Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
--------------- ---------------
Đề tài
Giải pháp tăng cường thu hút vốn
đầu tư gián tiếp cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam
Lời nói đầu
VN đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày
7-11-2006 .Cùng với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế việt Nam cần phải tự tìm
hướng đi cho mình để không bị tụt hậu.Để thoát khỏi tình trạng nước kém
phát triển vào trước năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại hoá vào năm 2020 thì tăng trưởng kinh tế phải đạt tốc độ
cao,liên tục và trong thời gian dài.Mục tiêu đó đòi hỏi phải có một lượng vốn
đầu tư khổng lồ,lên tới 40% GDP.Trong giai đoạn 2006-2010 cần khoảng
140tỷ USD để xây dựng từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ
tầng xã hội.Đây là nền tảng xây dựng một nước công nghiệp.
Tích luỹ trong nước để đầu tư mới đạt dưới 30% thì vốn đầu tư nước ngoài
là một nguồn vốn quan trọng cần thu hút mạnh mẽ.Có nhiều kênh huy động
vốn đầu tư nước ngoài như FDI,ODA…nhưng lượng vốn đó vẫn chưa
đủ.Hơn thế các nguồn vốn này hay kèm theo điều kịên làm cho quá trình sử
dụng vốn phụ thuộc.Có nguồn vốn Việt Nam vẫn chưa khai thác hết như đầu
tư gián tiếp FII.Hiện nay đầu tư gián tiếp vào Việt nam khoảng 2-3% trong
khi đó ở các nước đang phát triển khác trong khu vực 10-40%.Lượng vốn đó
chưa xứng với khả năng và tiềm lực của nền kinh tế nước ta.Vì vậy chúng ta
cần có biện pháp thu hút nguồn vốn quan trọng này.FII là nguồn vốn bổ sung
cho FDI,cả 2 nguồn vốn này đều góp phần phát triển kinh tế.
Với chủ đề “s”, đề tài đã đánh giá vai trò của nguồn vốn này, đưa ra một số
biện pháp tăng thu hút thêm nguồn vốn này nhằm đáp ứng đủ vốn cho quá
trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần giải thích rõ hơn về nguồn vốn đầu tư gián tiếp và vai trò của
nguồn vốn này hiện nay.
- Nắm rõ tình hình của nguồn vốn này để đưa ra giải pháp thu hút và quản
lí nguồn vốn này tránh các rủi ro.Đồng thời sử dụng hiệu quả cho quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ khu vực tư nhân nước ngoài là chủ yếu vào
nền kinh tế việt nam thông qua thị trường chứng khoán và qua trái phiếu
chính phủ trong những năm gần đây(2001-2007).
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện sử dụng phương pháp thống kê,duy vật biện
chứng,duy vật lịch sử,phân tích,so sánh,….
CHƯƠNG I: Tổng quan về nguồn vốn FII và công nghiệp hoáhiện đại hoá ở Vịêt nam.
1. Khái quát chung về nguồn vốn FII
1.1Khái niệm
Một nền kinh tế muốn phát triển cần có vốn để mở rộng sản xuất phát triển
kinh tế xã hội.Một nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu về vốn lại
càng cao.
Nguồn vốn bao gồm đầu tư trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
-Vốn trong nước thường là tiết kiệm trong nước của cả dân cư,doanh
nghiệp và chính phủ.
-Vốn nước ngoài gồm có :
+Vốn đầu tư trực tiếp FDI:là nguồn vốn của khu vực tư nhân nước
ngoài đầu tư vào một nước khác nhằm thu được lợi ích lâu dài hoặc giành
quyền kiểm soát các doanh nghiệp ở các nước nhận đầu tư.FDI thường đầu tư
cho phát triển sản xuất kèm theo nó là công nghệ,kĩ thuật ,kinh nghiệm…
+Vốn đầu tư gián tiếp FII:là khoản vốn qua các trung gian tài chính.
+ Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA:là nguồn vốn của các tổ
chức quốc tế hay là chính phủ các nước phát triển viện trợ cho các nước đang
phát triển để thúc đẩy các nước này phát triển.
Việt Nam quan tâm thu hút được một lượng lớn vốn FDI và ODA mà
chưa quan tâm đến thu hút FII.Đây lại là một kênh huy động vốn cực kì
nhanh,hiệu quả với lượng vốn khổng lồ.
FII(foreign indirect investment) là các khoản vốn đầu tư nước ngoài
thực hiện qua định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư, đầu tư trực
tiếp vào cổ phần, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán(còn gọi là
đầu tư Porfolio)(công ty mà người Việt Nam làm chủ)
Khi thực hiện đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài không quan
tâm đến quá trình sản xuất và kinh doanh thực tế mà chỉ quan tâm đến lợi
tức(với một mức rủi ro nhất định)hoặc sự an toàn của những chứng khoán mà
họ đầu tư vào(với một mức lợi tức nhất định)
FII thường được thực hiện dưới hai hình thức