ, các tổ chức ttừ thiện ...), được tặng, biếu ...
Chỉ tiêu tổng thu nhưu xem xét trên đây trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh chính là tổng giá trị sản xuất (GO), bao gồm cả chi phí sản xuất, thuế
và các chi phí khác. Tổng thu của dân cư là chỉ tiêu cơ bản đầu tiên làm cơ sở
để tính tổng thu nhập của dân cư.
(Như vậy có các khoản thu của dân cư ngoài những khoản trên đây
không được tính vào tổng thu của dân cư, thí dụ: khoản vay ngân hàng, thu do
bán tài sản, thu do rút tiềt kiệm, thu do đòi được nợ ...).
1.1.2. Tổng thu nhập của dân cư:
Tổng thu nhập của dân cư là phần còn lại sau khi lấy tổng thu của dân cư
trừ đi tổng chi phí sản xuất, kinh doanh.
Tổng thu nhập
của dân cư
=
Tổng thu
của dân cư
-
Tổng chi phí vật chất và dịch vụ
sử dụng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của dân cư
Trong tổng thu nhập của toàn thể dân cư phần thu nhập do sản xuất kinh
doanh đem lại thường chiếm phần lớn nhất. Vì thế có thể coi chỉ tiêu tổng thu
nhập tổng thu nhập của dân cư là một trong những chỉ tiêu tổng hợp đánh giá
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi nó không chỉ phụ thuộc vào tổng
thu của dân cư mà còn phụ thuộc vào chi phí sản xuất kinh doanh. Xét trường
hợp đơn giản nhất, nếu tổng thu của dân cư là cố định, chi phí sản xuất càng
thấp thì tổng thu nhập của dân cư càng cao và ngược lại chi phí sản xuất càng
cao thì tổng thu nhập của dân cư càng thấp.
Tổng thu nhập của dân cư càng cao phản ánh sản xuất kinh doanh của
dân cư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tổng thu nhập của dân cư
phản ảnh hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn thua lỗ.
Như vậy, tổng thu nhập của dân cư là chỉ tiêu có ý nghĩa lớn khi nghiên
cứu kinh tế dân cư.
5
1.1.3. Thu nhập cuối cùng của dân cư (thu nhập danh nghĩa).
Thu nhập cuối cùng của dân cư là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền
của tổng thu sau khi trừ đi chi phí sản xuất, trừ đi các khoản nộp vào quỹ
phân phối lại và cộng các khoản nhận được từ phân phối lại.
Trước khi đem tổng thu nhập ra chi dùng dân cư còn phải thanh toán các
khoản thuế (trực thu) mua bảo hiểm và các khoản đóng gói khác (đoàn thể
phí, đóng gói xã hội ...) mà người dân thực hiện theo nghĩa vụ. Họ cũng nhận
được các khoản phân phối lại (như bồi thường bảo hiểm).
Thu nhập cuối cùng của dân cư là kết quả của quá trình phân phối và
phân phối lại GDP, nói cách khác thu nhập cuối cùng của dân cư tương ứng
với giá trị những của cải vật chất mà dân cư đã tiêu dùng và tích luỹ.
Thu nhập cuối cùng của dân cư cho phép đánh giá các khoản thu mà dân
cư được sử dụng (thu nhập khả dụng) cho các nhu cầu của họ. Song việc sử
dụng thu nhập cuối cùng của dân cư còn chịu ảnh hưởng
của biến động giá cả. Việc loại trừ ảnh hưởng của giá cả đến thu nhập
cuối cùng của dân cư dẫn đến chỉ tiêu thu nhập thực tế của dân cư.
1.1.4. Thu nhập thực tế của dân cư:
Thu nhập cuối cùng của dân cư không phản ánh chính xác mức thu nhập
của dân cư nếu không tính đến ảnh hưởng biến động của giá cả hàng hóa và
dịch vụ (sức mua của đồng tiền) bởi vì giữa các vùng khác nhau, giữa các thời
kỳ khác nhau, sức mua của đồng tiền là khác nhau. Vì vậy thu nhập cuối cùng
của dân cư cần phải tính theo giá so sánh. Thu nhập cuối cùng của dân cư sau
khi loại trừ ảnh hưởng giá tiêu dùng được gọi là thu nhập thực tế của dân cư.
Thu thập thực tế Thu thập cuối cùng
của dân cư chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
= Thu nhập cuối cùng x Ism
I
1
CPI sm =
(Ism : chỉ số sức mua)
Thu nhập thực tế của dân cư cho phép chúng ta so sánh phân tích biến
6
= (1)
(1')