Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài nghiên cứu lựa chọn phương pháp sản xuất và thuyết minh dây chuyền công nghệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN I. LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam
Ngành bia Việt Nam có lịch sử trên 100 năm, bia được đưa vào Việt Nam từ năm
1890 cùng với sự có mặt của nhà máy bia Sài Gòn và nhà máy bia Hà Nội.
Những năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP,
tốc độ tăng dân số, đô thị hoá… mà ngành bia phát triển với tốc độ tăng trưởng cao: Sản
lượng bia tăng đáng kể hàng năm: năm 2009 đạt 2,008 tỉ lít đến năm 2013 đạt 2,900 tỉ lít
và , dự kiến đạt 4,2 – 4,5 tỉ lít bia vào năm 2015.
Mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể: 21,65 lít/người năm
2007, 30 lít/người năm 2010 dự kiến năm 2015 sẽ là 45 – 47 lít/người…
Do nhu cầu thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sản xuất bia có những
bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư và mở rộng các nhà máy bia đã có từ
trước và xây dựng các nhà máy bia mới, với nhiều nhà máy liên doanh với các hãng của
nước ngoài. Hiện cả nước có hơn 400 nhà máy bia.
Nhiều nhà máy bia với các thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng như bia
Saigon, 333, Heiniken, Tiger, Bivina, Carlsberg, Huda, Foster’s, bia Hà Nội, bia Đại
Việt… Hai doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam là bia Hà Nội và bia Sài Gòn cộng
chung đã nắm khoảng 50% thị trường bia toàn quốc và đã triển khai phát triển sản lượng
nhằm tiếp tục làm chủ tình hình trong tương lai.
Một loạt các dự án mới đang được triển khai hoặc sắp đi vào giai đoạn xây dựng
với tổng vốn đầu tư lớn nên các nhà máy bia Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh đến từ
các nhà máy bia mới, một số là công ty liên doanh có vốn đầu tư của nhà sản xuất bia nổi
tiếng thế giới: liên doanh giữa SABMiller, gã khổng lồ chuyên ngành bia và nước giải
khát ở khắp thế giới với tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk với dự án đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất bia với công suất 100 triệu lít/năm tại Bình Dương, Kronenbourg Việt
Nam liên doanh giữa S&N và tổng công ty Thuốc lá Việt Nam xây dựng nhà máy tại
Long An với sản lượng dự kiến 150 triệu lít/năm…
Ngoài mảng thị trường bia trong nước, gần đây đã xuất hiện sản phẩm bia cao cấp
được nhập khẩu vào Việt Nam như Corona, Budweiser Budvar, Pilsner, Kronenbourg,
Krombacher… Các loại bia này có chất lượng hảo hạng như Lucky Pilsner hương thơm
hoa houblon, Lucky Dunkel mùi của lúa mạch rang xứ Munich, Pilsner bia nhập khẩu từ
Đức. Tuy nhiên, hiện nay bia nhập khẩu vào Việt Nam giá thành rất cao, còn khá ít và
không thông dụng.
1.2. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy.
Địa điểm được lựa chọn cần đáp ứng được yêu cầu sau:
Phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, thành phố.
Gần nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thuận tiện về mặt giao thông.
Đảm bảo các nguồn điện, nước, nguyên liệu.
Nguồn nhân lực không quá khan hiếm.
Dựa vào những yêu cầu trên em lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong khu
công nghiệp Bỉm Sơn , Thanh Hóa. Đây là một khu công nghiệp có diện tích 540ha
và hiện đang được mở rộng, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội. Khu
công nghiệp có vị trí thuân lợi nằm ven quốc lộ 1A, gần hệ thống đường sắt, cơ sở
hạ tầng của khu công nghiệp khá tốt,…đáp ứng yêu cầu để xây dựng và phát triển
nhà máy bia.Có vị trí tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế thuận lợi trong vận
chuyển nguyên liệu và phân phối sản phẩm. Ngoài ra, khu công nghiệp có chi phí thuê
đất và thuê hạ tầng hợp lý, có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của nhà nước,
gần khu đông dân cư nên thuận tiện cho việc tìm nguồn nhân lực.
1.3. Nguồn nguyên liệu.
Nguyên liệu chính đầu tiên để sản xuất bia là malt đại mạch có thể nhập ngoại chủ
yếu từ Đức, Úc, Quảng Châu… Hoa houblon nhập từ Séc dưới dạng cao hoa và hoa viên.
Nguyên liệu thay thế là gạo có thể mua ngay trong vùng hay các tỉnh lân cận như Nghệ
An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình với giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo, vận
chuyển về nhà máy chủ yếu bằng ô tô.
1.4. Nguồn nhiên liệu.
Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy là cho nồi hơi phục vụ cho các mục đích khác
nhau như nấu nguyên liệu, thanh trùng… Nhà máy sử dụng nhiên liệu là than.
1.5. Nguồn cung cấp điện, nước lạnh.
Nguồn điện: Sử dụng điện lưới của mạng lưới điện quốc gia chạy qua khu vực.
Mạng lưới điện này cung cấp 24/24 giờ trong ngày, nhưng để đề phòng sự cố mạng lưới,
nhà máy bố trí một trạm biến thế và sử dụng thêm máy phát điện dự phòng.
Nguồn nước: Nước được lấy từ hệ thống nước của thành phố Hà Nội. Trong nhà
máy nước được dùng vào các mục đích khác nhau: Xử lý nguyên liệu, nước nấu nguyên
liệu, nước rửa chai, nước vệ sinh thiết bị, vệ sinh nhà máy… Nước nấu bia cần đáp ứng
đầy đủ các chi tiết cho công nghệ sản xuất bia. Do đó nước phải đi qua một hệ thống xử
lý đúng kỹ thuật trước khi cấp cho sản xuất.
Bên cạnh đó cần phải xây dựng khu xử lý nước thải để xử lý nước thải của nhà
máy tránh gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.
Nhà máy cũng cần đặt hệ thống lạnh, hệ thống thu hồi CO2 và cấp khí nén phù hợp
với công suất của nhà máy đủ để cấp lạnh cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Hệ thống
lạnh có thể sử dụng tác nhân lạnh là NH3, chất tải lạnh sử dụng glycol.
1.6. Nguồn nhân lực.
Địa điểm xây dựng nhà máy gần các khu đông dân cư, gần các tuyến giao thông đi
tới các vùng đô thị trung tâm như thành phố Hà Nội nên có nguồn nhân lực dồi dào. Các
cán bộ, kỹ sư có trình độ tổ chức chuyên môn phải được đào tạo đủ trình độ quản lý, điều
hành. Các công nhân có thể tuyển chọn lao động phổ thông, học nghề ở các vùng dân cư
xung quanh để đảm bảo được yêu cầu về nơi ở, sinh hoạt.
1.7. Giao thông vận tải.
Nhà máy nằm gần trục giao thông nên thuận tiện cho vận chuyển nguyên nhiên vật
liệu đến nhà máy, và vận chuyển sản phẩm phân phối cho các đại lý, cửa hàng tiêu thụ
bằng đường bộ.
1.8. Thị trường tiêu thụ.
Bia nhà máy sản xuất ra cung cấp cho các cửa hàng trong thành phố và các tỉnh
lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình Sản phẩm được chuyên chở bằng ô
tô, nếu số lượng ít có thể sử dụng các phương tiện khác.