Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng
PREMIUM
Số trang
170
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1810

Dạy học lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THỊ MINH

DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THỊ MINH

DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ HỒNG THÁI

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết

quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được sử dụng trong

công trình nghiên cứu nào.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả

Hồ Thị Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Hồng Thái đã tận tình hướng

dẫn và giúp đỡ Tôi thực hiện thành công đề tài luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Lịch sử, Phòng sau đại học

- Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ Tôi trong quá

trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý di tích lịch sử Bạch Đằng giang, Ban

quản lý di tích lịch sử Bến Nghiêng K15, trường THPT Mạc Đĩnh Chi, trường THPT

Lê Chân…đã nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm

luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Tổ Chuyên môn, các Thầy Cô và

đồng nghiệp trường THPT đã giúp đỡ, động viên Tôi trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu luận văn.

Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp

đỡ, động viên Tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn .

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả

Hồ Thị Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN.............. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vii

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 4

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................. 4

5. Giả thuyết khoa học. ...................................................................................... 5

6. Đóng góp mới của đề tài................................................................................ 5

7. Cấu trúc đề tài................................................................................................ 6

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................................ 7

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.................................................... 7

1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .................................................. 12

1.3. Những vấn đề luận văn được kế thừa và cần tiếp tục giải quyết............. 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA

PHƯƠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG THPT

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG......................................................................... 26

2.1. Cơ sở sở lí luận của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông

trung học theo hướng tiếp cận năng lực........................................................... 26

2.1.1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. ....................................... 26

2.1.2. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh các trường THPT thành phố Hải

Phòng khi học tập lịch sử địa phương ............................................................. 33

2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học Lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận

năng lực ở trường phổ thông............................................................................ 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học Lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận năng

lực ở trường THPT thành phố Hải Phòng........................................................ 38

2.2.1. Thực trạng dạy học LSĐP theo hướng tiếp cận năng lực ở trường THPT

thành phố Hải Phòng........................................................................................ 38

2.2.2. Khai thác tài liệu Lịch sử địa phương Hải Phòng trong dạy học lịch sử

theo định hướng tiếp cận năng lực................................................................... 59

Chương 3: HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA

PHƯƠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - THỰC NGHIỆM SƯ

PHẠM ............................................................................................................. 66

3.1. Những nguyên tắc sư phạm khi xác định các hình thức và biện pháp dạy

học LSĐP theo hướng tiếp cận năng lực. ........................................................ 66

3.1.1. Lựa chọn biện pháp phải đáp ứng mục tiêu giáo dục bộ môn về giáo

dưỡng, giáo dục và phát triển .......................................................................... 66

3.1.2. Lựa chọn biện pháp phải đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy nhận

thức của học sinh ............................................................................................. 67

3.1.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phù hợp với thực tiễn.................... 67

3.1.4. Lựa chọn biện pháp phải thể hiện nguyên tắc liên môn. ....................... 69

3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT

thành phố Hải Phòng........................................................................................ 71

3.2.1. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học bài lịch sử địa phương ở trên lớp 71

3.2.2. Tổ chức dạy học lịch sử địa phương ngoài lớp học............................... 72

3.2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương................................ 75

3.3. Biện pháp dạy học lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận năng lực ở

trường THPT thành phố Hải Phòng................................................................. 78

3.3.1. Khai thác tối ưu những lợi thế của phương pháp dạy học truyền

thống. ............................................................................................................... 78

3.3.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học hiện đại. ............................ 80

3.3.3. Sử dụng đa phương tiện trong dạy học lịch sử địa phương................... 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.3.4. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương.................... 86

3.3.5. Tích hợp liên môn theo định hướng giáo dục STEAM. ........................ 89

3.4. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 92

3.4.1. Mục đích tiến hành TNSP...................................................................... 92

3.4.2. Đối tượng và địa bàn tiến hành TNSP................................................... 93

3.4.3. Nội dung và phương pháp tiến hành TNSP........................................... 93

KẾT LUẬN................................................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 105

PHẦN PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ

01 DHDA Dạy học dự án

02 ĐC Đối chứng

03 GV Giáo viên

04 HS Học sinh

05 HĐTN Hoạt động trải nghiệm

06 LSDT Lịch sử dân tộc

07 LSVN Lịch sử Việt Nam

08 LSĐP Lịch sử địa phương

09 NXB Nhà xuất bản

10 SGK Sách giáo khoa

11 THCS Trung học cơ sở

12 THPT Trung học phổ thông

13 TN Thực nghiệm

14 TNSP Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng so sánh giữa phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

người học và phương pháp dạy học truyền thống..................................... 31

Bảng 2.2. Số lượng đơn vị và giáo viên tham gia khảo sát ........................................ 42

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về mức độ cần thiết của dạy học

LSĐP ......................................................................................................... 43

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về mục đích của giáo viên khi tiến

hành dạy học LSĐP................................................................................... 43

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát những khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy

học LSĐP ở trường THPT hiện nay.......................................................... 44

Bảng 2.6. Thống kê nguồn tài liệu GV sử dụng để dạy học LSĐP thành phố Hải

Phòng......................................................................................................... 45

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát hiểu biết của giáo viên về dạy học tiếp cận năng lực

ở trường THPT .......................................................................................... 45

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các hình thức dạy học LSĐP của giáo

viên ở trường THPT ................................................................................. 46

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát các phương pháp dạy học LSĐP của giáo viên ở

trường THPT ............................................................................................. 47

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của dạy học LSĐP thành phố Hải

Phòng theo hướng phát triển năng lực ...................................................... 48

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên có cần đưa kiến thức lịch sử địa

phương vào nội dung kiểm tra, đánh giá................................................... 49

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về việc tìm hiểu hoặc đã áp dụng

dạy học STEAM vào dạy học LSĐP......................................................... 50

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát nhận thức của HS về tầm quan trọng của việc học

LSĐP ......................................................................................................... 51

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát ý kiến của HS về mức độ yêu thích học LSĐP ........... 52

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát ý kiến của HS về nội dung được học trong giờ LSĐP ...... 52

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát ý kiến của HS về đơn vị kiến thức được học trong

giờ LSĐP................................................................................................... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát ý kiến của HS về địa điểm được học LSĐP................ 53

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát cảm nhận của HS trong giờ học LSĐP......................... 54

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát những phương pháp học tập của HS trong giờ học

LSĐP ......................................................................................................... 54

Bảng 2.20: Kết quả khảo sát hình thức học tập của HS trong giờ học LSĐP ............ 55

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát hình thức học tập của HS trong giờ học LSĐP ............ 56

Bảng 2.22. Hệ thống nội dung LSĐP thành phố Hải Phòng tương ứng với LSDT......... 60

Bảng 2.23. Hệ thống nội dung LSĐP thành phố Hải Phòng ở cấp THCS và THPT

................................................................................................................... 62

Bảng 2.24: Những di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở thành phố Hải Phòng trong

dạy học Lịch sử địa phương ...................................................................... 63

Bảng 3.1: Bảng kế hoạch và phân công nhiệm vụ công việc cho các thành viên

của nhóm“Tìm hiểu hát Đúm ở xã Lập Lễ”.............................................. 83

Bảng 3.2: Kết quả chấm bài kiểm tra ......................................................................... 95

Bảng 3.3: Kết quả thực nghiệp lớp thực nghiệm và đối chứng (lớp 12).................... 95

Bảng 3.4: Kết quả chấm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng ........................ 98

Bảng 3.5: Kết quả thực nghiệm lớp thực nghiệm và đối chứng (lớp 10)................... 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, ngày 4 tháng

11 năm 2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh vấn đề căn cốt của đổi mới giáo dục là “chuyển

mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng

lực và phẩm chất người học”. Theo đó, phương pháp dạy học phải thay đổi căn bản

theo hướng: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người

học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách

học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri

thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình

thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Do đó, giáo

dục phổ thông cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện, trong đó, đổi mới nội dung và

phương pháp dạy học là yêu cầu cấp thiết.

1.2. Dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay theo hướng tiếp cận năng lực

không dừng ở việc trang bị kiến thức cho HS mà đặt trọng tâm rèn luyện năng lực giải

quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt

động thực hành, thực tiễn. Phương pháp dạy học này được thực hiện thông qua việc tổ

chức các hoạt động dạy học đa dạng, tăng cường phần thực hành cả về thời lượng lẫn

các hình thức tổ chức; đa dạng hoá các loại hình thực hành để HS được hoạt động trải

nghiệm thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như: hoạt động nhóm/cá nhân tự học,

học trên lớp/ ở bảo tàng, đi thực địa, học qua dự án, di sản,... nhằm mục tiêu phát triển

năng lực sử học cho học sinh. Đồng thời, chương trình Lịch sử cấp THPT mang tính

thiết thực và phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và thực tiễn giáo dục ở

các vùng miền trong cả nước; hướng học sinh tới nhận thức đúng về những giá trị

truyền thống của dân tộc, giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất, năng

lực toàn diện trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Sự bùng nổ thông tin trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt ảnh hưởng của cuộc

cách mạng 4.0 đã làm cho kiến thức của nhân loại tăng lên vô cùng nhanh chóng với

khối lượng khổng lồ. Để người học lĩnh hội một cách chủ động, linh hoạt và chọn lọc

khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại, với các nhà giáo dục không gì khác hơn là

thay đổi phương pháp dạy học. Đây cũng là biện pháp ưu tiên hàng đầu, là con đường

duy nhất đúng cho sự chuyển đổi mục tiêu giáo dục từ trang bị nội dung kiến thức sang

phát hiện, phát triển năng lực tư duy của người học. Do đó, vị thế, nội dung, chương

trình, phương pháp dạy học môn Lịch sử đang đặt ra không ít vấn đề cả về lý luận và

thực tiễn. Thực tế đó đặt ra yêu cầu tìm kiếm những con đường, những biện pháp nhằm

nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông, khắc phục những hạn chế

làm suy giảm chất lượng bộ môn.

1.3. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và đặc biệt là chương

trình giáo dục phổ thông mới (2018) có đề cập đến một nội dung quan trọng là chương

trình giáo dục địa phương. Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

hết sức to lớn, là cơ sở để gắn kết học sinh từ kiến thức lý thuyết đến với thực tế địa

phương nơi các em đang sinh sống và học tập. Qua đó giúp học sinh có những hiểu biết

sâu sắc hơn về lịch sử hình thành và phát triển, những truyền thống tốt đẹp của quê

hương từ đó củng cố thêm niềm tin, ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mình góp

phần xây dựng quê hương, đất nước. Dạy học lịch sử địa phương còn góp phần hình

thành ở học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc

sống.

1.4. Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy học chương trình lịch sử địa phương ở

các trường trung học phổ thông trong cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng

nói riêng đang có nhiều bất cập. Nguyên nhân dẫn đến sự bất cập là do kiến thức

lịch sử địa phương đang sử dụng theo phương pháp truyền thống nặng về tri thức

và hoạt động dạy học diễn ra chủ yếu ở trong lớp học. Vì vậy, nội dung dạy học khô

khan, gò ép chưa có liên hệ thực tiễn một cách sâu sắc. Học sinh chưa có điều kiện

tham quan học tập, tìm hiểu thực tế hoặc kiến tạo tri thức cho bản thân bằng chính

hoạt động của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP góp phần nâng cao chất lượng bộ môn

lịch sử ở trường phổ thông. Dạy học LSĐP có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc thực

hiện mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh. Các hình thức, phương

pháp tiến hành cũng rất phong phú và đa dạng. Ở nhiều địa phương là những thành phố

lớn có nhiều thuận lợi trong dạy học LSĐP nên việc tiến hành bài học LSĐP đạt được

hiệu quả nhất định. Song, ở nhiều nơi khác, đặc biệt những vùng nông thôn, miền núi…

công tác dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị xem nhẹ, bỏ qua. Những giờ

LSĐP bị biến thành bài ôn tập, dạy lịch sử dân tộc hoặc làm bài kiểm tra... Các bài học

LSĐP được dạy học một cách nghèo nàn hay nặng nề về nội dung, nhàm chán, khô

khan về hình thức đã khiến học sinh không hứng thú và không đạt được hiệu quả cao

trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Một số giờ học về lịch sử địa phương còn

mang tính chiếu lệ, nghèo nàn về nội dung, hạn chế về phương pháp và hình thức tổ

chức dạy học, chưa kích thích được hứng thú học tập ở học sinh. Nội dung, phương

pháp và hình thức tổ chức dạy học còn gò bó, chưa mở rộng môi trường học tập, chưa

phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Dạy học lịch sử địa phương

theo hướng tiếp cận năng lực ở trường THPT thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận

văn Thạc sĩ của mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương

ở Hải Phòng đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy học lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận năng lực cho học

sinh ở trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi đối tượng: phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử địa

phương ở trường THPT.

Phạm vi nội dung: là vấn đề đổi mới dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT

thành phố Hải Phòng về: Mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp

dạy học.

Phạm vi không gian: về địa bàn khảo sát, thực địa ở một số trường THPT thành

phố Hải Phòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn dạy học lịch sử địa phương ở Hải Phòng,

đề tài tập trung đề xuất các biện pháp dạy học lịch sử địa phương ở các trường THPT

thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu

giáo dục phổ thông mới hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận về đổi mới dạy học, đổi mới dạy học bộ môn lịch sử nói

chung và lịch sử địa phương nói riêng theo hướng tiếp cận năng lực.

- Khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng việc dạy-học lịch sử địa phương ở một

số địa phương trong nước và trong nhà trường THPT thành phố Hải Phòng hiện nay,

làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.

- Xác định những tài liệu lịch sử địa phương tại thành phố Hải Phòng có thể áp

dụng trong dạy học lịch sử theo hướng tiếp cận năng lực.

- Tìm hiểu chương trình, nội dung sách giáo khoa lịch sử ở phổ thông; phân phối

chương trình lịch sử địa phương ở một số địa phương trong nước và ở trường THPT

thành phố Hải Phòng. Qua đó đề xuất các hình thức và biện pháp dạy học lịch sử địa

phương theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh trung học ở Hải Phòng.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp sư phạm đề

xuất trong luận văn, rút ra kết luận, kiến nghị.

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về

giáo dục nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng trong các trường THPT.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

- Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử, các văn

bản của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, các công văn hướng dẫn và tài liệu tập huấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

của Bộ GD&ĐT về đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông có liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Lịch sử THPT, tài liệu về LSĐP thành

phố Hải Phòng, các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) môn Lịch sử.

- Xác định thời lượng dành cho LSĐP ở trường THPT; xác định mục tiêu,

nghiên cứu tư liệu, xây dựng nội dung dạy học LSĐP, từ đó khái quát cơ sở thực hiện

đề tài thông qua đề xuất hình thức, biện pháp sư phạm nhằm đổi mới dạy học LSĐP ở

trường THPT thành phố Hải Phòng.

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Khảo sát thực trạng dạy học lịch sử theo hướng tiếp cận năng lực để tổng quan

cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học lịch sử địa phương thành phố Hải Phòng góp phần

nâng cao chất lượng bộ môn.

+ Điều tra cơ bản, thống kê và xử lí số liệu: Tiến hành trao đổi, phỏng vấn để

thu thập ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn trong dạy học

LSĐP theo hướng tiếp cận năng lực thông qua sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực

tiếp đối tượng liên quan đề tài là giáo viên lịch sử, học sinh tại một số trường trên địa

bàn thành phố Hải Phòng .

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Kiểm chứng các biện pháp sư phạm

được đề xuất. Dạy thực nghiệm bài học (chủ đề) được thiết kế theo biện pháp đã đề

xuất (về qui trình thiết kế bài dạy và các hoạt động học) và đối chiếu kết quả với lớp

đối chứng. Từ đó đánh giá hiệu quả của biện pháp, đưa ra các đánh giá, điều chỉnh và

có thể đưa ra các hướng dẫn hoặc kiến nghị.

5. Giả thuyết khoa học.

Khi vận dụng các biện pháp đổi mới dạy học LSĐP ở trường THPT thành phố

Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực một cách hệ thống, đồng bộ sẽ từng bước giải

quyết những bất cập, hạn chế trong dạy học LSĐP ở trường THPT thành phố Hải Phòng

nói riêng; góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường THPT thành phố Hải

Phòng nói chung.

6. Đóng góp mới của đề tài

* Về lí luận:

Thông qua quá trình tổng hợp, nghiên cứu, thực nghiệm, đề tài góp phần làm phong

phú hơn lí luận và phương pháp dạy học tiếp cận năng lực người học nói chung và phương

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!