Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề cương bài giảng: Đánh giá kết quả học tập ở trưởng tiểu học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIẺU HỌC
ĐÈ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
(TÀI LIỆU DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIẺU HỌC)
SỐ tín chỉ: 02
Th.s. NGUYỄN THỊ HÒNG CHUYÊN
Thái Nguyên - 2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................ 1
Bài 1. NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ KIÊM TRA - ĐÁNH GIÁ..................................... 2
(4 tiết = 2 LT, 2 BT)................................................................................................................ 2
1. Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra - đánh g iá................................................................ 2
2. Mục đích của kiềm tra đánh giá kết quả học tập................................................................ 3
3. Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập...................................................................................5
4. Các hình thức kiểm tra và đánh giá.....................................................................................8
5. Mục tiêu trong dạy học và đánh g iá..................................................................................13
Bài 2 NỘI DUNG KẼM TRA ĐÁNH GIÁ KÉT QUÀ HỌC TẬP Ở TIÊU HỌC.............................21
(2tiá=lLT+lBT).....................................................................................................................21
1. Nội dung đánh giá kiến thức..............................................................................................21
2. Nội dung đánh giá kĩ năng.................................................................................................23
3. Nội dung đánh giá thái độ và hạnh kiểm...........................................................................25
Bài 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GỈÁ KẺr QUẢ HỌC TẬP Ờ HÊU HỌC............................... 27
(14 tiết = 8 tiết LT, 6 tiết BT)................................................................................................ 27
1. Phuơng pháp quan sát........................................................................................................ 27
2. Phương pháp vấn đáp (Kiểm tra miệng)............................................................................29
3. Phương pháp viết trắc nghiệm tự luận...............................................................................30
4. Phương pháp viết trẳc nghiệm khách quan.......................................................................33
5. Phương pháp khác............................................................................................................. 43
Bài 4. TỔNG HỢP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ, GHI SỎ LIÊN LẠC VÀ HỌC BẠ......... 46
1. Học bạ và sổ liên lạc..........................................................................................................46
2. Cách ghi nhận xét báo cáo về kết quả học tập trong Học bạ và sổ liên lạc............................ 46
Bài 5. Ki THUẬT XÂY DựNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN................................. 47
(10 tiết = 4 tiết LT + 6 tiết BT).............................................................................................. 47
1. Các cách tiếp cận xây dựng trắc nghiệm........................................................................... 47
2. Phân tích câu trắc nghiệm...................................................................................................48
3. Yêu cầu về độ giá trị và độ tin cậy của bài trắc nghiệm...................................................50
4. Qui trinh thiết kế bài trắc nghiệm...................................................................................... 51
5. Kĩ thuật soạn TNKQ SOLO..............................................Error! Bookmark not defined.
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bài 1. NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ K IẺM TRA - ĐÁNH GIÁ
(4 tiết = 2 LT, 2 BT)
1. Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra - đánh giá
1.1. Kiểm tra
- Theo Từ điển Tiếng Việt: Kiểm tra là sự xem xét tình hình thực tế đê đánh
giá, nhận xét.
- Kiểm tra là một hoạt động nhằm cung cấp dữ kiện, những thông tin làm cơ
sở cho việc đánh giá.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo
viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học
sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
1.2. Đánh giá
Đánh giá trong giáo dục: là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về
kết quả của công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục
tiêu, tiêu chuẩn đã đặt ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, điều chinh nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công việc.
Đánh giá là biểu thị một thái độ, đòi hỏi một sự phù hợp, theo một chuẩn mực
nhất định. Nhờ đó mà người đánh giá (thầy giáo, cô giáo, nhà sư phạm) cho một thông
tin tổng hợp, đôi khi là một con số, đối với người được đánh giá (học sinh).
Như vậy đánh giá là một mắt xích trọng yếu trong quá trình dạy học. Nó được
tiến hành có hệ thống không dừng lại ở sự giải thích thông tin về trình độ kiến thức,
kĩ năng thái độ của học sinh mà còn làm cơ sờ để khắc phục, sửa chữa sai lầm và làm
cơ sở cho những hành động giáo dục tiếp theo.
1.3. Keí quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học, kết quả học tập
chi xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người học.
Đảnh giá kết quả học tập là thuật ngữ chi quá trình hình thành những nhận
định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học,
hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu
thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.
Trong quá trình dạy học, đánh giá kết quả học tập của người học chủ yếu là
xác định trình độ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học, trong sự tuơng
ứng với các yêu cầu của chương trình.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4. Đo lường
Đo lường là khái niệm chung chỉ sự so sánh một vật hay một hiện tượng với
một thước đo hoặc chuẩn mực và có khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng.
Đo lường kết quả học tập là lượng giá mức độ đạt được các mục tiêu cuôi
cùng hay tiêu chí trong cùng một khóa học, một giai đoạn học tập.
1.5. Lượng giá là đưa ra những thông tin irớc lượng trình độ kiến thức, kĩ
năng của người học bàng cách dựa vào các số đo đã có. Có hai hướng lượng giá:
- Lượng giá theo chuẩn: Đây là sự so sánh tương đối kết quả đo lường được
với chuẩn chung của một tập hợp học sinh.
- Lượng giá theo tiêu chí: Đây là sự đối chiếu kết quả đo lường được với
những tiêu chí đã đề ra.
1.6. Trắc nghiệm
Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo để thăm dò một số đặc
điểm năng lực trí tuệ của học sinh (chú ý, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu...) hoặc
để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ của học sinh.
Như vậy ừắc nghiệm trong giáo dục là một dụng cụ hay một phương thức đo
lường thành tích của một cá nhân so với các cá nhân khác hay so với những yêu
cầu, nhiệm vụ học tập đã được dự kiến.
Trắc nghiệm tự luận hay còn gọi là trắc nghiệm chủ quan: là dạng TN dùng
những câu hỏi mờ, đòi hỏi học sinh tự xây dựng câu trả lời, câu trả lời có thể là một
đoạn văn ngắn, một bài giải của một bài tập...
Trắc nghiệm khách quan là dạng ừắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm
theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất
cả những thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu để trả lời hoặc
chi cần điền thêm một vài từ”.
2. Mục đích của kiểm tra đánh giá kết quả học tập
2.1. M ục đích của kiểm tra đánh giá
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một
khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức,
kỹ nãng, vận dụng của người học. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc được tiến
hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét về cả
định lượng và định tính kết quả học tập, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội dung học
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
vấn của học sinh. Bởi vậy, cần phải xác định “thước đo” và chuẩn đánh giá một
cách khoa học, khách quan.
Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá
có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm
tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình
ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằng phương pháp tự học với hệ
thống thao tác tư duy của chính mình.
Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá mỗi giáo viên tự đánh giá quá
trình giảng dạy của mình. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình
về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy.
Đối các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường thì kiểm tra, đánh giá là biện pháp để
đánh giá kết quả đào tạo về cả định lượng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng đội
ngũ giáo viên, về vấn đề đối mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động dạy học, v.v...
Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng là một khâu quan
trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ờ nhà trưcmg.
2.2. Chức năng của kiểm tra đảnh giá kết quả học tập ở tiểu học
Ba chức năng của đánh giá kết quả học tập
• Chức năng 1: Quản lý. Chức năng quàn lý của đánh giá được thể hiện qua 2
phương diện:
- xếp loại hoặc tuyển chọn HS: Phân loại HS là mục đích của việc đánh giá
két quả học tập. HS được phân loại về trình độ nhận thức, năng lực tư duy kiến
thức, kỹ năng và phẩm chất thái độ từ đó xét chọn tham gia các đội tuyển, khen
thường, xét lên lóp...
- Duy trì và phát triển chất lượng: đánh giá kết quà học tập là tiến trình xem
xét HS có đạt được yêu cầu tối thiểu của mục tiêu dạy học đã đề ra.
• Chức năng 2: Kiểm soát và điều chinh hoạt động dạy học. Đây là một chu
trinh:
- Dạy học rồi kiểm tra, đánh giá nhàm kiểm soát việc dạy học, rồi điều chinh
cài tiến dạy học nhàm phát triển chất lượng dạy học.
- HS: Thông tin đánh giá nhận được (điểm số, nhận xét) từ GV và tự đánh eiá
bản thân và điều chỉnh việc học của mình.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn