Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”của Nguyễn Đình Chiểu ở Sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------ -------
VŨ THỊ THU HÀ
DẠY HỌC “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ”
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ở SGK NGỮ VĂN 11
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------ -------
VŨ THỊ THU HÀ
DẠY HỌC “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ”
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ở SGK NGỮ VĂN 11
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY QUÁT
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Huy Quát - Người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH các trường THPT Mai
Sơn, THPT Hoàng Văn Thụ của tỉnh Yên Bái, những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian qua.
Thái Nguyên , ngày 10 tháng 8 năm 2011
Tác giả
Vũ Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Vũ Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục............................................................................................................... i
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt......................................................................................iii
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 9
1.1 Cơ sở lí luận......................................................................................... 9
1.1.1 Thể loại văn tế trong hệ thống thể loại văn học Trung đại Việt Nam...... 9
1.1.2 Đặc trưng của văn tế về mặt nội dung............................................ 15
1.1.3. Đặc trưng của văn tế về mặt hình thức.......................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................. 29
1.2.1. Giáo viên với việc dạy bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.............. 29
1.2.2. Học sinh với việc học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ............... 47
CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
HỌC BÀI “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” THEO ĐẶC
TRƢNG THỂ LOẠI ..................................................................................... 53
2.1. Những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật bài văn tế
của Nguyễn Đình Chiểu. ................................................................................. 53
2.1.1 Bối cảnh thời đại ............................................................................ 53
2.1.2. Về tác gia Nguyễn Đình Chiểu ..................................................... 56
2.2. Xác định nội dung dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ đặc
trưng thể loại của tác phẩm ............................................................................. 59
2.2.1 Giá trị nội dung............................................................................... 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2 Giá trị nghệ thuật............................................................................ 65
2.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo đặc trưng thể loại. .................................................. 68
2.3.1. Khái niệm “hiệu quả” trong dạy học TPVC.................................. 68
2.3.2. Đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể ........................................... 70
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................ 90
3.1 Thiết kế bài dạy: ................................................................................ 90
3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm............................................................... 103
3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm........................ 103
3.2.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng.................. 103
3.2.3. Kết quả thực nghiệm (qua việc kiểm tra, đánh giá bài làm của
HS và những ý kiến nhận xét của GV tham gia thực nghiệm sư phạm): ..... 104
C. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT : Trung học phổ thông
TPVC : Tác phẩm văn chương
Nxb : Nhà xuất bản
GS : Giáo sư
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
PT : phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về phương diện lí luận
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể đã được đặt
ra từ những năm 70 của thế kỉ XX, được nhiều nhà nghiên cứu về phương
pháp dạy học văn và GV văn học coi là một hướng tiếp cận có căn cứ để đạt
hiệu quả trong dạy học văn. Nếu không nắm vững được đặc trưng thi pháp
của các thể loại văn học và lấy nó làm điểm tựa soi sáng cho việc tiếp cận các
tác phẩm thì khó đạt được hiệu quả trong dạy học TPVC. GS.Phan Trọng
Luận đã chỉ ra một thực tế là “Do chưa phân biệt đầy đủ đặc trưng thi pháp
của loại thể nên việc cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường đã có
những hạn chế kéo dài nhiều năm qua chưa được khắc phục. Truyện cổ tích bị
biến thành một truyện ngắn hiện đại, ca dao chuyển thành văn bản thơ ngày
nay. Tác phẩm văn chương trung đại và hiện đại đồng nhất về thi pháp... Có
không ít giờ giảng thơ mà giáo viên lại đi quá sâu vào nhân vật, cốt truyện;
giảng tự sự lại coi nhẹ, bỏ quên cốt truyện, nhân vật, lời kể. Đó là kiểu giải
thích dung tục về sáng tạo nghệ thuật, …”[20].
Thi pháp của một số thể loại văn học, đặc biệt là các thể loại văn học
trung đại như: hát nói, phú, văn tế, cáo, chiếu,…còn gây nhiều khó khăn, lúng
túng trong giảng dạy và học tập; mặc dù những năm gần đây, việc hình thành
và rèn luyện năng lực đọc hiểu tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại đã được
chú ý. Song đi vào tìm hiểu các tác phẩm cụ thể lại đòi hỏi có sự vận dụng
sáng tạo để đạt hiệu quả mong muốn. Riêng thể loại văn tế thì việc tiếp cận nó
theo đặc trưng thể loại như thế nào vẫn chưa được bàn đến đầy đủ về mặt lý
thuyết. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Dạy học “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc”của Nguyễn Đình Chiểu ở Sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo
đặc trƣng thể loại” với mong muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ bé vào việc
nâng cao hiệu quả dạy học bài văn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
1.2. Về phương diện thực tiễn.
Văn tế là một thể văn cổ, giàu sắc thái trữ tình và tính nhân văn sâu sắc.
Nhiều bài văn tế thể hiện các cung bậc tình cảm sâu sắc của những tâm hồn
lớn, gây xúc động mãnh liệt trong lòng người đọc và trở thành những tác phẩm
văn học có giá trị như: Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du), Văn tế chị
(Nguyễn Hữu Chỉnh), Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái), Văn tế Phan
Châu Trinh (Phan Bội Châu),…Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn
Đình Chiểu là một tác phẩm văn học độc đáo, tiêu biểu cho thể loại văn tế
trong văn học trung đại Việt Nam. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng
định tác phẩm này là “Một trong những bài văn hay nhất của văn học Việt
Nam”. Phạm Văn Đồng trong bài “Nguyễn Đình Chiểu- Ngôi sao sáng trong
nền văn nghệ dân tộc” từng đặt bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ngang hàng
với “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, bởi một bên là bài ca về người anh
hùng chiến thắng, một bên là bài ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên
ngang. Với nội dung trữ tình, ý nghĩa thời đại và sắc thái nhân văn, tác phẩm
này đã được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 11 nhiều năm nay.
Việc giảng dạy và học tập bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” vẫn còn gặp
nhiều khó khăn và hạn chế nhất định đối với GV và HS, nhất là đối với HS
dân tộc, miền núi. Bởi đây là một văn bản dài và khó, được kết cấu theo kiểu
biền văn, với thể phú luật Đường có nhiều từ Hán Việt và điển cố văn học.
Mặc dù SGK đã chú thích khá đầy đủ nhưng vẫn có những câu văn khó hiểu
đối với cả người dạy và người học. Về phía GV, nhiều người lúng túng về
việc tiếp cận sao cho đúng đắn nhất bài văn tế tiêu biểu này và chưa biết cách
khai thác các yếu tố thi pháp thể loại của tác phẩm. Từ đó, dẫn đến việc giảng
dạy chưa hay, chưa đạt hiệu quả, khiến phần lớn HS không có hứng thú tiếp
nhận tác phẩm. Về phía HS, đa số các em không thích học văn, lại càng
không thích một tác phẩm cổ có nhiều từ ngữ khó hiểu, nhiều điển tích, điển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
cố. Đã từng xuất hiện “bài văn lạ” nói về bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là
“cứng nhắc, khó hiểu”, khó có thể làm rung động học sinh vì “em đọc xong
mà không hề có một chút xúc động hay thương xót” (Nguyễn Phi ThanhTHPT Việt Đức- Hà Nội, năm học 2005- 2006). Thực trạng ấy càng thôi thúc
chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thể loại văn tế
Cuốn sách đầu tiên viết về văn tế phải kể đến “Văn tế cổ và kim”
( 1960). Đây là một cuốn sách có giá trị, nhưng rất tiếc là trong quá trình thu
thập tài liệu, chúng tôi không có được văn bản gốc.
Các công trình nghiên cứu như:“Việt Nam văn học sử yếu”(Dương
Quảng Hàm), “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX (
Nguyễn Lộc), “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam” (Trần Đình
Sử ) tuy mới chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát nhưng đã đưa ra những nhận
xét, đánh giá có tính định hướng quan trọng trong việc tìm hiểu một cách toàn
diện và hệ thống thể loại văn tế. Đặc biệt, Dương Quảng Hàm trong cuốn
“Việt Nam văn học sử yếu” đã tìm hiểu hình thức của thể loại văn tế ở cách
đặt câu, gieo vần, bố cục, xác định yêu cầu về nội dung và hình thức nghệ
thuật của văn tế. Cuốn “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của
Trần Đình Sử cũng tìm hiểu hình thức thể loại của văn tế ở các mặt như: bố
cục, ngôn ngữ nhưng chưa đi sâu vào những chi tiết, cụ thể tiêu biểu. Đây là
những tài liệu tham khảo vô cùng quý giá đối với đề tài của chúng tôi.
2.2. Vấn đề giảng dạy TPVC theo loại thể đã có một số công trình
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, vấn đề dạy học TPVC theo thể loại đã
được bàn đến trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”
do Trần Thanh Đạm, Huỳnh lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
biên soạn, NXB GD, 1971. Công trình đề cập đến một số đặc trưng loại thể,
thể loại và phương pháp giảng dạy các thể loại thơ, truyện, văn nghị luận, kí,
kịch và những thể biền văn như: phú, cáo, văn tế,…Đây là công trình đầu tiên
nghiên cứu sâu về vấn đề dạy học TPVC theo loại thể, có đóng góp quan
trọng đối với bộ môn phương pháp dạy học văn nói chung và phương pháp
dạy học TPVC theo đặc trưng thể loại nói riêng. Cuốn sách đã trở thành tài
liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học TPVC
sau này, là nguồn tư liệu quan trọng cho GV dạy văn ở nhà trường phổ thông.
Cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)” của
tác giả Nguyễn Viết Chữ, NXB ĐHSP, 2004 đã có những đóng góp nhất định
về mặt lí luận dạy học TPVC theo đặc trưng thể loại. Tác giả đề cập những
vấn đề chung liên quan đến phương pháp dạy học TPVC, đi sâu nghiên cứu
phương pháp và biện pháp dạy học TPVC theo loại thể. Cuốn sách đã hệ
thống lại cách nhìn môn văn, các phương pháp, biện pháp dạy học văn.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết về vấn đề giảng dạy TPVC theo loại
thể được đăng trên các báo: Giáo dục thời đại, Nghiên cứu văn học, Tạp chí
văn học,…Bài viết của tác giả Phạm Thị Thu Hương có nhan đề “Thi pháp
học thể loại và việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông” đã
khẳng định :“Vận dụng thi pháp như một “chìa khóa” mở cánh cửa văn
chương, đặc biệt là văn học trong nhà trường”[13].
Như vậy, vấn đề giảng dạy TPVC theo loại thể và thể loại ngày càng có
sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Những tài liệu trên là cơ sở
quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu này
2.3. Về dạy học thể loại văn tế và bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu, cũng có các công trình sau đây bàn đến
- SGV ngữ văn 11, tập I (bộ chuẩn) do GS Phan Trọng Luận tổng chủ
biên[19] trong đó có bài đề cập đến việc dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,
đồng thời hướng dẫn GV cách thức tổ chức HS chiếm lĩnh văn bản tác phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
- SGV ngữ văn 11 , tập I (bộ nâng cao) do GS Trần Đình Sử tổng chủ
biên [30] cũng có phần hướng dẫn GV tổ chức HS chiếm lĩnh văn bản “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Thiết kế dạy học ngữ văn lớp 11 ( Nâng cao ) của tác giả Hoàng Hữu
Bội [2] có viết khá chi tiết về dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo
đặc trưng thể loại.
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Mai Hương [12] với đề tài “Con
đường hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật của tác
phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”(Nguyễn Đình Chiểu) để nâng cao hiệu
quả dạy và học” đã đưa ra một số phương pháp, biện pháp giúp HS chiếm
lĩnh chiều sâu nghệ thuật của tác phẩm như: phương pháp đọc, phương pháp
đặt câu hỏi, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh,…
Ngoài ra, còn có:
- Thiết kế bài giảng ngữ văn 11 do Nguyễn Văn Đường chủ biên [5]
- Kỹ năng đọc hiểu văn bản ngữ văn 11 do Nguyễn Kim Phong chủ
biên [25]
- Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11 tập I do Nguyễn Hải Châu chủ biên [3]
- Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 (nâng cao) do GS Nguyễn
Đăng Mạnh chủ biên [24 ]
- Phân tích tác phẩm ngữ văn 11 do Trần Nho Thìn chủ biên [33]
Các cuốn sách nêu trên đã có những đóng góp đáng kể về mặt lí thuyết
và cách thức tiến hành dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở SGK Ngữ
Văn 11 theo đặc trưng thể loại. Đó cũng là những căn cứ khoa học để chúng
tôi tham khảo khi tiến hành luận văn này.