Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1778

Dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ BẢO YẾN

DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ

HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ BẢO YẾN

DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ

HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hồng Thái

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan mọi kết quả của đề tài “Dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam

theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long

tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố

trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các số liệu, dữ liệu

sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và công bố đúng quy định.

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 11 năm 2019

Người cam đoan

Vũ Thị Bảo Yến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều

kiện tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ từ phía quý phòng, ban thuộc trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên. Trân trọng cảm ơn công lao của quý thầy, cô đã trang bị cho tôi

những kiến thức trong suốt khóa học; đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đỗ

Hồng Thái đã có định hướng, gợi mở phương pháp giải quyết vấn đề… phù hợp, cần

thiết giúp tôi hoàn thành tốt kết quả nghiên cứu của mình.

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Lãnh đạo các trường THPT trên địa

bàn thành phố Hạ Long, các đồng nghiệp nói chung và các giáo viên bộ môn Lịch sử

nói riêng; bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung học

tập, thực hiện nghiên cứu của mình.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã giúp đỡ, động viên cả

về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài.

Trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Thị Bảo Yến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .......................................................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................4

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................5

5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................6

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LỊCH

SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH....................................7

1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng

lực ............................................................................................................7

1.1.1. Năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học

sinh THPT ...............................................................................................7

1.1.2. Dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại ở trường THPT theo định

hướng phát triển năng lực......................................................................17

1.1.3. Đề xuất quy trình của việc dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam

theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh...................................................26

1.1.4. Cấu trúc và đặc điểm của học phần Lịch sử Việt Nam cổ trung đại

trong chương trình Lịch sử lớp 10.........................................................32

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại ở

trường THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................33

1.2.1. Khái quát chung về các trường Trung học phổ thông trên địa bàn

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh...................................................33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.2.2. Thực trạng việc dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo định

hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố

Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh....................................................................37

Kết luận chương 1..............................................................................................47

Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ

TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH ..48

2.1.1. Những yêu cầu khi lựa chọn phương pháp phát triển năng lực cho

học sinh trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ........................48

2.1.2. Các phương pháp dạy học phát triển năng lực khi dạy học phần Lịch

sử cổ trung đại Việt Nam ......................................................................50

2.2. Thực nghiệm sư phạm trong dạy học Lịch sử Việt Nam cổ trung đại

theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố

Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.....................................................................61

2.2.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................61

2.2.2. Giả thuyết thực nghiệm .........................................................................61

2.2.3. Thời gian, đối tượng thực nghiệm.........................................................62

2.2.4. Phương pháp thực nghiệm.....................................................................62

2.2.5. Quy trình thực nghiệm ..........................................................................63

2.2.6. Nội dung thực nghiệm...........................................................................64

2.2.7. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm ..............................................65

2.2.8. Kết luận thực nghiệm sư phạm..............................................................68

Kết luận chương 2..............................................................................................70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................72

1. Kết luận..........................................................................................................72

2. Khuyến nghị...................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................74

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1. GV : Giáo viên

2. HS : Học sinh

3. PPDH : Phương pháp dạy học

4. THPT : Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực .......................... 12

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát tác dụng của việc áp dụng dạy học theo Phương

pháp định hướng phát triển năng lực ...................................................... 41

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát ý kiến về hiệu quả của việc áp dụng các phương

pháp dạy học phát triển năng lực ............................................................ 42

Bảng 3.1. Số lượng học sinh đạt học lực Giỏi, Khá năm học 2018 - 2019 của

lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .......................................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra theo khoảng điểm của hai

nhóm đối chứng và thực nghiệm .......................................................... 66

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh................... 32

Sơ đồ 1.2. Quy trình thực hiện bài giảng theo định hướng phát triển năng lực

khi dạy học phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Lịch sử 10 .............. 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển

phẩm chất và năng lực của người học. Theo đó, việc tạo môi trường học tập và rèn

luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, học tập tích cực, tự giác,

biết cách học tập suốt đời, hình thành những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết

để trở thành người công dân có trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và

yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng

4.0 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực hiện mục tiêu đó, chương trình môn Lịch sử

ở cấp trung học phổ thông (THPT) hướng tới giúp học sinh phát triển năng lực tìm tòi,

khám phá, nhận thức và tư duy lịch sử; năng lực vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn.

Trên nền tảng tri thức khoa học lịch sử, giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu

nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, hình

thành phẩm chất công dân Việt Nam, đủ năng lực hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa

hiện nay.

Chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường THPT

thông tỉnh Quảng Ninh đặc biệt trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có những hoạt động

chuyên môn tích cực để tiếp cận tinh thần đổi mới giáo dục. Trong dạy học Lịch sử,

các phương pháp dạy học tích cực được triển khai rộng rãi và bước đầu có những kết

quả khả quan. Tuy nhiên, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang còn

nhiều bất cập từ nhận thức đến phương pháp triển khai ở trường phổ thông. Thực tiễn

tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, chúng tôi nhận thấy rằng,

cần phải tập trung vào vấn đề khơi dậy hứng thú, say mê, học tập tự giác, tích cực cho

học sinh, từng bước loại bỏ quan niệm cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu

tượng, khó dạy, khó học, khó ứng dụng các phương pháp dạy học. Đây là mấu chốt có

tính đột phá của vấn đề đổi mới, bởi nó chi phối việc lựa chọn nội dung, phương pháp

và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy

học lịch sử ở trường THPT.

Mỗi một phương pháp dạy học đều có đặc trưng và ưu thế riêng. Việc vận dụng

phương pháp dạy học mang lại hiệu quả như thế nào tùy thuộc vào kĩ năng sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phương pháp và quá trình tổ chức dạy học, nội dung kiến thức của môn học đó quyết

định.

Đối với việc dạy học Lịch sử ở trường THPT, mỗi bài học có thể sử dụng nhiều

phương pháp dạy học khác nhau, trong đó có những phương pháp giữ vai trò chủ đạo. Với

kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực

cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và dạy học phần Lịch

sử Việt Nam cổ trung đại Lịch sử lớp 10 nói riêng chỉ đem lại hiệu quả cao khi công tác

chuẩn bị cho bài học được tiến hành cẩn trọng, chu đáo.

Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đổi

mới toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, nâng cao chất lượng dạy và

học môn Lịch sử nói riêng, tôi đã chọn đề tài “Dạy học lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo

định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông thành phố Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình thạc sĩ khoa học giáo dục của

mình. Theo tôi, việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết, vừa mang ý nghĩa khoa

học, vừa có giá trị thực tiễn lâu dài, nhất là trong năm 2019, năm bản lề của ngành

giáo dục đào tạo với nhiều chương trình, kế hoạch nhằm chuẩn bị triển khai chương

trình giáo dục phổ thông mới.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài

Trên thế giới, phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng

lực vẫn còn là một nội dung khá mới mẻ đối với nền giáo dục của nhiều nước. Do vậy, khi

tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia khác về vấn đề này, tác giả gặp một số khó khăn

khi tiếp cận nguồn tài liệu. Hiện tại, trên thế giới, mới chỉ có một số ít quốc gia có những

công trình nghiên cứu và đã áp dụng phương pháp giáo dục này vào thực tế, đó là New

Zealand, Canada, Úc... Do vậy, trong quá trình tìm hiểu trước khi phát triển để tài, tác giả

mới được tiếp cận một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về Phương pháp giáo dục

theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể là các tài liệu sau:

1. Capacity Building for School Improvement: A Case Study of a New Zealand

Primary School (tạm dịch Phát triển năng lực cho sự cải thiện của trường học: Bài học

kinh nghiệm ở một trường cấp 1 tại New Zealand), tác giả Patricia Stringer, công bố vào

tháng 11 năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2. Teacher Capacity Building and Effective Leaching and Learning: A seamless

connection (tạm dịch là Phát triển năng lực giáo viên và Phương pháp dạy và học hiệu

quả: một mối liên hệ liền mạch), của GS. TS. Benedicta Egbo thuộc Đại học Windso,

Canada, công bố tháng 9 năm 2011.

3. Capacity Development Plan for Teacher educators: Strengthening pre-service

teacher education in Myanmar (STEM) (tạm dịch là Kế hoạch Định hướng phát triển

năng lực cho Giáo dục bậc sư phạm: Tăng cường giáo dục giáo dục trên giảng đường

bậc sư phạm tại Myanmar), tài liệu thuộc dự án STEM được triển khai tại Myanmar

bởi UNESCO, được tài trợ bởi Chính phủ Úc, công bố vào tháng 08 năm 2016.

4. The Idea of Quality: Voicing the Educational, (tạm dịch là Ý tưởng về chất

lượng: Tiếng nói của nền giáo dục), của Ronald Barnett, xuất bản năm 1992.

2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về dạy học theo định

hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT. Khi nghiên cứu đề tài “Dạy học lịch sử

cổ trung đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học phổ thông

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, tác giả đã được tiếp cận các công trình nghiên

cứu, các tài liệu sau:

Năm 2005, trong tài liệu tập huấn “Phát triển năng lực thông qua phương pháp

và phương tiện dạy học mới” thuộc dự án phát triển giáo dục THPT ở Hà Nội, GS.

Bernd Meier và TS. Nguyễn Văn Cường đã trình bày chi tiết những nội dung cơ bản

về phát triển năng lực gồm 4 phần chính:

- Phần 1: Một số cơ sở của dạy và học trong xã hội tri thức.

- Phần 2: Dạy và học với phương pháp dạy học mới.

- Phần 3: Dạy và học với phương tiện dạy học mới.

- Phần 4: Chất lượng dạy học và chuẩn giáo dục.

Đặc biệt, ngày 4-11-2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị

quyết Hội nghị Trung ương 8, Ban chấp hành trung ương khóa XI số 29-NQ/TW về

đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và

giải pháp theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!