Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu và đề xuất mô hình hệ thống thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ :Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
1
CHƯƠNG MỘT: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÚC ĐẨY
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
1.1 Tổng quan hệ thống thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Việt Nam
Hệ thống thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Việt Nam được xây dựng và
hoàn thiện trong khoảng 10 năm gần đây, từ khi Chính phủ thành lập Cục Xúc tiến
thương mại (Cục XTTM) và các địa phương thành lập các Trung tâm XTTM địa
phương.
Tại Việt Nam, cơ quan XTTM của Chính phủ cấp Trung ương là Cục XTTM
(Bộ Công Thương). Bên cạnh đó, các tổ chức tham gia công tác XTTM thuộc các
Bộ, Ngành khác như: Trung tâm thông tin (Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương);
Trung tâm XTTM phía Bắc, phía Nam (Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng); Trung tâm
Hội chợ triển lãm nông nghiệp – phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn).
Các cơ quan XTTM cấp Địa phương bao gồm các Trung tâm XTTM, Trung
tâm XTTM-Đầu tư-Du lịch, Phòng XTTM của các tỉnh/thành phố trong cả nước.
Tính đến nay, 63 Tỉnh/Thành phố trên toàn quốc đã có bộ phận chuyên trách về
XTTM. Do đặc thù của từng địa phương, giai đoạn đầu một số trung tâm còn trực
thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư hoặc Sở Ngoại vụ, nhưng đến nay đã được điều chỉnh
và thống nhất bộ phận chuyên trách về cơ quan đầu mối: 63 đơn vị trực thuộc Sở
Công Thương địa phương và 16 đơn vị trực thuộc UBND (An Giang, Kiên Giang,
Cần Thơ, Cà Mau, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng
Ngãi, Komtum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bạc Liêu, Bình Phước, Đồng Tháp, Trà Vinh).
Riêng trường hợp của tỉnh Tiền Giang tách Trung tâm XTTM và Đầu tư trực thuộc
UBND ra thành 2 trung tâm trực thuộc các Sở KHĐT và Sở Công Thương phụ
trách.
Các tổ chức XTTM phi Chính phủ như Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã và các hiệp hội ngành nghề trong nước (có trên
300 hiệp hội doanh nghiệp và ngành nghề, với trên 80 hiệp hội hoạt động trên phạm
vi toàn quốc, 32 tỉnh/thành phố có hiệp hội doanh nghiệp).
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
2
Nhiều hội đang trong quá trình vận động thành lập hoặc đang mở rộng thành
lập các chi hội tại địa phương. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh dịch vụ XTTM như tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo, tổ chức sự kiện, tư
vấn, môi giới thương mại…
Hệ thống tổ chức XTTM tại Việt Nam hiện nay đã khá toàn diện và đầy đủ, từ
cấp trung ương đến địa phương, các ngành hàng cũng như các đơn vị trực thuộc các
bộ chuyên ngành. Sự phát triển của mỗi tổ chức XTTM tại Việt Nam phụ thuộc
nhiều vào tính chất sản xuất kinh doanh của ngành hoặc của địa phương. Ngành
nào, địa phương nào có các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh năng động, xuất
khẩu phát triển, số lượng doanh nghiệp đông đảo thì tại đó các tổ chức XTTM cũng
phát triển tương xứng. Ta chia các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp ra như sau:
-Các tổ chức bên ngoài có hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp:
+ Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương,
+ Các Sở Công Thương, Trung Tâm XTTM tỉnh,
+ Các hiệp hội, VCCI,
+ Các đơn vị chuyên tổ chức XTTM.
-Các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp.
Hệ thống thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp Việt Nam
Các DN sản xuất sản
phẩm công nghiệp
Các tổ chức bên ngoài hoạt động thúc đẩy tiêu
thụ sản phẩm công nghiệp
CÁC DN SẢN
XUẤT CÔNG
NGHIỆP
VIETRADE SCT,
TT.XTTM
CÁC HIỆP
HỘI, VCCI
CÁC TỔ
CHỨC
XTTM
Hình 1: Hệ thống thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Việt Nam
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
3
1.2 Các tổ chức bên ngoài có hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
1.2.1 Cục XTTM, Bộ Công Thương
Vị trí và chức năng
Cục Xúc tiến thương mại là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp
luật trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành
Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật.
Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng
theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ
các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM
TRADE PROMOTION AGENCY;
Website: www.vietrade.gov.vn
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền ban hành chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn
bản phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức - kinh tế kỹ thuật, quy chế
quản lý về hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công
Thương và thương hiệu.
2. Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản thuộc chuyên ngành của Cục và một
số văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư
phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, đề án về xúc tiến thương mại, xúc tiến
đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động
Nội dung hoạt động XTTM (căn cứ Điều 10 Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg)
1. Tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy
móc, thiết bị
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
4
2. Thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các khu công
nghiệp, khu đô thị
3. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ
liệu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ Việt
Nam đến người tiêu dùng trong nước
5. Hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại
6. Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại tổng hợp
7. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn
8. Các nội dung khác
Quản lý Chương trình XTTM Quốc gia
Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế mới về việc xây dựng, quản lý và thực hiện
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (XTTMQG) áp dụng từ năm 2011 trở
đi, thay thế Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 và Quyết
định số 80/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009 đã hết hiệu lực vào năm 2010.
Mục tiêu chính của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia là nhằm tăng cường
hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương
mại miền núi, biên giới và hải đảo; Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong
sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; Gắn kết các hoạt động
xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại
quốc gia gồm 4 chương 20 điều.
Về kinh phí thực hiện chương trình: Nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ cho
Chương trình được giao cho Bộ Công Thương ngay từ đầu năm nằm trong tổng dự
toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương. Điều này sẽ tạo điều kiện đẩy
nhanh việc phê duyệt, cấp kinh phí và triển khai đề án của các đơn vị chủ trì, tạo
điều kiện để doanh nghiệp có thể tích cực tham gia các hoạt động XTTM ngay từ
đầu năm như thông lệ quốc tế, tăng cường được hiệu quả Chương trình XTTMQG,
giúp doanh nghiệp tận dụng được thêm nhiều các cơ hội kinh doanh.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
5
Trong giai đoạn 2006-2010, Bộ Công Thương đã phê duyệt tổng cộng 669 đề
án với tổng kinh phí là 620,2 tỷ đồng. Tính đến năm 2009, đã có 18.033 lượt doanh
nghiệp tham gia các đề án thuộc chương trình XTTMQG, ký kết được 8.932 hợp
đồng và biên bản ghi nhớ trị giá 2.431 triệu USD.
1.2.2 Các Trung tâm XTTM
Việc điều hành công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tại các địa
phương được quy định trong chức năng nhiệm vụ các Sở Công Thương, và cụ thể là
các trung tâm XTTM trực thuộc các Sở Công Thương. Tuy nhiên hiện có 16 trung
tâm XTTM trực thuộc UBND (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Gia Lai,
TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Ngãi, Kontum, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Bạc Liêu, Bình Phước, Đồng Tháp, Trà Vinh). Riêng trường hợp tỉnh Tiền
Giang tách Trung tâm XTTM và Đầu tư trực thuộc UBND ra thành 2 trung tâm trực
thuộc các Sở KHĐT và Sở Công Thương phụ trách.
Về hoạt động xúc tiến thương mại của các địa phương: Chính phủ giao Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Quy chế xây dựng
nội dung xúc tiến thương mại và mức hỗ trợ kinh phí phù hợp với thực tế của địa
phương. Nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại của các địa phương
được thực hiện trực tiếp từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp
pháp khác. Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét phê duyệt các đề án xúc tiến
thương mại thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia thực hiện tại địa
phương có hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Giới thiệu hoạt động XTTM của Sở Công Thương
Ví dụ: Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh
Quy chế Tổ chức và hoạt động của Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23 /2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2009
của Ủy ban nhân dân thành phố).
Website:www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn;
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Về xúc tiến thương mại:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
6
-Tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương
mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố xây
dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam;
-Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân.
Đặc điểm TP HCM có hai đơn vị phụ trách xúc tiến tiêu thụ như sau:
- Phòng Xuất nhập khẩu và Xúc tiến Công Thương, thuộc Sở Công Thương
TP HCM, Địa chỉ: 59-61 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1, Điện thoại: 08-38 239
572; Fax: 08-38 239 571, Website: www.khuyenmaihcmc.vn
- Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC),
trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Phát triển
Ngoại thương và Đầu tư (FTDC), Website:http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn
Ngân sách xúc tiến của thành phố Hồ Chí Minh được Sở Kế hoạch và Đầu tư
phân bổ cho 2 đơn vị dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố.
1.2.3 Các hiệp hội, VCCI
Các tổ chức XTTM phi Chính phủ như Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã và các hiệp hội ngành nghề trong nước. Theo Bộ
Công Thương trên địa bàn cả nước (4/2013) hiện có 953 hiệp hội đang hoạt động.
Các hiệp hội ngành nghề sẽ tăng cường liên kết hỗ trợ doanh nghiệp là mục tiêu
hướng đến trong phối hợp hoạt động giữa các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trên cả
nước.
1.2.3.1 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Là tổ chức quốc gia, tập hợp và đại diện cho cộng đồng DN, người sử dụng lao
động và các hiệp hội DN ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ
các DN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp
tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên
cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ
chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài
chính. Website:http://vcci.com.vn/
Chức năng
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
7
Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư,
hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các DN ở Việt
Nam và nước ngoài.
Nhiệm vụ liên quan xúc tiến
- Tiến hành các hoạt động xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh
nghiệp, doanh nhân, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ
phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư
ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: chắp mối và giới thiệu bạn
hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên
cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các
hoạt động xúc tiến khác;
-Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để phát triển nguồn nhân lực
cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nhân nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và
kinh doanh;
1.2.3.2 Các hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề
Các Hiệp hội được thành lập và vận hành dựa trên việc thu phí hội viên, tài trợ
của đơn vị thứ ba, là đơn vị trung gian cung cấp các dịch vụ cho DN hoặc đối tác
nước ngoài để thu phí dịch vụ.
Nhiều tổ chức đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp hội viên
như đào tạo nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn các kỹ năng mềm và pháp lý; tổ
chức giao lưu, xúc tiến, mở rộng quan hệ đối tác … cần thúc đẩy mối quan hệ liên
kết, hợp tác giữa các tổ chức, để góp phần tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường hỗ
trợ doanh nghiệp.
Ví dụ: một số hiệp hội hoạt động mạnh tại TP. Hồ Chí Minh
-Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA)
Được thành lập năm 1989, là một tổ chức của các doanh nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn thành phố trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
HHDN TP.HCM, hoạt động nhằm mục đích đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng
của hội viên, hỗ trợ hội viên bằng cách cung cấp các hoạt động dịch vụ trong diện
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
8
rộng, hoặc các điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển các doanh nghiệp,
đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Website:www.huba.org.vn
Hiệp hội hiện có 51 Hội-Câu lạc bộ thành viên với hơn 7000 doanh nghiệp
hội viên. Hiệp hội là đầu mối làm cầu nối trong mối quan hệ giữa các Hội viên với
các cơ quan Đảng, Chính quyền, các cơ quan hữu quan, nhằm giải quyết các vấn đề
có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ
Pháp luật quy định.
Các hoạt động chính:
- Đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương chính sách pháp luật: thường
xuyên thảo luận với các doanh nghiệp hội viên, nắm bắt những vấn đề khó khăn
trong sản xuất kinh doanh, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia để phản ánh đến
Chính quyền và các cơ quan chức năng tìm giải pháp tháo gỡ và có chính sách hiệu
quả tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh.
-Tìm kiếm, phát triển thị trường và hoạt động thương mại: tổ chức Hội
chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm; tổ chức gặp gỡ giữa người bán, người mua và
tích cực tham gia với tư cách đại biểu thương mại tại các hội chợ trong nước và
ngoài nước, nhằm xúc tiến thương mại tại các hội chợ trong và ngoài nước, nhằm
xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và cung cấp thông
tin về thị trường tiềm năng, hoặc để trao đổi thầu phụ.
-Huấn luyện đào tạo: Đào tạo kỹ năng quản trị Doanh nghiệp, kỹ thuật để
nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân. Xây
dựng chuẩn hóa giáo trình đào tạo phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-Tư vấn: cung cấp Chuyên gia tư vấn trong nhiều lĩnh vực như: luật pháp,
thuế, tài chính, kỹ thuật, lao động, môi trường và hướng dẫn các tiêu chuẩn Quốc tế
về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh.
-Thông tin và liên kết: Thường xuyên cung cấp văn bản pháp luật: tổ chức
các cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các Hội ngành nghề, Câu lạc bộ Doanh nghiệp,
hướng dẫn doanh nghiệp tiếp xúc thương mại điện tử và website; xuất bản báo tuần
để cung cấp các thông tin cần thiết cho sự phát triển của Doanh nghiệp như tài
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
9
chính, thuế, thương mại, chủ trương chính sách của Chính phủ; xây dựng các dữ
liệu về hội viên, xuất bản kỷ yếu và các ấn phẩm liên quan.
-Hướng dẫn Doanh nghiệp vay ngắn hạn và hỗ trợ DN thông qua quỹ hỗ
trợ tương hỗ; kêu gọi sự hợp tác tài chính nhằm thực hiện những dự án mà từng
doanh nghiệp khó thực hiện nổi.
- Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
Chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao thành lập từ 1997 do sáng kiến
báo Sài Gòn Tiếp Thị.Từ năm 1999, Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân TPHCM đưa
HVNCLC thành chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của TP, hỗ trợ cho
hàng VN trên thị trường nội địa và lân cận. Hiện nay, chương trình có 3 tuyến hoạt
động chính: điều tra bình chọn nhãn hiệu Hàng VN Chất Lượng Cao hàng năm, tổ
chức chuỗi hội chợ HVNCLC và nghiên cứu tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt
năm. Ngày 02/3/2010 UBND Thành phố ban hành quyết định cho phép thành lập
Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao thành phố Hồ Chí Minh và
ngày 14/4/2010 Đại hội thành lập Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng
Cao. Đặc điểm của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao thành phố
Hồ Chí Minh
Chịu sự quản lý nhà nước của Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh.
Là thành viên Hiệp Hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Có tư cách pháp nhân, có biểu tượng riêng, được sử dụng con dấu riêng và
được mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt động.
Hội có phạm vi hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở của Hội đặt tại số 72/5F Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh. Website: http://congthongtinhvnclc.vn/
Nhiệm vụ:
Tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp
thành viên trong hội, giữa doanh nghiệp thành viên với doanh nghiệp khác. Là đầu
mối trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với các tổ chức xúc tiến thương mại
trong và ngoài nước theo quy định.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
10
Nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giữa TP. HCM với các tỉnh phía Nam và Hiệp hội
Doanh nghiệp TP. HCM với Hiệp hội DN các Tỉnh, đầu năm 2011 Hiệp hội DNTP
tổ chức Hội nghị liên kết hợp tác giữa các Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh phía
Nam tại TP.HCM.
1.2.4 Các tổ chức hoạt động XTTM
Bên cạnh các đơn vị Nhà nước, hiệp hội còn có các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh dịch vụ XTTM như tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo, tổ chức sự
kiện, tư vấn, môi giới thương mại, nghiên cứu marketing và các công ty tư vấn
marketing giúp DN sản xuất định hướng chính xác và đưa sản phẩm ra thị trường.
DN sản xuất có thể tự thực hiện hoạt động XTTM hay sử dụng dịch vụ của các tổ
chức XTTM. Khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài, DN lựa chọn kỹ lưỡng các tổ chức
về khả năng sáng tạo, chất lượng hoàn thành công việc, khối lượng dịch vụ cung
ứng và giá cả.
Các dịch vụ do các tổ chức XTTM cung cấp trong Bảng 1
Bảng 1 - Dịch vụ các tổ chức XTTM cung cấp
1 Thông tin thương mại
2 Thông tin cơ hội kinh doanh
3 Nghiên cứu thị trường
4 Xuất bản ấn phẩm
Nguồn: Cục XTTM, Bộ Công Thương
Hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu cao, chuyên sâu về đào tạo, tập huấn
phát triển các sản phẩm công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực hoạt động
XTTM.
Một số đơn vị dịch vụ điển hình ở TP. Hồ Chí Minh:
1.2.4.1 Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh & Hỗ trợ doanh nghiệp
(BSA)
Được thành lập ngày 23-2-2008, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ
Doanh nghiệp (BSA)-là một định chế hỗ trợ doanh nghiệp chuyên nghiệp, một pháp
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
11
nhân ngoài công lập, phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam, do doanh nghiệp tự tổ chức
và quản lý.
BSA là đối tác chiến lược, đồng hành cùng báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức thực
hiện chương trình HVNCLC với ba tuyến hoạt động thường xuyên: cuộc điều tra
người tiêu dùng toàn quốc bình chọn nhãn hiệu HVNCLC hàng năm, chuỗi hội chợ
HVNCLC hàng năm và các hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp. BSA là tổ
chức quản trị hoạt động của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Câu
lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt.
BSA thực hiện hai chương trình xúc tiến thương mại thị trường nội địa của Bộ
Công Thương: Hàng Việt về nông thôn và Phiên chợ vui công nhân năm 2009-
2010. BSA hiện có 55 CBNV ở TPHCM, Hà Nội và Cần Thơ. Ngoài ra, BSA còn
có 3 nhóm chuyên gia với 32 chuyên gia cộng tác thường xuyên (nhóm chuyên gia
thị trường, nhóm chuyên gia tài chính chiến lược, nhóm phóng viên kinh tế các báo
đài Trung ương và TPHCM) và hai CLB Giám đốc tiếp thị kinh doanh miền Nam
và miền Bắc
Năm 2011, BSA thực hiện ba dự án:
-Phát Triển thị trường : chương trình Hàng Việt về nông thôn và CT Vẽ bản
đồ phân phối,
-Phát triển sản phẩm: dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm mới, và
-Phát triển cộng đồng: chương trình Hàng Việt vì công đồng.
Các chương trình và sự kiện được tổ chức thực hiện thường xuyên:
- Chuỗi Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (đồng tổ chức với báo Sài
Gòn Tiếp Thị)
- Chương trình Hàng Việt về nông thôn
- Phiên chợ vui công nhân
- Hỗ trợ tiếp thị và tiêu thụ nông sản và sản phẩm làng nghề
- Chương trình truyền thông: Tiếp sức hàng Việt và Hiểu tin hàng Việt (phối
hợp với báo Tuổi Trẻ và Công ty Sữa Việt Nam - Vinamilk)
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
12
- Chương trình truyền hình “Người tiêu dùng sành điệu” (hợp tác với HTV9),
chương trình truyền hình “Niềm tin hàng Việt” (hợp tác với Đài truyền hình Vĩnh
Long) và các chương trình hợp tác với VTV, CVTV Cần Thơ, Bình Dương…
- Các hoạt động giao lưu, kết nối của câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt và Câu lạc
bộ Những người yêu hàng Việt
- Chương trình sáng tác và quảng bá ca khúc mới về hàng Việt
- Website: www.bsa.org.vn, www.lbc.vn, www.daisuhangviet.vn,
www.nongdacsan.vn
1.2.4.2 VINEXAD
Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad (trực thuộc Bộ
Công Thương), với thương hiệu Vinexad. Website: http://vinexad.com.vn/
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Tổ chức hội chợ - triển lãm hội nghị và các sự kiện hàng đầu Việt Nam
Xây dựng, thực hiện chương trình quảng cáo trên mọi hình thức:
Truyền thông - PR – Marketing.
1.2.4.3 CÔNG TY CỔ PHẦN ADPEX
ADPEX là công ty chuyên tổ chức/phối hợp tổ chức các Hội chợ và Triển lãm
Thương mại Quốc tế.
Dịch vụ giao nhận gồm: vận chuyển, thủ tục hải quan, bảo hiểm.
Dịch vụ biên, phiên dịch.
Dịch vụ xin visa, đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay và đặt tour du lịch
trước và sau sự kiện.
Bán trước và liên hệ với người mua hàng.
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quảng cáo trên băng rôn, bảng biển.
Tổ chức hội nghị, hội thảo.
Đăng ký khách tham quan và tổ chức họp báo (tùy thuộc yêu cầu của từng
cuộc triển lãm).
Các công việc mang tính chất hành chính khác.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ -NĂM 2012
13
1.3 Các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp
Các hoạt động XTTM của các DN sản xuất công nghiệp bao gồm
1.3.1 Hoạt động XTTM bằng sản phẩm
Do đặc điểm của thị trường, mua sản phẩm công nghiệp để phục vụ mục đích
đã xác định trước, không thể chọn lựa tùy ý, ngẫu hứng, theo sở thích cá nhân. Sản
phẩm công nghiệp có vai trò nguyên liệu, bán thành phẩm nên phải thỏa mãn các
yêu cầu của thành phẩm bao gồm các giá trị gia tăng của thành phẩm, tiết kiệm chi
phí và lợi nhuận sinh ra: là mục đích chung của DN khách hàng. Khách hàng chọn
rất kỹ các sản phẩm công nghiệp được chào hàng để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất
thỏa mãn nhiều tiêu chí khác nhau, dưới sự đánh giá, xem xét của các chuyên gia.
Do cạnh tranh, hiện nay trên thế giới người ta rất quan tâm đến việc nghiên cứu sản
phẩm mới, kiến thức mới liên quan đến các vấn đề thời sự như an ninh môi trường,
sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguyên liệu tái tạo. Nếu DN liên
tục đưa ra các sản phẩm mới thì ưu thế cạnh tranh rất cao, bản thân các sản phẩm
mới là phương tiện xúc tiến tiêu thụ cực kỳ tốt. DN phải thiết lập các quy trình
hỗ trợ sau bán hàng do sản phẩm công nghiệp được sử dụng nhiều và dài hạn.
Công ty Samsung electronic trước đây không có tên tuổi trên thị trường laptop
và thị trường smartphone; nhưng trong vài năm gần đây thương hiệu Samsung rất
nổi tiếng trên thị trường laptop và thị trường smart phone và cạnh tranh trực tiếp,
vượt qua các tên tuổi hàng đầu như Apple, Sony, IBM, Toshiba, …
1.3.2 Hoạt động XTTM bằng giá bán sản phẩm
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia các DN Việt Nam đang phải chịu tác
động tiêu cực của việc tăng chi phí nguyên vật liệu, vận tải và tài chính. Chi phí
nguyên vật liệu nhiều ngành công nghiệp như dệt may, giấy, sản xuất bao bì tăng từ
30%-50%. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cũng tác động đến tất cả các DN.
Đối với chi phí tài chính, DN Việt Nam phải chịu lãi suất cao gấp 2-3 lần so
với các nước trong khu vực. Mức lãi suất cao trên 15% đã kéo dài liên tục dẫn đến tỉ
lệ chi phí tài chính trên giá thành sản phẩm năm 2012 tăng khoảng 7%, cao hơn
nhiều so với mức tăng 4,72% và 5,56% của các năm 2010 và 2011.