Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề án môn học: Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng trong các
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án môn học
Đánh giá thực hiện công việc là
một hoạt động quản lý nhân sự
quan trọng trong các doanh nghiệp
Đề án môn học
Bùi Thị Ngân. Quản trị nhân lực 45
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, mục tiêu và nhiệm vụ của một tổ chức muốn thực
hiện được phải dựa trên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận
nhỏ, thậm chí từng cá nhân trong tổ chức đó. Dó đó, xét trên bình diện vĩ mô,
nhà lãnh đạo muốn đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược của tổ
chức thì trước hết cần phải đánh giá được thành tích công tác của từng cá nhân
trong tổ chức mình. Từ các kết quả đánh giá này, tổ chức có thể xây dựng cho
mình những mục tiêu chiến lược cho kỳ tiếp sau hay mục tiêu trong tương lai.
Là một sinh viên Quản Trị Nhân Lực, sau này sẽ trở thành một nhà Quản
Trị Nhân Lực, đối tượng mà chúng ta hướng đến là con người, quản lý và lập kế
hoạch phát triển con người trong tổ chức. Vậy nhưng, tổ chức lại là một tập hợp
một nhóm người, con người vốn là một thực thể động, mỗi người vốn có đặc
điểm tính cách, lối tư duy, suy nghĩ khác biệt, thậm chí khác nhau cả về trình
độ, kỹ năng, kỹ xảo… Chính vì vậy, mỗi người sẽ có cách thực hiện công việc
khác nhau, dẫn đến hiệu quả công việc cũng không giống nhau. Để nhận biết rõ
ràng sự khác biệt này tổ chức cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá thành
tích nhân viên sao cho công bằng và chính xác. Với tầm quan trọng như vậy của
đánh giá thực hiện công việc nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực
hiện công việc là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng trong các doanh
nghiệp” để hiểu sâu hơn về công tác này cả trên lý thuyết lẫn thực tế. Trong đề
tài này chắc chắn còn có những thiếu xót, rất mong được sự góp ý của cô giáo
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đề án môn học
Bùi Thị Ngân. Quản trị nhân lực 45
PHẦN MỘT
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
I. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1. Định nghĩa
Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) là sự đánh giá có hệ thống và
chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so
sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với
người lao động.
Như vậy, ĐGTHCV là sự đánh giá có tính hệ thống tức là nó được thực hiện
theo một quy trình đánh giá khoa học: việc ĐGTHCV được thực hiện trên cơ sở
hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau, được lặp lại theo chu kỳ. Không chỉ mang tính
hệ thống, ĐGTHCV còn cho ta thấy tính chính thức của nó. Một hệ thống
ĐGTHCV bao giờ cũng có mục đích rõ ràng, kế hoạch được xây dựng chi tiết,
chặt chẽ theo một trình tự đồng bộ và hoàn chỉnh. Nó được thực hiện bằng văn
bản thông qua các phiếu đánh giá, kết quả đánh giá thì được phản hồi lại cho
người lao động và việc đánh giá được tiến hành một cách công khai.
ĐGTHCV phải dựa trên cơ sở so sánh giữa tình hình thực hiện công việc
(THCV) của người lao động với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận
với người lao động. Có nghĩa là trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản lý là xây dựng hệ thống các
tiêu chuẩn này làm sao cho chính xác, phản ánh đẩy đủ mức độ hoàn thành công
việc, phẩm chất và hành vi của người lao động.
2. Nội dung của đánh giá thực hiện công việc
Một hệ thống ĐGTHCV bao gồm ba yếu tố cơ bản sau: các tiêu chuẩn
THCV, đo lường sự THCV và thông tin phản hồi.
Các tiêu chuẩn THCV là một hệ thống các chỉ tiêu để thể hiện các yêu cầu của
việc hoàn thành một công việc cả về mặt số lượng và chất lượng. Các tiêu chuẩn
cần được xây dựng một cách hợp lý và khách quan, tức là phải phản ánh được các
kết quả và hành vi cần có để thực hiện thắng lợi một công việc.
Đề án môn học
Bùi Thị Ngân. Quản trị nhân lực 45
Đo lường sự THCV là việc ấn định một con số hay một thứ hạng để phản
ánh mức độ THCV của người lao động theo các đặc trưng hoặc các khía cạnh
đã được xác định trước của công việc. Công cụ đo lường cần phải được xây
dựng một cách nhất quán, phân chia cấp độ rõ ràng để thuận tiện cho người
đánh giá theo dõi và đánh giá chính xác.
Thông tin phản hồi, đây là sự trao đổi, thảo luận về kết quả ĐGTHCV giữa
người đánh giá và người được đánh giá. Có nghĩa là người đánh giá sẽ cung cấp
cho người được đánh giá về các tiêu thức đánh giá và kết quả đánh giá đối với
cá nhân họ. Người được đánh giá sẽ phản hồi lại với người quản lý về việc họ
có đồng ý với kết quả đó không hay còn có những thắc mắc gì.
Mô hình sau đây sẽ mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá:
Hình I.1: Mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá
và các mục tiêu của ĐGTHCV
(Nguồn: Khoa KTLĐ và DS – ĐHKTQD – giáo trình Quản trị nhân
lực- tr 144- Nhà xuất bản Lao động Xã hội- năm 2004)
Hình này cho thấy các tiêu chuẩn THCV được xây dựng dựa trên đặc thù
công việc, từ đó hình thành tiêu chí đánh giá và cách thức đo lường các tiêu chí
đó. Thực tế THCV của người lao động được đánh giá theo các tiêu chí đã được
xây dựng dựa trên cách thức đo lường sự THCV. Kết quả đánh giá được thông
Thực tế
THCV
Thông tin
phản hồi
ĐGTHCV
Đo lường
sự THCV
Tiêu chuẩn
THCV
Hồ sơ nhân
viên
Quyết định
nhân sự